Công tác tuyển chọn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại các khách sạn từ 3 đến 4 sao trên địa bàn Tỉnh Hải Dương (Nghiên cứu trường hợp điển hình khách sạn Nam Cường Hải Dương (Trang 71)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Công tác tuyển chọn nhân lực

Nguồn lao động mà khách sạn tuyển chọn bao gồm các nguồn chính sau: Công tác tuyển chọn dựa vào nguồn tuyển mộ qua họ hàng, bạn bè, các nhân viên làm việc trong các nhà hàng trong Tỉnh đã có kinh nghiệm làm việc. Các nhân viên đƣợc tuyển mộ có ƣu điểm đó là biết đƣợc trƣớc về tình trạng của khách sạn và biết đƣợc công việc mà mình sẽ thực hiện nên tạo điều kiện cho họ khi mới bƣớc vào làm việc, tránh bỡ ngỡ với công việc.

Việc tuyển chọn theo phƣơng pháp này có một lợi thế là không tốn kém trong việc tuyển nhân viên, các nhân viên mới vào đã hiểu đôi chút về công việc mà mình sẽ làm và hoạt động của khách sạn nơi mình làm việc. Nhƣng phƣơng pháp tuyển chọn này cũng gặp không ít khó khăn đó là việc tuyển chọn nhân viên dựa qua mối quan hệ sẽ không xác định đƣợc chính xác khả năng mà ngƣời lao động sẽ đƣợc nhận và không sắp xếp đúng vị trí mà nhân viên đáng lẽ không phù hợp. Tuyển mộ theo hình thức này dễ dẫn đến hiện tƣợng chủ quan thiên vị, lạm dụng chức quyền.

Bảng 2.8. Số lƣợng nhân viên đƣợc tuyển thông quan nguồn quen biết

STT Các bộ phận Năm 2010 Năm 1011 Năm 2012

1 Kho 1 0 0 2 Kinh doanh 1 1 0 3 Hành chính nhân sự 1 1 1 4 Bảo vệ 3 2 4 5 Câu lạc bộ 3 5 2 6 Nhà hàng 3 4 2 7 Tiền sảnh 5 3 2 8 Kỹ thuật 1 1 1 9 Giặt là 3 4 2 10 Tổ vệ sinh 2 3 4

Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự khách sạn Nam Cường Hải Dương

Tuyển trực tiếp bao gồm sinh viên tốt nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp

Đối với mỗi bộ phận thì có các phƣơng pháp tuyển chọn khác nhau: Với bộ phận lễ tân thì phƣơng pháp tuyển chọn tƣơng đối chính xác vì việc chọn nhân viên lễ tân đòi hỏi phải đủ tiêu chuẩn bởi đây là bộ mặt của khách sạn thay mặt khách sạn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Lao động ở bộ phận lễ tân đƣợc tuyển chọn thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp của trƣởng phòng tổ chức sau khi xét hồ sơ. Đây là một phƣơng pháp hiện đại và khá hiệu quả, đƣợc nhiều công ty và doanh nghiệp áp dụng. Nhƣng kết quả đôi khi phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của ngƣời phỏng vấn.

Bảng 2.9. Số lƣợng nhân viên lễ tân đƣợc tuyển chọn trực tiếp

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số lƣợng Trình độ Số lƣợng Trình độ Số lƣợng Trình độ

1 Đại học 2 Đại học 3 Đại học

2 Cao đẳng 2 Cao đẳng

Đối với các bộ phận khác thì khách sạn chỉ tuyển chọn thông qua hồ sơ của phòng tổ chức. Hình thức này không tốn kém nhƣng có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của đội ngũ nhân viên trong khách sạn.

Bảng 2.10. Số lƣợng nhân viên đƣợc tuyển chọn thông qua xét duyệt hồ sơ

STT Bộ phận Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Kế toán, thủ quỹ 1 1 2

2 Thu ngân 2 1 1

3 Kinh doanh 1 0 2

4 Hành chính nhân sự 1 1 2

5 Bếp 5 3 2

Nguồn: Phòng Nhân sự- khách sạn Nam Cường Hải Dương

2.2.4. Hoạt động bố trí, sắp xếp công việc

Đối với khối hành chính quản lý nhƣ bộ phận nhân sự, tài chính kế toán, marketing…làm việc theo giờ hành chính từ 7h30 đến 17h00 các ngày trong tuần, thứ 7 làm buổi sang từ 7h30 đến 11h30, các ngày lễ và chủ nhật đƣợc nghỉ. Tuy nhiên giám đốc, phó giám đốc, trƣởng các bộ phận thay phiên nhau trực điều hành khách sạn. Riêng bộ phận kế toán phải cử thêm ngƣời cùng với nhân viên thu ngân của bộ phận lễ tân thực hiện công tác kiểm toán ban đêm vào ca đêm

Đối với bộ phận lễ tân, buồng phải hoạt động liên tục trong ngày nên phải chia thành các ca làm việc khác nhau: ca sang 7h00 – 15h00, ca chiều 15h – 23h, ca đêm 23h- 07h, ca giữa 11h- 19h. Trong mỗi ca trực bao gồm ca trƣởng, các giám sát viên và các nhân viên làm việc

Bố trí sắp xếp công việc căn cứ nhu cầu công việc, giới tính và số lƣợng cụ thể trong từng ca nhƣ sau:

Bảng 2.11.Cơ cấu nhân viên đƣợc bố trí sắp xếp công việc theo từng ca STT Bộ phận Số lƣợng nam/ca Số lƣợng nữ/ca 1 Kế toán, thủ quỹ 1 2 2 Thu ngân 1 2 3 Kho 2 3 4 Kinh doanh 1 1 5 Bảo vệ 6 2 6 Câu lạc bộ 8 4 7 Nhà hàng 5 6 8 Bếp 7 3 9 Tiền sảnh 5 2 10 Kỹ thuật 6 1 11 Giặt là 1 3 12 Tổ vệ sinh 1 4

Nguồn: Phòng Nhân sự- khách sạn Nam Cường Hải Dương

2.2.5. Hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực

Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ lao động là một việc cần thiết đối với mọi khách sạn. Việc đào tạo nhằm nâng cao tay nghề của nhân viên trong khách sạn để phục vụ khách một cách tốt hơn các sản phẩm của khách sạn. Đây là một chiến lƣợc lâu dài của khách sạn, ngay từ khi ra đời khách sạn đã chú trọng đến việc này, việc đào tạo này góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

Những lao động có trình độ chuyên môn cao là một nhân tố quý, nó quyết định việc thực hiện mục tiêu của khách sạn. Vì vậy phải thƣờng xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhân sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong khách sạn là nhằm khắc phục các tồn tại nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động, tạo ra đội ngũ

lao động chuyên môn có chất lƣợng cao, xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực.

Trong quá trình đào tạo mỗi một cá nhân sẽ đƣợc bù đắp những thiếu sót trong kiến thức chuyên môn và đƣợc truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, đƣợc mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc đƣợc giao mà còn có thể đƣơng đầu với những thay đổi của môi trƣờng xung quanh ảnh hƣởng đến công việc.

Do xác định đƣợc nhƣ vậy nên khách sạn thƣờng xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân sự, đặc biệt là công tác đào tạo nhân sự taị chỗ và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên.

Đào tại tại chỗ là việc thực hiện các chƣơng trình đào tạo nhân lực ngay tại nơi làm việc. Khách sạn có các chƣơng trình đào tạo tại chỗ cho nhân viên bằng các biện pháp nhƣ:

Đào tạo ban đầu: đối với các nhân viên khi mới bắt đầu làm việc ở khách sạn đều phải trải qua buổi học định hƣớng ban đầu để làm quen với con ngƣời cũng nhƣ trang bị những hiểu biết về khách sạn. Các buổi học này do bộ phận nhân sự tổ chức và có sự tham gia của các phụ trách bộ phận có tà tuyển nhân viên mới. Trong những buổi học này các nhân viên mới sẽ đƣợc học tập một số nội dung nhƣ: tìm hiểu về bộ máy, cơ cầu tổ chức của khách sạn, các sản phẩm dịch vụ của khách sạn, tham quan tìm hiểu cụ thể về khách sạn; học tập và thực hành những nguyên tắc trong khách sạn đề phòng những sự cố xảy ra; tìm hiểu những nội quy của khách sạn cũng nhƣ các quy định về an ninh trong khách sạn

Đào tạo trong thời gian thử việc: trong thời gian thử việc các nhân viên đuộc bắt tay vào công việc và tiếp tục đƣợc đào tạo, hƣớng dẫn để làm quen với công việc của mình. Các cấp quản lý của bộ phận có nhân viên thử việc sẽ phải thực hiện công việc đào tạo này. Thông qua quá trình đào tạo có thể đánh giá đƣợc những năng lực phẩm chất của ngƣời thử việc và có thể xác định

đƣợc ngƣời thử việc có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc hay không, đồng thời có thể phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của ngƣời thử việc để phục vụ cho việc bố trí phân công công việc và đào tạo bổ sung sau này

Đào tạo thƣờng xuyên: thƣờng là công việc của các cấp quản lý của các bộ phận trong khách sạn. Trong quá trình thực hiện công việc những ngƣời quản lý cùng làm việc với các nhân viên của mình, hƣớng dẫn cho nhân viên các công việc đồng thời đào tạo tại chỗ cho nhân viên viên về nghiệp vụ cũng nhƣ rèn luyện cho nhân viên các kỹ năng, kỹ xảo thực hiện công việc. Trong quá trình đào tạo này những ngƣời quản lý có thể có cách bố trí, sắp xếp lại nhân sự trong bộ phận, áp dụng các biện pháp đào tạo để phát triển nhân viên.

Đào tạo định kỳ: tùy theo nhu cầu đào tạo khách sạn thƣờng tổ chức các lớp tập huấn tập trung tại khách sạn. Các lớp tập huấn này thƣờng do bộ phận nhân sự tổ chức và điều hành. Khách sạn thƣờng mời các chuyên gia về các nghiệp vụ trong và ngoài khách sạn để đào tạo cho nhân viên. Các lớp đào tạo định kỳ trong khách sạn thƣờng tập trung vào các nội dung nhƣ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ lễ tân, đào tạo về ngoại ngữ và các nghiệp vụ bổ sung cho công việc chính của mình, đào tạo về phòng cháy, chữa cháy,về nghiệp vụ an nình, về an toàn thực phẩm, về y tế...

Việc đào tạo nâng cao trình độ bằng cách đƣa các nhân viên đi học các khoá chuyên sâu về nghiệp vụ của mình tuy tốn kém trƣớc mắt nhƣng về lâu dài là rất có lợi, đây là nguồn đầu tƣ lâu dài của khách sạn. Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ lao động là một hình thức khuyến khích nhân viên, kích thích nhân viên nỗ lực cho công việc và đó là cơ hội cho mọi ngƣời có thể đƣợc đề bạt lên những chức vụ cao hơn.

Về hình thức thì đối với các phòng ban khác nhau thì khách sạn tổ chức những loại hình khác nhau: về nghiệp vụ chuyên môn đối với những cán bộ quản lý thì khách sạn cho những ngƣời này theo học các lớp nhƣ học tại chức buổi tối, học các khoá nghiệp vụ ngắn ngày nâng cao kiến thức. Về nghiệp vụ

cho các bộ phận lao động trực tiếp thì khách sạn mời các chuyên gia, những ngƣời có tay nghề cao hoặc có các khoá học do các thầy cô giáo của các trƣờng dạy nghề về để giảng cho nhân viên những kỹ thuật cơ bản hay bổ sung những kiến thức mới cho nhân viên.

Bảng 2.12. Số lƣợng nhân viên đƣợc đào tạo giai đoạn 2010-2012

STT Bộ phận Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Thu ngân 2 1 1 2 Kho 3 2 2 3 Kinh doanh 4 4 4 4 Hành chính nhân sự 2 2 3 5 Bảo vệ 10 7 7 6 Câu lạc bộ 8 9 10 7 Nhà hàng 10 11 11 8 Bếp 10 10 10 9 Tiền sảnh 7 7 7 10 Kỹ thuật 10 10 10 11 Giặt là 5 5 5 12 Tổ vệ sinh 3 3 2

Nguồn: Phòng nhân sự- khách sạn Nam Cường Hải Dương

Đào tạo nâng cao năng lực quản trị: áp dụng với tất cả các cấp quản trị, từ quản trị viên cấp cao đến quản trị viên cấp cơ sở.

Một số phương pháp đào tạo được áp dụng để nâng cao năng lực quản trị trong khách sạn

-Cán bộ cao cấp trong công ty đƣợc cử đi học các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý.

-Cử kế toán trƣởng đi học lớp kế toán trƣởng và tham gia các khoá học để nắm bắt đƣợc các thay đổi trong các luật thuế của Nhà nƣớc.

-Tổ trƣởng các bộ phận- các quản trị viên cấp cơ sở đƣợc cử đi học các lớp bồi dƣỡng năng lực chuyên môn và năng lực quản lý

Công tác đào tạo ở khách sạn cần đƣợc phát huy hơn nữa, tránh các tình trạng học để vì mục đích lên chức hay lên lƣơng hơn là học để nâng cao trình độ tay nghề. Hơn thế nữa khách sạn cần bố trí các lớp học phù hợp với thời gian để tạo điều kiện cho nhiều nhân viên đƣợc đi học. Tuy vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế, nhƣng không thể phủ nhận đƣợc rằng trong mấy năm gần đây trình độ lao động của nhân viên trong khách sạn cũng có sự gia tăng rõ rệt, năng suất lao động tăng và các chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ của khách sạn có chất lƣợng tốt và đƣợc khách hàng chấp nhận

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại các khách sạn từ 3 đến 4 sao trên địa bàn Tỉnh Hải Dương (Nghiên cứu trường hợp điển hình khách sạn Nam Cường Hải Dương (Trang 71)