Hoạt động bố trí, sắp xếp công việc

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại các khách sạn từ 3 đến 4 sao trên địa bàn Tỉnh Hải Dương (Nghiên cứu trường hợp điển hình khách sạn Nam Cường Hải Dương (Trang 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.4.Hoạt động bố trí, sắp xếp công việc

Sau khi hoạt động tuyển chọn đã hoàn tất thì bộ phận quản trị nhân lực có trách nhiệm gửi kết quả và thƣ mời ngƣời trúng tuyển đến nhận việc. Trƣớc khi giao công việc cho nhân viên cần làm các thủ tục nhƣ trao quyết định bổ nhiệm và các giấy tờ có liên quan. Hoạt động bố trí, sắp xếp công việc trong khách sạn là việc sắp xếp đội ngũ lao động của khách sạn phù hợp với từng loại công việc, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và tạo động lực kích thích ngƣời lao động làm việc

Hoạt động bố trí, sắp xếp công việc trong khách sạn bao gồm những công việc sau:

- Phân công lao động: sau khi tuyển dụng thì nhà quản trị sẽ giao việc cho cá nhân hay một bộ phận lao động trong khách sạn. Tùy theo quy mô và loại hình khách sạn, có thể thực hiện khoán đối với từng cá nhân, từng bộ phận. Tuy nhiên trong kinh doanh khách sạn để nâng cao hiệu quả lao động và chất lƣợng phục vụ khách hang thƣờng kết hợp giữa phân công lao động và hợp tác lao động. Trong kinh doanh khách sạn thì việc phối hợp giữa các bộ phận là vô cùng quan trọng đặc biệt ở thời vụ cao điểm

- Xác định quy chế làm việc: quy chế làm việc là sự quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đối với ngƣời lao động và các quy định khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động của khách sạn. Các quy chế này phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách sạn, luật pháp hiện hành và khả năng làm việc lâu dài của ngƣời lao động

- Tổ chức chỗ làm việc: chỗ làm việc phải đảm bảo có đủ diện tích để sắp xếp, bố trí trang thiết bị phục vụ công việc, đồng thời phải đảm bảo phần

không gian để cho ngƣời lao động thao tác, đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động.

Việc áp dụng định mức lao động là rất cần thiết. Ta có thể hiểu định mức lao động là lƣợng lao động sống hợp lý để tạo ra một sản phẩm hay để hoàn thành một nghiệp vụ công tác nào đó hoặc để phục vụ một số lƣợng khách hang trong những điều kiện nhất định

Trong kinh doanh khách sạn thì định mức lao động đƣợc biểu hiện bởi số lƣợng sản phẩm hay mức doanh thu hay số lƣợng khách đối với một nhân viên hay một bộ phận công tác trong một thời kỳ nhất định. Định mức lao động là cơ sở để bố trí và sử dụng lao động hợp lý và căn cứ để trả công lao động. Có nhiều cách phân loại định mức lao động khác nhau:

- Theo đặc điểm nghề nghiệp: có định mức phục vụ buồng, định mức phục vụ bàn…

- Theo trình độ chuyên môn: có định mức lao động cho nhân viên bậc 1, bậc 2…đối với từng loại nghề nghiệp khác nhau.

- Theo cấp quản lý: có định mức ngành hay còn gọi là định mức chuẩn, định mức doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp thì lại có định mức khác nhau

Để xác định định mức lao động, khách sạn có thể sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhƣ phƣơng pháp thống kê - kinh nghiệm, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp quan sát…Khi xác định định mức lao động cần phải lƣu ý đến các nhân tố ảnh hƣởng đến định mức lao động nhƣ yếu tố công cụ, điều kiện lao động, trình độ chuyên môn, tay nghề, vị trí kinh doanh…

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại các khách sạn từ 3 đến 4 sao trên địa bàn Tỉnh Hải Dương (Nghiên cứu trường hợp điển hình khách sạn Nam Cường Hải Dương (Trang 28)