Hoạt động đánh giá thực hiện công việc của nhânviên

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại các khách sạn từ 3 đến 4 sao trên địa bàn Tỉnh Hải Dương (Nghiên cứu trường hợp điển hình khách sạn Nam Cường Hải Dương (Trang 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.6.Hoạt động đánh giá thực hiện công việc của nhânviên

Hoạt động đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là sự so sánh kết quả thực hiện công việc với các tiêu chí thực hiện công việc bằng các phƣơng pháp đánh giá khác nhau nhằm thỏa mãn mục đích của khách sạn cũng nhƣ ngƣời lao động. Đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với các hoạt động quản trị nhân lực trong khách sạn bởi nó giúp cho nhân viên nhận thấy

đƣợc năng lực thực hiện công việc của mình, giúp họ điều chỉnh, sửa chữa những sai sót trong quá trình thực hiện công việc, kích thích, động viên nhân viên thông qua những điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ, tăng cƣờng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới, đồng thời giúp khách sạn kiểm tra lại chất lƣợng của hoạt động quản trị nhân lực nhƣ tuyển chọn, bố trí, đào tạo, đãi ngộ…

Hoạt động đánh giá quá trình công tác của nhân viên là việc làm rất khó bởi phải biết đƣợc hiệu quả thực hiện của từng công việc của họ. Một số công việc hay một vài công đoạn của công việc có thể đánh giá một cách cụ thể. Tuy nhiên, với những số lƣợng công việc đƣợc đánh giá sẽ phải kèm theo các tiêu chuẩn: chính xác, an toàn và chất lƣợng. Việc dựa vào số lƣợng để đánh giá thì tƣơng đối dễ dàng, nhƣng còn có nhiều sự việc xảy ra khi nhân viên thực hiện công việc mà không thể đếm đƣợc. Vì vậy về hiệu quả công việc thì có thể sử dụng số lƣợng, nhƣng về lòng hiếu khách, thái độ phục vụ thì rất khó đánh giá. Nói chung công việc gì không đƣợc lặp đi lặp lại thì vấn đề đánh giá hiệu quả rất khó khăn. Cũng còn có nhiều vấn đề cần bàn cãi trong công việc đánh giá: thành kiến, chủ quan, thiếu quan sát quá trình thực hiện của nhân viên, không đủ kiến thức hiểu biết công việc của nhân viên tất cả là những yếu tố làm phức tạp thêm trong công việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên

Phần lớn các khách sạn thƣờng thực hiện đánh giá việc thực hiện công việc theo quy trình sau:

Bảng 1.3. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc của nhân viên Mục đích của tổ chức Tiêu chuẩn Mẫu Từ bản Mô tả Công viêc và mục Đánh giá Thực hiện Kết quả Đánh giá

Xác định yêu cầu cơ bản cần đánh giá: Nhà lãnh đạo cần xác định các lĩnh vực, kỹ năng, kết quả nào cần đánh giá và những yếu tố này liên hệ với việc thực hiện các mục tiêu của khách sạn nhƣ thế nào. Những yêu cầu này có thể đƣợc xem xét từ bản mô tả công việc và bao gồm cả hai phần: tiêu chuẩn hành vi và tiêu chuẩn về kết quả thực hiện công việc

- Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá thích hợp: trên thực tế có rất nhiều phƣơng pháp đánh giá tuy nhiên không có phƣơng pháp nào đƣợc cho là tốt nhất cho tất cả các tổ chức. Ngay trong nội bộ một khách sạn cũng có thể sử dụng các phƣơng pháp khác nhau đối với các bộ phận khác nhau hoặc đối với các đối tƣợng nhân viên khác nhau.

-Huấn luyện các nhà lãnh đạo và những ngƣời làm công tác đánh giá về kỹ năng đánh giá thực hiện công việc của nhân viên: sử dụng phƣơng pháp không thích hợp hoặc xác định các nguyên tắc, các tiêu chuẩn, điểm đánh giá không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng không công bằng, hoặc làm cho các quyết định trả lƣơng, khen thƣởng không chính xác. Do đó các nhà lãnh đạo và những ngƣời làm công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên cần đƣợc huấn luyện về kỹ năng này

- Thảo luận với nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá: sẽ chỉ rõ đƣợc lĩnh vực cần đánh giá, đánh giá nhƣ thế nào, chu kỳ thực hiện đánh giá và tầm quan trọng của kết quả đánh giá đối với cả khách sạn và nhân viên

- Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc: thực hiện so sánh, phân tích kết quả thực hiện công việc của nhân viên với tiêu chuẩn mẫu. Chú ý tránh để các tình cảm, ấn tƣợng của nhà lãnh đạo ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá

-Thảo luận với nhân viên kết quả đánh giá: nhà lãnh đạo nên thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá, tìm hiểu những điều nhất trí và những điều chƣa nhất trí trong các đánh giá, chỉ ra những điểm tốt cũng nhƣ những điểm cần khắc phục, sửa chữa trong thực hiện công việc của nhân viên

- Xác định mục tiêu và kết quả mới cho nhân viên: điều quan trọng trong đánh giá thực hiện công việc là cần vạch ra các phƣơng hƣớng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho nhân viên.

*Một số phương pháp đánh giá thành tích công tác:

-Phương pháp xếp hạng luân phiên: đƣa ra một số khía cạnh chính, liệt kê danh sách những ngƣời cần đƣợc đánh giá sau đó lần lƣợt những ngƣời giỏi nhất đến những ngƣời kém nhất theo từng khía cạnh đó. Phƣơng pháp này đơn giản, nhƣng có vẻ áng chừng, không đƣợc chính xác và mang nặng cảm tính.

-Phương pháp so sánh từng cặp: các nhân viên đƣợc so sánh với nhau từng đôi một về: thái độ nghiêm túc trong công việc, khối lƣợng công việc hoàn thành, về chất lƣợng công việc…

-Phương pháp cho điểm: đánh giá nhân viên theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, mỗi một tiêu chuẩn chia thành năm mức độ: yếu, trung bình, khá, tốt, xuất sắc, tƣơng ứng với số điểm từ một đến năm. Phƣơng pháp này rất phổ biến vì nó đơn giản và thuận tiện.

Các yếu tố để lựa chọn đánh giá gồm hai loại: đặc tính liên quan đến công việc và đặc tính liên quan đến cá nhân đƣơng sự.

Các yếu tố liên quan đến công việc bao gồm: khối lƣợng và chất lƣợng công việc.

Các yếu tố liên quan đến cá nhân đƣơng sự bao gồm: sự tin cậy, sáng kiến, sự thích nghi, sự phối hợp.

Mỗi nhân viên sẽ đƣợc cho một số điểm phù hợp với mức độ hoàn thành công việc, sau đó sẽ đƣợc tổng hợp đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc của mỗi ngƣời.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại các khách sạn từ 3 đến 4 sao trên địa bàn Tỉnh Hải Dương (Nghiên cứu trường hợp điển hình khách sạn Nam Cường Hải Dương (Trang 31)