Các yếu tố môi trường bên trong

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại các khách sạn từ 3 đến 4 sao trên địa bàn Tỉnh Hải Dương (Nghiên cứu trường hợp điển hình khách sạn Nam Cường Hải Dương (Trang 43)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Các yếu tố môi trường bên trong

1.3.2.1. Sứ mạng, mục tiêu của Khách sạn

Một bản tuyên bố sứ mạng tốt phải đƣợc xây dựng trên cơ sở định hƣớng khách hàng, cho thấy ý nghĩ, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của công ty đối với khách hàng.

Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ khách sạn nào.Mục tiêu chỉ đạo hành động, nó có thể đƣợc sử dụng nhƣ một tiêu chuẩn đánh giá để đo lƣờng mức độ thành công của công việc kinh doanh.

1.3.2.2. Chính sách chiến lược của khách sạn

Một số chính sách ảnh hƣởng tới quản trị nhân sự: cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an toàn, khuyến khích mọi ngƣời làm việc hết khả năng của mình, trả lƣơng và đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc với năng suất cao.

1.3.2.3. Bầu không khí- văn hoá của khách sạn

Bầu không khí của khách sạn thể hiện cách thức mà các nhà quản trị hợp tác với những ngƣời khác trong công việc chung.

Nền văn hoá của khách sạn là một hệ thống những giá trị và niềm tin mà mọi ngƣời trong một tổ chức cùng chia sẻ. Nó thể hiện bản sắc, triết lý kinh doanh và ý nghĩa cộng đồng trong khách sạn. Nền văn hoá định hƣớng cách thức ứng xử sự của mọi ngƣời trong tất cả các cấp của khách sạn

1.3.2.4. Nhân viên trong khách sạn

Trong khách sạn mỗi ngƣời lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất.

1.3.2.5. Nhân tố nhà quản trị

Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đƣờng lối, phƣơng hƣớng cho sự phát triển của doanh nghiệp. điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đƣa ra các định hƣớng phù hợp cho doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 1

Nguồn nhân lực là nguồn lực tiềm ẩn của dân cƣ, khả năng huy động tham gia vào nền sản xuất xã hội trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. Khả năng đó đƣợc thể hiện thông qua số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu dân số.

Quản trị nguồn nhân lực chính là tổng thể các hình thức, phƣơng pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Trong quá trình quản trị nguồn nhân lực thì hầu hết các khách sạn đều chú trọng phát triển về mặt chất lƣợng còn về số lƣợng và cơ cấu thì phát triển ở mức hợp lý tùy tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển. Nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm toàn bộ lực lƣợng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Lực lƣợng lao động trong ngành Du lịch đƣợc chia thành 3 nhóm với những vai trò khác nhau: Nhóm lao động chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch; Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành Du lịch; Nhóm lao động chức năng kinh doanh. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển nguồn nhân lực du lịch. Có những yếu tố ảnh hƣởng đến số lƣợng nguồn nhân lực, có những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Bao gồm: Tốc độ gia tăng dân số, chính sách phát triển dân số; Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch; Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo; Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô; Quá trình toàn cầu hoá; Sự phát triển của khoa học công nghệ; Xu thế thay đổi về cách thức đi du lịch và các nhu cầu trong khi đi du lịch;

Nhƣ vậy, nguồn nhân lực du lịch có chất lƣợng cao là yếu tố vô cùng quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của ngành Du lịchViệt Nam nói chung.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN NAM CƢỜNG HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại các khách sạn từ 3 đến 4 sao trên địa bàn Tỉnh Hải Dương (Nghiên cứu trường hợp điển hình khách sạn Nam Cường Hải Dương (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)