6. Kết cấu của luận văn
2.1.1 Giới thiệu chung về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2.1.1.1. Tiềm năng du lịch
Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hải Dƣơng cách thủ đô Hà Nội 57km về phía Đông, có tuyến đƣờng sắt Hà Nội- Hải Phòng và các tuyến quốc lộ 5, 18 chạy qua nối với trung tâm kinh tế, chính trị Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, cùng với hệ thống giao thông đƣờng thủy sông Thái Bình, sông Kinh Thầy…Do đó Hải Dƣơng có điều kiện thuận lợi giao lƣu với các vùng miền trong nƣớc và quốc tế
Khí hậu của Hải Dƣơng thuận lợi cho môi trƣờng sống của con ngƣời, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và thích hợp với các hoạt động du lịch.
Tài nguyên du lịch Hải Dƣơng khá phong phú và đa dạng, có sức thu hút lớn với khách trong và ngoài nƣớc. Trong đó đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Hải Dƣơng là tỉnh đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với những cánh đồng lúa tốt tƣơi, những dòng sông lớn, môi trƣờng tự nhiên khá trong sạch. Nhiều làng quê trù phú mang đậm nét đặc trƣng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các tài nguyên du lịch tự nhiên thƣờng đƣợc gắn liền với các tài nguyên du lịch nhân văn phải kể đến nhƣ Khu danh lam Phƣợng Hoàng- Kỳ Lân, Khu di tích danh thắng Côn Sơn, khu vực An Phụ, khu hang động Kính Chủ và núi đá vôi Dƣơng Nham (Kim Môn), khu miệt vƣờn vải thiều Thanh Hà, khu Ngũ Nhạc Linh Từ (Lê Lợi Chí Linh), khu rừng Thanh Mai (Bến Tắm), Đảo Cò (Chi Lăng Nam- Thanh Miện), mỏ nƣớc khoáng ở Thạch Khôi,
Di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, văn hóa dân gian chính là động lực, thế mạnh của Hải Dƣơng để phát triển du lịch. Hải Dƣơng là một vùng đất sớm phát triển và giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Trên địa bàn tỉnh có 1.098 di tích lịch sử- văn hóa đƣợc kiểm kê đăng ký bảo vệ với 127 di tích đƣợc xếp hạng quốc gia. Các di tích này đƣợc trải rộng trên toàn tỉnh. Nhiều di tích có giá trị có thể khai thác phục vụ du lịch tiêu biểu nhƣ quần thể di tích văn hóa lịch sử Trần Hƣng Đạo và di tích Kiếp Bạc, khu di tích thắng cảnh Côn Sơn. Các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng tiêu biểu tại Hải Dƣơng đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa của các kiến trúc cổ và hiện đại, kiến trúc Phƣơng Đông và Phƣơng Tây. Có thể kể đến một số di tích quan trọng nhƣ Trần Hƣng Đạo và di tích Kiếp Bạc, Nguyễn Trãi với Côn Sơn, Thiền phái Trúc Lâm và vùng chùa chiền tại Chí Linh…
Hải Dƣơng là một mảnh đất cổ đƣợc hình thành từ lâu đời, vì thế từ xa xƣa đã hình thành nhiều làng nghề truyền thống và vẫn đƣợc lƣu giữ cho đến tận ngày nay nhƣ làng chạm khắc đá Kính Chủ(Kim Môn), chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), làng khắc ván in Hồng Lục- Liễu Tràng(Gia Lộc), Làng chỉ Phú Khê (Bình Giang), làng Lƣợc Vạc (Bình Giang), Mỗi một làng nghề truyền thống đó đã làm nên vẻ đẹp thâm trầm mà rất sâu lắng của Hải Dƣơng. Đây cũng là những điểm tham quan rất thu hút khách du lịch.
Lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gain cũng là một loại tài nguyên nhân văn có sự hấp dẫn và khả năng thu hút khách du lịch cao. Lễ hội là một hình thức văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống của mỗi dân tộc, gắn với các di tích lịch sử, thƣờng là một phần trong các chƣơng trình thu hút, quảng bá của khu du lịch.Một số lễ hội truyền thống đặc sắc tiêu biểu nhƣ lễ hội Côn Sơn, Lễ hội Đền Kiếp Bạc, hội hát trống quân Tào Khê- Đào Xá, lễ hội Đền Sƣợt, lễ hội Đền Quát
Hải Dƣơng nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, có những loại cây đặc sản nhƣ vải thiều, có vùng sông nƣớc rộng lớn, có nhiều vùng nƣớc lợ…bởi
vậy ẩm thực của Hải Dƣơng cũng có những nét độc đáo riêng biệt. Nổi tiếng là rƣợu nếp cái hoa vàng( Kim Môn), rƣợu Phú Lộc, vải thiều Thanh Hà, bánh gai Ninh Giang, mắm cáy Thanh Hà, bánh đa Kẻ Sặt…Đặc biệt có món ăn mà khi đến thăm Hải Dƣơng, khách du lịch sẽ đƣợc thƣởng thức và nhớ mãi đó là bánh đậu xanh Hải Dƣơng
Ngoài ra Hải Dƣơng có nguồn lao động dồi dào, đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế trong đó có du lịch khi có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.
2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phục vụ khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch về lƣu trú, ăn uống, vận chuyển, các điều kiện về vui chơi giải trí và các dịch vụ khác...
Cơ sở lưu trú
Trong giai đoạn 2008 - 2012, hệ thống cơ sở lƣu trú tỉnh Hải Dƣơng đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đang diễn ra khá thuận lợi
Sự phân bố các khách sạn ở Hải Dƣơng tập trung chủ yếu ở thành phố Hải Dƣơng và thị xã Sao Đỏ. Ở một số thị trấn trên địa bàn tỉnh hiện cũng có cơ sở lƣu trú, tuy nhiên phần lớn là nhà nghỉ chƣa đủ tiêu chuẩn xếp hạng.
Chất lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nhìn chung còn kém và chỉ đáp ứng đƣợc các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ không đồng bộ cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tƣ nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chƣa đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lƣu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ mới nhƣ massage, karaoke, bể bơi...
Cơ sở vui chơi giải trí
Các cơ sở vui chơi giải trí- thể thao, dịch vụ phục vụ khách du lịch ở Hải Dƣơng nhìn chung còn rất hạn chế. Ở các khách sạn lớn những dịch vụ bổ sung thƣờng chỉ bao gồm: massage, tennis, bể bơi, phòng karaoke; Công ty cổ phần sân Golf Chí Linh mới chỉ đƣa vào sử dụng sân golf 36 lỗ, hệ thống dịch vụ kèm theo nhƣ câu lạc bộ đêm, trƣờng đua ngựa... còn đang trong giai đoạn xây dựng. Gần đây, tỉnh cũng đã chú trọng quy hoạch một số khu vui chơi giải trí nhƣng các dự án này tập trung chủ yếu ở thành phố Hải Dƣơng; ở các khu du lịch đang thu hút khách nhƣ Côn Sơn - Kiếp Bạc, đảo Cò Chi Lăng Nam, v.v. chƣa có các cơ sở vui chơi giải trí. Sự hạn chế về các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, một mặt đã không kích thích đƣợc khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế thời gian lƣu trú của họ. Đây là một nguyên nhân khiến khách du lịch chỉ đi về trong ngày và có mức chi tiêu thấp.
Phương tiện vận chuyển khách du lịch
Hệ thống phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch tăng nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Năm 2003 toàn tỉnh có 3 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch và một số hộ cá thể với tổng số 200 xe, đến năm 2012 có 25 doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch với trên 800 xe. Các phƣơng tiện vận chuyển đều đảm bảo chất lƣợng, tiện lợi và an toàn góp phần hoàn thiện thêm hệ thống dịch vụ du lịch ở Hải Dƣơng.
2.1.1.3. Kết quả kinh doanh du lịch
- Số lƣợng khách du lịch:
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, thời gian qua du lịch Hải Dƣơng cũng đã có những bƣớc phát triển quan trọng với mức tăng trƣởng bình quân về khách du lịch trên 20%/năm. Đây là mức tăng trƣởng cao so với mức tăng trƣởng chung của du lịch Việt Nam cũng nhƣ so với nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc.
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Hải Dương giai đoạn 2008- 2012 Đơn vị: Nghìn lượt khách Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trƣởng Tổng lƣợng khách 1.100 1.550 1.900 2.050 2.205 22,5% Khách lƣu trú 303 365 420 499 572 19,7% - Khách quốc tế 60 82 100 105 120,5 18,1% - Khách nội địa 243 282 320 394 451,5 20,2% Tỷ lệ so với tổng (%) 27,5 23,5 22,1 24,3 25,9 Khách không lƣu trú 797 1.185 1.480 1.551 1.633 23,7% - Khách quốc tế 374 556 637 680 750 23,2% - Khách nội địa 423 629 843 871 883 24,2% Nguồn: Sở VHTTDL năm 2010-2012
Do đặc điểm, lợi thế về vị trí địa lý, bên cạnh sự tăng trƣởng về lƣợng khách lƣu trú, lƣợng khách du lịch đến Hải Dƣơng không sử dụng dịch vụ lƣu trú (khách đi theo tour trong vùng mà Hải Dƣơng chỉ là điểm dừng chân tham quan; khách du lịch lễ hội, khách tham quan trong ngày từ Hà Nội, khách “transit” trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Quảng Ninh) cũng tăng khá nhanh. Đây là một đặc điểm khá đặc thù của du lịch Hải Dƣơng, góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh du lịch của địa phƣơng.
- Thu nhập du lịch
Thu nhập du lịch của Hải Dƣơng không ngừng gia tăng cả về giá trị tuyệt đối và nhịp độ tăng trƣởng, giai đoạn 2001 - 2010 có mức tăng trƣởng trung bình 22.17%. Với xu thế hiện nay, cùng với sự gia tăng của số lƣợng khách, chắc chắn trong những năm tới thu nhập du lịch của Hải Dƣơng sẽ gia tăng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng .
Bảng 2.2: Thu nhập du lịch Hải Dương giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng Tổng thu nhập du lịch 390 465 530 637 727,9 22,17% - Lữ hành 17,6 19,5 18,0 25,0 37 53,11% - Lƣu trú 72,0 90,5 125,0 158,0 179 33,60% - Ăn uống 82,8 95,0 120,0 149,0 164 16,87% - Hàng lƣu niệm 70,0 80,0 110,0 135,0 152 17,65% - Vận chuyển khách 87,2 105,0 109,0 120,0 135 26,48%
- Vui chơi giải trí 46,4 50,0 35,0 30,0 40 12,92%
- Thu khác 14,0 25,0 13,0 20 20,9 43,69%
Chi tiêu TB (Nghìn đồng) 327 300 279 320 331
Nguồn: Sở VHTTDL năm 2010-2012
Kết quả điều tra, thống kê cho thấy có sự thay đổi về cơ cấu chi tiêu của khách theo hƣớng giảm dần tỷ lệ doanh thu từ lƣu trú và ăn uống; tăng dần doanh thu từ lữ hành - vận chuyển, doanh thu bán hàng, doanh thu các dịch vụ bổ sung khác; với sự thay đổi cơ cấu chi tiêu này sẽ là điều kiện tốt để gia tăng tổng thu nhập của các hoạt động du lịch. Tuy nhiên do mức chi tiêu bình quân của khách còn thấp và có xu hƣớng giảm nên thu nhập du lịch chung còn hạn chế.
- Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch)
Kết quả phân tích số liệu thống kê cho thấy số tuyệt đối và tỷ lệ GDP du lịch trong tổng GDP của địa phƣơng trong nhiều năm qua nhìn chung còn thấp.
Bảng2.3 : Tỷ trọng và Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch giai đoạn 2008-2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trƣởng Tổng GDP tỉnh (giá s.sánh 1994) 9.359 10.437 11.515 12195 10,3 % Du lịch (SS) 92 109 114 134 155 10 ,7% Tổng GDP tỉnh (giá thực tế) 15521 18347 23533 26366 30732 Du lịch (TT) 236 294 370 464 551 Tỷ lệ (%) 1,5 1,6 1,6 1,8 1,8
Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2012.
Nhƣ vậy có thể thấy đóng góp GDP du lịch chiếm khoảng 2,3% tổng GDP của tỉnh đã không đạt đƣợc. Một trong những nguyên nhân đƣợc xem là quan trọng hạn chế tỷ lệ GDP du lịch trong tổng GDP của tỉnh là do mức đầu tƣ từ ngân sách cho sự nghiệp du lịch Hải Dƣơng còn quá thấp so với các ngành kinh tế khác và chỉ chiếm 0,19% tổng đầu tƣ ngân sách địa phƣơng. Chính vì vậy nếu xét từ tỷ trọng đầu tƣ với tỷ trọng tổng sản phẩm thì hoạt động du lịch của Hải Dƣơng thời gian qua vẫn có thể đƣợc xem là khá có hiệu quả.