Giữ lấy khiêm tốn, vứt bỏ tâm lý đố kỵ ghen ghét

Một phần của tài liệu bạn là người được hoan nghênh nhất (tập 1) (Trang 51)

1. Khiêm tốn không có nghĩa là tự mình phủ định, mà trái lại nó là tự khẳng

định mình.

Jefferson Thomas là Tổng thống nhiệm kỳ thứ 3 (1801-1809) của nước Mỹ. Năm 1785, ông ta đã từng làm đại sứ ở Pháp. Ngoại trưởng Pháp hỏi: “Ngài thay Franklin

tiên sinh?”.

Jefferson trả lời: “Tôi làm tiếp ông ta, dù sao không ai có thể thay được ông ta”. Sự khiêm tốn của Jefferson đã để lại cho đời một ấn tượng sâu sắc. Jefferson, Einteir Alfred, India Gandhi... và các bậc vĩ nhân khác, họ đều là những người khiêm tốn.

Đương nhiên, họ không bao giờ tự

ti. Họ mang tri thức của mình phục vụ nhân loại, để thế giới này ngày càng tốt đẹp

hơn, tràn đầy niềm tin hơn.

Khiêm tốn không có nghĩa là tự phủ định mình mà nó là tự khẳng định mình. Khiêm tốn là sự trộn lẫn của thành công và thất bại, nó khiến chúng ta phải cảnh giác với những thất bại của quá khứ, không thể để thất bại chi phối mình lần nữa. Khiêm tốn

vốn có tác dụng cân bằng tính ngạo mạn.

Khiêm tốn có 8 thành phần dưới đây:

1) Thành khẩn: Thành khẩn với mình, thành khẩn với người. 2) Tìm hiểu: Hiểu cái gì mình cần, hiểu cái gì người khác cần. 3) Tri thức: Học để biết bản thân mình, không học đòi theo người khác. 4) Năng lực (khả năng): Khả năng lắng nghe và học tập. 5) Chính trực: Xây dựng giá trị nội tại trong bản thân mình, chân thành với bản thân. 6) Hài lòng: Xây dựng sự ôn hoà trong tâm linh, không nên bé xé ra to. 7) Khát vọng: Vươn tới trình độ, mục tiêu và thành công mới. 8) Thành thục trong công việc: Thành thục là màu vàng của cầu vồng. Bạn có thể nhờ

đó mà thu được thành công.

Khiêm tốn không phải là nhún nhường. Nó là đức tính là đức tính đòi hỏi phải có thời gian để nuôi dưỡng, nhưng điều này đáng phải có vì nó là nguồn gốc của vui sướng.

2. Giữ lấy khiêm tốn, không nên cố ý khoe học vấn

Franklin đã chỉ ra rằng: “Học thức rất phong phú, trái lại nếu thiếu sức phán đoán chính xác, rất có thể bị người ta chê bai là một chữ không biết, đằng sau lưng còn bị người ta chê là “tự mãn không chịu nổi”, “đạo đức giả”... Trí tuệ thật sự luôn luôn nối liền với khiêm tốn, triết nhân chân chính phải có tấm lòng rộng lớn như biển khơi. Một con người chỉ có khi hiểu biết càng nhiều thì anh ta mới thấy mình biết càng ít. Đây là một quy luật tri thức nhân loại. Nửa thùng nước rất dễ sóng sánh, một thùng nước đầy lại không sóng sánh... Người nông cạn, nghèo nàn luôn cho rằng họ biết mọi thứ trên trời dưới đất, còn triết nhân

giàu trí tuệ mới cảm thụ sâu sắc rằng kiến thức rộng như biển cả. Niutơn cũng đã từng nghĩ như vậy, ông nói: “Tôi chẳng qua cũng chỉ là một đứa trẻ nhặt mấy cái vỏ sò trên bờ biển, còn biển rộng mênh mông của chân lý thì vẫn chưa từng tiếp xúc”. Người có học thức phong phú, do quá tự tin vào tri thức, phần lớn không dễ dàng gì tiếp thu ý kiến của người khác. Không chỉ như vậy, họ luôn ép người khác phải tiếp thu phán đoán của mình, hoặc tự tiện ra quyết định. Một khi làm như vậy, sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? Đúng vậy, người bị áp bức sẽ cảm thấy bị làm nhục, bị tổn

thương, nên không thành tâm nghe theo.

Để tránh tình trạng trên đây, cùng với việc tri thức ngày càng phong phú, bạn càng phải nên khiêm tốn. Cho dù nói đến việc mình chắc chắn đã nắm vững, cũng giả như không nắm vững lắm. Khi trình bày ý kiến của mình, xin đừng quá võ đoán. Nếu muốn thuyết phục người khác, trước hết hãy lắng nghe ý kiến của đối phương. Khiêm tốn ở mức độ như vậy là không thể thiếu được. Nếu như bạn không thích người khác phê bình mình là người tự mãn không chịu nổi, cũng không thích bị cho là người không có học vấn, thì phương pháp tốt nhất là không nên cố ý khoe khoang học vấn. Không nên bỏ nhiều công sức để khuếch trương, chỉ cần diễn tả được nội dung thuần tuý là được. Tuyệt đối không để mình tỏ ra vĩ đại hơn, có học vấn hơn người xung quanh.

Tri thức giống hệt như chiếc đồng hồ quả quýt, chỉ cần lẳng lặng để trong túi áo là được rồi. Không nhất thiết phải để nó chiếu sáng từ trong túi áo, cũng không cần thiết phải chủ động nói với người khác biết. Nếu như có người hỏi thời gian, giờ giấc, chỉ cần trả lời họ là được rồi, vì bạn không phải là người nắm giữ thời gian, vậy giả thử người khác không hỏi, cũng chẳng hơi đâu mà chủ động nói với họ. Học vấn, giống như đồ trang sức hữu dụng không thể thiếu được. Nếu như bạn thiếu thứ này, bạn sẽ thấy rất mất thể diện. Nhưng, để tránh phạm phải những sai lầm ở

trên, thì phải rất cẩn thận.

Nhà tôn giáo nước Anh thời Cổ đại Conrad. Joseph đã từng nói: “Người khiêm tốn không thoả mãn với thành công, họ rất phi thường”. Câu nói này rất chí lý. Thắng không kiêu, bại không nản chí. Conratd Joseph nhấn mạnh: mỗi phút mỗi giây đều phải sống tích cực, để sống sao cho thoải mái, cùng mọi người hưởng thụ. Từ nghịch nghĩa với khiêm tốn là khoe khoang, huênh hoang. Khoe khoang gặm mòn tính cách con người, nhưng hầu như không có ai thoát khỏi sức cám dỗ của chúng. Người hư vinh dễ sinh ra tự mãn với mình. Trong lúc hướng tới ảo giác hư vinh, tự mãn, họ tự cho mình là thành đạt, nhưng trên thực tế, bản thân cũng biết còn cách

thành công bao xa.

Hư vinh, khoe khoang, ngoài việc mang đến thất bại ra, không có chỗ nào đúng đắn cả.

Bí quyết để tránh hư vinh là: đừng đòi hỏi khắt khe ở mình, đừng quá nhấn mạnh thành công. Làm người tự biết mình, bạn cũng sẽ trở thành người bạn tốt của người khác, cũng giống như Conrad.Joseph thường nói: “Không bao giờ tự kiêu trước vinh quang của mình, bạn sẽ là người chân chính”.

3. Không nên để tính ghen ghét làm tổn hại, gậm nhấm bạn. Khi bạn cảm thấy ghen ghét đố kỵ, bạn nên hỏi để làm gì. Mục tiêu của bạn là đánh bại “đối thủ”, nhưng bạn lại thường thường không biết được đối thủ cạnh tranh là ai, là cái gì. Có phải là đồng nghiệp của bạn? Hoặc là thời gian vô bổ của đồng nghiệp

nơi làm việc?

Có lẽ bạn cho rằng một người nào đó đáng ghét, nhưng sau này quan sát tỉ mỉ thì lại phát hiện không phải thế. Thật ra, lòng ghen ghét có từ khuynh hướng vì bạn mang mình ra để so sánh với người khác, phát hiện người khác tốt hơn mình, giàu hơn mình, có sức hấp dẫn hơn mình... Bạn tham gia cuộc chiến tranh mà, đối thủ của bạn thật ra

lại chính là bạn.

Lòng ghen ghét đố kỵ thường được coi là ác quỷ. Nếu như bạn có lòng ghen ghét với một người nào đó, điều có thể xác định là, nó không chỉ làm tổn thương đến người đó mà có khi còn cả bạn. Lòng ghen ghét đố kỵ như một loại bệnh tật, nó liên tục làm tổn

thương và gặm nhấm cơ thể bạn.

Vì người khác có tất cả mà bạn cảm thấy khó chịu, loại cảm giác này mang đến cho người ta biết bao đau khổ? Có biết bao cuộc hôn nhân phải tan vỡ do lòng ghen ghét đố kỵ? Có lúc lòng ghen ghét đố kỵ cũng đúng, nhưng cũng có lúc trái lại, nó chỉ thuần tuý là do suy nghĩ lung tung. Có biết bao người chỉ vì ghen ghét một người nào đó mà phải ngồi tù? Ngoài ra, còn có trường hợp bị một người nào đó thậm chí không quen biết ghen ghét đố kỵ, mang lại cho người bị hại nhiều phiền phức, thậm chí còn ảnh hưởng đến danh dự bản thân. Nói chung, ghen ghét thường mang đến những hậu

quả nghiêm trọng sau:

Dưới đây là một vài phương pháp có hiệu quả để sửa căn bệnh ghen ghét: 1) Luôn nghĩ đến một vài mặt tốt của người khác 2) Để từ bỏ một tập quán xấu nào đó, cách tốt nhất là thay nó bằng tập quán tốt. Bạn cũng có thể dùng cách này để đối phó với thói ghen ghét đố kỵ này. Thí dụ, khi bạn nhìn thấy thành công và thành tựu của người khác, bạn sẽ đổi thói ghen ghét đố kỵ

thành lòng ngưỡng mộ.

3) Thường xuyên nghĩ mình phải làm gì, chứ không phải nghĩ người khác phải làm gì. Nếu thành tựu mà người khác có được, nên công nhận điều đó và phải nghĩ làm thế nào mới có thể được như họ, chứ không chỉ ghen ghét với những thành tựu mà họ đã

có được.

Một phần của tài liệu bạn là người được hoan nghênh nhất (tập 1) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w