Trong công việc hàng ngày, giữa lãnh đạo và người bị lãnh đạo thường xảy ra những mâu thuẫn, những va chạm vì một việc nào đó, thậm chí còn đỏ mặt tía tai tranh cãi nhau. Thông thường, sau khi được giải quyết, họ lại vui vẻ bắt tay nhau hoà thuận. Vị giám đốc Công ty tài chính Davater tên là Denis, trong cách quản lý của mình đã từng đề xuất quan điểm “Có va chạm mâu thuẫn mới có phát triển”. Có một lần, Denis vô ý nói một điều làm ảnh hưởng đến đối phương, và do không kiềm chế được lý trí, hai bên đã cãi nhau kịch liệt. Trong lúc cãi nhau, những điều gì tích lại bao lâu đều được nói ra hết. Tuy nhiên, qua lần tranh cãi này, hai bên đã thật sự trao đổi tư tưởng, thậm chí họ cảm thấy gần nhau hơn. Từ đó hai bên gặp nhau thẳng thắn, quan
hệ đã có bước phát triển mới.
Trong quan hệ giữa người và người, trong quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, thường có một hiện tượng này làm cho cả hai bên không hiểu nhau được, không gần nhau được. Vì càng “Kính như viễn chi” thì càng không có cách nào tăng cơ hội và khả năng trao đổi ý kiến. Như vậy, thành kiến và hiểu lầm ngày càng sâu sắc hơn. Nếu có thể có được thời cơ thích hợp, qua một, hai lần va chạm và xung đột thì những vấn đề tồn đọng bao năm trước đây sẽ được giải quyết. Là người lãnh đạo phải dám đối mặt với xung đột, thông qua xung đột để cải thiện một bước quan hệ giao tiếp, để toàn thể công nhân dốc bầu tâm sự, chân thành hợp tác. Nếu lãnh đạo không có dũng khí đối mặt với xung đột, không có năng lực giải quyết xung đột, thì khó có thể thay đổi được quan hệ giao tiếp, từ đó khó lòng mà lãnh đạo công tác chuyên môn.
Đối xử đúng đắn trong mối quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và lãnh đạo trong tổ chức nội bộ là một trong những trọng điểm của quan hệ công cộng nội bộ xí nghiệp. Vì vậy, mỗi một người lãnh đạo phải suy nghĩ đến toàn cục, dốc tâm đối xử vấn đề này, giải quyết tốt xung đột trực diện. Là một người quản lý, phải có rất nhiều kỹ xảo và nghệ thuật, nhất là khi xử lý mối quan hệ giữa công nhân và bạn, càng phải làm sao để công nhân kính phục bạn, chăm
chỉ hoàn thành công việc của mình.
Khi giữa bạn và công nhân cùng có mâu thuẫn xung đột mà nguyên nhân chủ yếu là bởi bạn có rất nhiều đòi hỏi và tiêu chuẩn khắt khe trong công việc, bạn rất thất vọng vì họ thì họ cũng thấy rất chán nản vì không hoàn thành thuận lợi nhiệm vụ của họ. Công nhân đòi hỏi phải có điều kiện làm việc tốt, nhưng bạn lại không thể đáp ứng cho họ; còn có công nhân có thái độ thô lỗ hoặc luôn bợ đỡ... Những điều xấu này đều có những ảnh hưởng không tốt cho công việc của bạn; ảnh hưởng đến uy tín của bạn trong công nhân. Vì vậy, muốn gây được uy tín trong công nhân, bạn phải biết cách hoà giải xung đột với họ, để họ kính phục bạn. Khi bạn tìm cách làm dịu mâu thuẫn với công nhân, bạn có thể đặt ra mấy vấn đề sau đây: “Xung đột giữa tôi và công nhân cuối cùng là vì cái gì?”, “Vì sao lại xảy ra xung đột này?”, “Để giải quyết xung đột này, tôi phải khắc phục những trở ngại nào?”, “Có
cách nào để giải quyết được xung đột này?”. Khi bạn đã tìm ra phương pháp khắc phục xung đột rồi, bạn còn phải kiểm tra lại xem phương pháp này có hiệu quả không. Ngoài ra, bạn còn phải dự kiến nếu làm theo cách này sẽ có kết quả ra sao, phải tính toán trong đầu đầy đủ, nếu không đến lúc xảy ra lại không biết làm gì. Đương nhiên, nếu bạn thấy vấn đề rất phức tạp, bạn có thể tìm chuyên gia giúp bạn tư vấn hoặc tìm bạn bè trao đổi tình hình để họ góp ý cho bạn. Một người cấp dưới của bạn làm việc không tích cực, bạn cho rằng đây là một vấn đề
cần giải quyết.
Thông qua những câu hỏi được nêu ra trên đây, bạn sẽ thấy, xung đột có thể nảy sinh ở những sai lệch về nhận thức giữa hai bên về một vấn đề nào đó, thí dụ, anh ta thắc mắc với bạn về chuyện tiếng ồn trong phòng làm việc quá lớn, nhưng bạn lại không chú ý đến tạp âm, không có biện pháp khả thi. Cách giải quyết là, phải khéo léo cùng anh ta nói chuyện, cùng nghĩ cách giải quyết. Kết quả có thể là anh ta sẽ thay đổi thái độ đối với bạn, cũng có thể anh ta vẫn không chịu hợp tác, bạn nhượng bộ anh ta hoặc
điều động anh ta làm công tác khác.
Một người quản lý vừa phải học tập kỹ xảo quản lý, còn phải chú ý bồi dưỡng tố chất lãnh đạo cho mình, tăng cường sức hấp dẫn nhân cách của bản thân, để công nhân tự nguyện tích cực hợp tác với bạn, cùng lo toan việc lớn. Những người lãnh đạo có thiếu sót khuyết điểm phải chú ý tăng cường tố chất của bản thân mình, tránh tất cả mọi mâu thuẫn có thể xảy ra với công nhân, đạt được trạng thái hợp tác tốt nhất.