Không nên cố quá trước những việc mà mình không kham nổi 1 Việc kham không nổi hay là do mình làm không tốt

Một phần của tài liệu bạn là người được hoan nghênh nhất (tập 1) (Trang 68)

1. Việc kham không nổi hay là do mình làm không tốt

Khi bạn được nhờ làm việc gì đó, xin bạn chớ vội nhận bừa mà ít nhất phải thoáng nghĩ chốc lát. Động não ngay, công việc ấy liệu chừng mình kham nổi không? Suy nghĩ, cân nhắc mức độ khó dễ của công việc, đối chiếu với khả năng của mình và điều kiện khách quan, rồi mới đi đến quyết định. Làm cho bạn bè một việc gì đó, cần có trách nhiệm đối với họ. Nếu không giúp, xét về tình lý cảm thấy áy náy. Có lúc đấy là việc rất khó khăn, nếu ta nhận một cách miễn cưỡng, sẽ gây khó dễ cho bạn. Có thể anh chưa nghĩ đến, nhưng chỉ vì thể diện hay tình cảm nhất thời, cố nhận lấy những việc anh không có khả năng thực hiện, thì sẽ kham không nổi. Nếu thất bại, họ đâu có nghĩ tới nhiệt tình của anh lúc đó, mà qua kết quả thất bại lần đó để đánh giá anh. Nếu anh cảm thấy việc bạn anh nhờ không tiện chối từ hoặc sợ mình từ chối sẽ làm cho bạn không vui, nên cứ nhận. Cứ như thế, về sau này bạn sẽ còn gặp nhiều điều khó xử. Cho nên, phải liệu cơm gắp mắm, liệu có kham nổi hay không. Khi mình cảm thấy khó cáng đáng nổi cần phải dũng cảm thừa nhận, mạnh dạn phát biểu: “Xin lỗi, quả thực tớ không có khả năng, cậu có thể tìm người khác được không?”. Hoặc giả “Thực vô cùng tiếc, trình độ tôi có hạn, tôi chỉ làm anh thất vọng. Tôi nghĩ, nếu tôi cố nhận, sau này nhỡ xảy ra vấn đề, lúc đó thật không phải với anh!?”. Với cung cách đó, mới chứng tỏ anh là con người biết làm việc. Nếu không, người mất thể diện chẳng

phải ai khác, mà là anh.

2. Việc không nên làm thì không thể làm

Trên thế giới này, ta không thể nào sống đơn thương độc mã chăm chắm vào công việc của riêng mình; có lúc phải vì lợi ích của người khác. Vì vậy, trong quá trình giải quyết công việc cần cân nhắc toàn cục, nắm vững tình tiết phối hợp nhịp nhàng giữa các mối quan hệ, tránh phương hại tới lợi ích của người khác.

Có một số việc, không nên làm thì ta không làm. Mỗi khi nhúng tay vào, có thể vi phạm đạo đức, mất hết cả tình, lý, thậm chí tổn hại đến danh dự, kinh tế của chính mình hoặc bạn bè. Có một ai đó, đã mặc nhân cách của anh, nhờ làm việc gì đó không hay. Anh không thể vì tham lợi ích trước mắt mà nhận lời với họ hay dung túng cho họ. Anh nhất thiết phải suy nghĩ thận trọng đến hậu quả có thể dẫn tới. Nếu ai đó muốn hại người khác; tạo dựng chứng cớ giả mạo, nhờ anh làm chứng hoặc có người muốn cấu kết với anh làm những chuyện phi pháp, nếu không muốn sa vào vũng lầy tội lỗi đó; phải dũng cảm cự tuyệt những yêu cầu phi lý đó. Mặt khác, trong bạn bè có ai đó muốn anh thay thế họ hoàn thành công việc của họ đang còn dở dang, dồn phần công việc họ đang cáng đáng sang cho anh làm thay. Những tình huống như vậy, anh cũng cần khéo léo từ chối. Bởi vì, trên vũ đài của xã hội có đủ các hạng người đang sắm vai khác nhau. Mỗi người đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công việc của mình đang cáng đáng. Khi đã gánh vác một trách nhiệm nào hay một điều giao ước nào đó, họ cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm và giao ước của mình. Nếu khi họ không hoàn thành nhiệm vụ, anh cũng đừng nên vì họ nhận lấy phần trách nhiệm về mình. Nhìn bề ngoài, anh có lòng tốt giúp họ nhưng kỳ thực đang làm hại họ. Bởi lẽ, khi làm như vậy đã vô hình trung ràng, càng làm cho họ ỷ lại

vào anh nhiều hơn.

Quả thực, từ chối yêu cầu của bạn bè không phải là một việc dễ làm nhất là khi bạn nằng nặc nhờ; mà anh thì phải buộc lòng từ chối. Điều này khiến chúng ta khó xử. Bởi vì mỗi người đều có lòng tự trọng, hy vọng được bạn bè coi trọng; và cũng không muốn làm bạn không vui. Vì vậy mà khó nói lên lời từ chối thẳng thừng. Nhưng, khi bạn đã cân nhắc kỹ, biết mình nếu đáp ứng yêu cầu của bạn bè sẽ gây tổn thương cho mình hoặc cho họ thì phải kiên quyết từ chối. Không nên vì thể diện mà làm điều lương tâm day dứt. Rốt cuộc chẳng lợi lộc gì cho cả đôi bên.

Một phần của tài liệu bạn là người được hoan nghênh nhất (tập 1) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w