Coi trọng "thù tiếp" trong sinh hoạt

Một phần của tài liệu bạn là người được hoan nghênh nhất (tập 1) (Trang 48)

Tiếp đãi trong sinh hoạt là một việc thường tình của con người trong cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều việc tiếp đãi không thể bỏ qua: Trương Tam kết hôn; Lý Tứ sinh nhật; Vương Ngũ sinh con; Mã Lục lên chức... những việc này rất hay gặp. Những người giỏi giao tiếp, thường “dỏng tai” nghe ngóng những tin này, kết thành nhóm người chuyên thù tiếp khi có việc, tất cả đều hoan hỷ vui mừng. Vì sao vậy? Vì họ cho rằng những thù tiếp trong cuộc sống hàng ngày đáng là một môn học nhân tình

thế thái.

Thù tiếp là một môn nghệ thuật xã giao, chỉ có dùng tình người mới có thể đạt được

mục đích khơi thông tình cảm.

Ngày sinh nhật của một đồng nghiệp, có người đề xướng mọi người đi chúc mừng, bạn cũng vui vẻ đi dự, nhưng sau đó rồi mới phát hiện mọi người kéo đến đông như vậy, vì sao họ không tổ chức vui vẻ như trong ngày sinh nhật của mình? Vấn đề là ở

chỗ, món quà của bạn vẫn chưa đến đúng chỗ, quan hệ giao tiếp của bạn có chỗ thiếu sót. Muốn làm xoay chuyển kiểu mất mát trong lòng, bạn nên tích cực chủ động tìm nhiều lý do để biết tiếp đãi trong giao tiếp hàng ngày. Thí dụ bạn mới nhận được một món tiền thưởng, lại đúng vào dịp sinh nhật, bạn có thể có một sách lược tích cực: “Hôm nay là ngày sinh nhật của mình, mình mời mọi người ăn bữa cơm thân mật, rất hoan nghênh mọi người tới dự và xin nhớ cho, đừng ai mang quà đến”. Trong tình huống này, mặc dù là đồng nghiệp trước đây có quan hệ với bạn như thế nào, lần này bạn cũng sẽ để lại cho họ ấn tượng tương đối tốt... Coi trọng tiếp đãi, thù tiếp, nhất thiết phải nhập gia tuỳ tục. Nếu như trong công ty bạn đang làm, người được đề bạt thường có thói quen mở tiệc mời bạn bè, chắc chắn không thể phá cái lệ đó. Nếu bạn không mời, bạn sẽ bị mọi người cho là “bủn xỉn, keo kiệt”. Nếu như mọi người ở công ty mới đều không có thói quen mời nhau ăn mà chỉ có mình bạn đi đầu mở màn chuyện mời tiệc, các đồng nghiệp sẽ cho rằng bạn là người huênh hoang, khoác lác. Vì vậy, phải làm theo “phong trào” đã có trước. Có chuyện người khác chưa phải là thân thiết mời bạn, bạn có đi dự hay không thì phải cân nhắc. Mọi người phát giấy mời, không đáp ứng thì không được, nhưng sau khi đã đáp ứng, chắc chắn sẽ phải suy nghĩ nếu muốn tìm cách tháo lui. Với những đồng nghiệp quan hệ thân thiết, đã có lời mời thì nên nhận lời ngay, quan

hệ do đó thêm khăng khít.

Coi trọng tiếp đãi, không thể không có quà biếu, chuyện có đi có lại giữa bạn bè với nhau là sợi dây tình cảm, khiến quan hệ ngày càng sâu sắc thêm. Đồng nghiệp có tổ chức hôn lễ, nên có một chút quà đến mừng, vừa là để tăng không khí vui vẻ, vừa tăng thêm tình cảm thân mật. Cũng trong trường hợp này, khi đưa quà cũng phải lưu ý nói chung có quà mang đến là được rồi, không nên mua những món quà quá đắt tiền. Đồng nghiệp tặng quà cho mình là chuyện có đi có lại, vì thế, bất kể là quà gì, đều phải nhận ngay, nhận hết. Anh ta đến biếu quà, nếu bạn cố ý không nhận, sẽ làm cho người đưa quà mất mặt. Nếu như bạn biết người đưa quà có động cơ, có mưu đồ gì đó mà lại khó từ chối, bạn có thể tạm thời nhận món quà này, sau đó tìm một lý do thích hợp, trả lại cho đồng nghiệp một món quà khác có giá trị tương đương. Những lễ vật có giá trị thật sự thì không thể nhận được, ngoài việc phải nhã nhặn từ chối ra, còn phải có lời cảm ơn chân thành. Nếu như nhận món quà lớn, có thể ảnh hưởng tới công tác hoặc có thể khiến cho bạn không thể duy trì nguyên tắc thanh liêm được, trong tình huống này bạn dứt khoát không được nhận, điều này rất quan trọng, nó giúp bạn từ nay về sau tránh được thói nhận hối lộ.

Một phần của tài liệu bạn là người được hoan nghênh nhất (tập 1) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w