Có một số bạn tỏ ra khá thoáng khi bạn bè nhờ mình giúp. Còn chúng ta vì thể diện hay muốn gỡ thế bí cho họ, thường không suy tính kỹ đối với yêu cầu mà đã vội nhận lời ngay. Nhưng có nhiều công việc, không phải bạn làm là làm được. Có lúc, công việc đó do điều kiện và năng lực hạn chế, nên làm không thành công. Do vậy, khi bạn bè nêu lên những yêu cầu nhờ mình làm, cần cân nhắc kỹ. Việc đó ta có khả năng hoàn thành hay không. Nếu làm không nổi thì ta nên thành thật nói thẳng: Tôi không cáng đáng nổi. Chỉ vì thể diện hay nể nang không suy nghĩ mà nhận thì rất bất lợi. Đương nhiên, từ chối yêu cầu của bạn bè không phải là một điều dễ Một vị giáo sư đại học chuyên ngành “Kỹ xảo trong giao tiếp” của Nhật đã nói: “Khẩn nài ai đó, cố nhiên là một điều khó khăn, còn khi bạn khẩn nài mà. Lúc anh ta không thể từ chối được - đó cũng là một điều làm người ta đau đầu. Bởi lẽ, mỗi người đều có lòng tự trọng. Hơn nữa, mình cũng không muốn làm bạn mất vui, do vậy khó nói lời
từ chối”.
Quả vậy, giữa nhận lời và từ chối thì rõ ràng, nhận lời dễ hơn từ chối. Điều này thì ai
Có ai đó nhờ bạn giúp một việc gì đó, tất nhiên người đó đã có ý định nên mới đến tìm bạn. Trước tình hình đó, chí ít mình cũng cần chuẩn bị nên trả lời ra sao? Nếu bị động trong tình hình đó, tất nhiên là họ sẽ chiếm thế thượng phong. Việc bạn nhờ mình, làm được hay không làm được thậm chí trong tình trạng giữa được và không được thì bạn nên trả lời ra sao? Rất nhiều người đã sử dụng thủ thuật: “Hãy để tôi suy nghĩ xem?” Câu trả lời này thường được vận dụng. Nhưng cũng có lúc, có nhiều người đã miễn cưỡng nhận lời. Có thể gọi đó là “sự nhận
lời không tự giác”
“Khi anh đang trong tình trạng ngập ngừng, chưa quyết định, còn bạn thì coi như đã nhận lời”. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do mỗi người đều có tâm lý “ngượng ngùng, khó xử” mà từ chối là thuộc trạng thái này. Càng tránh được trạng thái tâm lý này
càng tốt.
Ta cũng cần nhớ, hiện nay có rất nhiều người thích hứa hẹn. Rất ít người cân nhắc kỹ đến nguyên nhân vì sao không làm được. Do vậy, Napôlêông đã nói: “Tôi không nhận lời một cách dễ dãi; bởi vì khi đã nhận lời kiểu đó thì khó thoát khỏi sai lầm”. Vậy, khi bạn khẩn nài như vậy, biết rất rõ việc đó không đáp ứng được, vậy ta cần xử
trí việc này ra sao.
Các học giả về mối quan hệ giữa con người với con người đã nhắc nhở chúng ta: “Anh hãy chăm chú nghe hết lời bạn khẩn nài. Khi nghe xong, anh hãy khe khẽ lắc
đầu còn thái độ thì không nên căng quá”.
Khe khẽ lắc đầu, thể hiện từ chối để bạn thấy; tiếp đó anh có thể từ từ thản nhiên nêu lý do; với cách làm này, bạn dễ tiếp thu sự từ chối của anh mà không đến nỗi phải hằn
học với anh.
Có rất nhiều việc nhờ vả như vậy, xem ra nên biết cách từ chối. Chẳng hạn, anh có một người bạn cố tri làm nghề kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Ông ta đến gặp anh và nói một thôi một hồi về những mặt tốt của bảo hiểm nhân thọ. Sau đó, mời anh mua mức bảo hiểm một triệu đồng. Anh cũng biết mua bảo hiểm là một việc làm tốt, nhưng sau khi đã tính toán cụ thể, mỗi tháng anh phải mua bảo hiểm phí, bằng một phần ba mức thu nhập của mình. Còn thu nhập hiện nay của anh chỉ đủ để sống tàm tạm. Lúc này, thấy đây là một việc khó thực hiện, anh không ngần ngại gì mà không lắc đầu nhẹ, kế đó nói rõ lý do của mình. Có một số người thích kéo dài hoặc bắt người ta chạy đi chạy lại nhiều lần để nghe câu trả lời cuối cùng. Kiểu làm đó đều không phải là cách làm lòng người dễ tiếp thu. Chúng ta đã từng nghe những câu ta thán “Không làm được, sao không trả lời sớm cho người ta biết”. Cứ kiểu như vậy, bạn sẽ bị đánh giá là con người tiền hậu bất nhất.
Có lúc do ngượng ngùng khó xử trước sự khẩn nài của bạn, anh không thể thẳng thừng từ chối. Lúc này, lời hứa phải có mức độ. Cần dựa vào tình hình cụ thể mà có cách nêu lên lời hứa. ở đây có ba cách làm, chúng ta có thể tham khảo
1- Phải có đất lùi
năng linh hoạt đảm bảo có độ co giãn, có đất lùi. Ví dụ: “Để tôi thử xem”, “Tôi sẽ cố gắng ở mức cao nhất”. Sử dụng ngôn từ đối đáp linh hoạt, giúp cho mình có đất xoay trở; làm cho họ phải lưu ý: ý định có thể được chấp nhận, có thể không?
2- Thoái thác về mặt thời gian
Đối với những việc có khoảng thời gian dài, có thể dùng cách hứa hẹn có tính trì hoãn; do tình hình có thể thay đổi. Lúc này anh có thể dùng cách kéo dài thời gian, tạo thuận lợi cho mình có đất xoay trở, thoái thác lời hứa đó. Chẳng hạn, như có người yêu cầu ông chủ tăng tiền lương. Ông chủ có thể đại thể trả lời: “Chờ quyết toán cuối năm, hiệu quả kinh tế của xưởng khá lên, tôi sẽ nâng cho anh một bậc lương”. Dùng câu quyết toán cuối năm là đã có ý trì hoãn thời gian. Rõ ràng có thời gian ứng phó,
nghe ra lại có lý có tình.
3- Nêu lên những điều kiện cần có
Đối với những việc mà mình không độc lập giải quyết được, nên nêu lên lời hứa có chứa các tiền đề làm điều kiện. Chẳng hạn như: Nếu tôi nhận lời thì cũng không đơn độc hoàn thành được mà cần có sự giúp đỡ của ai đó; trong lời hứa nên dùng ngôn từ
có tính hạn chế, ràng buộc.
Chẳng như anh giúp bạn ổn định vấn đề hộ khẩu. Điều đó có liên quan đến công an và chủ trương, chính sách của nhà nước. Nhất là khi anh biết rõ những chính sách của công an khi làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hãy nêu làm điều kiện, nếu có đủ các điều kiện đó sẽ giúp đỡ ngay. Đó là những điều kiện cần thiết ràng buộc với lời hứa của anh. Lời hứa có mức độ và lời lẽ linh hoạt, thực tế đó còn ám chỉ cái khó của mình, đòi hỏi người khác phải hỗ trợ. Thật là, thuận cả đôi đường. Khi giúp đỡ, cần chú ý lời hứa của mình phải có trọng lượng, đã hứa là có khả năng làm được và làm có kết quả. Do vậy lời hứa không thể tuỳ tiện được; trước hết phải đánh giá đầy đủ điều kiện khách quan. Tránh làm những việc không chắc chắn. Hơn nữa đã hứa với ai đó thì cố gắng làm đến nơi đến chốn. Mỗi khi nuốt lời hứa, bạn
bè dễ vì thế mà nhất định nổi cáu.
Nếu chẳng may do tình hình có sự thay đổi mà không thực hiện được lời hứa, cần nói rõ nguyên nhân với bạn và thành thực xin lỗi để họ hiểu và tha thứ cho mình Đối với những việc mà mình không có khả năng hoặc không muốn làm, tốt nhất là từ chối kịp thời. Khi từ chối không thể đơn giản buông thõng một câu: “Không làm được” mà cần lịch sự, thậm chí biết từ chối là một nghệ thuật. Vừa khước từ khéo lời yêu cầu không thoả đáng của họ mà không làm mếch lòng; duy trì được mối quan hệ
bạn bè.