Phải nắm nguyên tắc thích hợp

Một phần của tài liệu bạn là người được hoan nghênh nhất (tập 1) (Trang 36)

1) Đối với mọi người phải khoan dung, không nên hà khắc, đây là nguyên tắccơ bản để làm dịu mâu thuẫn với cấp dưới. cơ bản để làm dịu mâu thuẫn với cấp dưới.

Nếu như cấp dưới làm sai một vài việc nhỏ, không cần thiết phải so đo, hơi một tý là trách mắng, chỉ càng làm cho quan hệ bạn và họ thêm căng thẳng. Ngược lại, phải

khoan dung độ lượng với cấp dưới.

Khoan dung độ lượng với cấp dưới khi cấp dưới có lỗi, khi người đó gặp khó khăn, cũng phải chân thành giúp đỡ anh ta. Nếu như đối phương có lòng tự tin mạnh mẽ, khi bạn muốn giúp đỡ, hãy cẩn trọng, đối phương có thể coi sự giúp đỡ của bạn như là

một sự miệt thị, bố thí.

2) Coi trọng giao lưu với cấp dưới:

Cấp dưới và cấp trên có những ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó, đây là một việc rất bình thường. Là một người lãnh đạo, lúc này bạn cần phải khắc phục một kiểu tâm lý của cấp trên: “Tôi nói như vậy đấy, các anh phải làm theo lời tôi nói”. Thật ra, “người càng đông thì sức mạnh càng lớn”, kết hợp trí tuệ của mọi người lại, tiến hành so sánh, đối chiếu, tổng hợp, bạn sẽ tìm ra phương án khả thi nhất. Cấp dưới đề xuất nước cờ cao, biện pháp hay, bạn không thể ghen ghét, đố kỵ anh ta, càng không thể bài xích vì anh ta thông minh giỏi giang, cũng không thể từ chối cao kiến của anh ta. Như vậy, nếu bạn ghen ghét vì anh ta vượt trội hơn bạn, anh ta oán trách mình có tài nhưng không gặp thời thì mâu thuẫn hai bên càng thêm gay gắt. Bạn có quyền, anh ta có tài, oán trách tích lại quá lâu, cuộc tranh đấu có thể dẫn đến cả hai cùng thất bại.

Là người lãnh đạo, phải phát hiện được ưu thế của cấp dưới, khai thác tiềm năng của con người cấp dưới, chiến thắng cái tự phụ, độc đoán lộng hành của mình, phải tin dùng, đề bạt những cấp dưới có năng lực, khẳng định thành tích và giá trị của cấp dưới, lúc đó mới có thể dung hoà làm dịu mâu thuẫn. Phát hiện tiềm năng của cấp dưới có thể giảm được rất nhiều mâu thuẫn. Được bạn chỉ bảo, cấp dưới sẽ phát hiện được tiềm năng và thiếu sót của mình, sẽ cảm thấy mình đều gặp may mắn vì có người hiểu mình; sẽ không quá để ý đến môi trường, điều kiện làm việc, tránh được rất nhiều khả năng phát sinh mâu thuẫn với bạn. Từ một góc độ khác, lãnh đạo và cấp dưới có thể giao lưu như vậy, lãnh đạo khai thác và sử dụng tiềm năng của cấp dưới, cấp dưới được lãnh đạo phát hiện sẽ biết mình có thể làm cái gì, cái gì không làm được; được cái gì và không được cái gì. Nếu không được cơ hội giao lưu đó thì họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn với lãnh đạo.

3) Chủ động nhận trách nhiệm.

Khi giải quyết mâu thuẫn, phải dũng cảm, dám nhận trách nhiệm. Ai cũng có khuyết điểm. Bản thân quyết sách của một số sự việc cũng có tính rủi ro. Khi trong công tác xuất hiện trục trặc, bạn và cấp dưới đều phải xem xét đến vấn đề trách nhiệm thuộc về ai. Nhưng là giám đốc, cho dù thế nào đi nữa, vẫn phải có trách nhiệm Đun đẩy trách nhiệm cho cấp dưới một cách vô lí sẽ làm phát sinh mâu thuẫn với cấp dưới, nảy sinh đối xử bất công. Nhưng việc trên đều khiến bạn mất uy tín, mất lòng dân.

Cho dù cấp dưới có sai lầm thì giám đốc cũng phải đứng ra nhận một số trách nhiệm, điều đó thể hiện phong cách của lãnh đạo, không làm cho quan hệ trên dưới căng

thẳng sau khi xảy ra vấn đề.

4) Cho phép cấp dưới thổ lộ.

Khi phát hiện rõ ràng cấp dưới có khuyết điểm, phải cho cấp dưới biện minh. Có khi cấp dưới cần được thổ lộ, trình bày, thậm chí trực tiếp đối mặt với giám đốc để kể lể

bất mãn, chỉ trích sai lầm của cấp trên.

Gặp phải trường hợp này, giám đốc không thể lấy tức giận cáu gắt để xử sự. Hai bên căng thẳng, không có lợi, chỉ làm cho mâu thuẫn càng thêm gay gắt. Một vài xí nghiệp của Nhật đã làm tương đối tốt về mặt này. Trong xí nghiệp họ đặt một phòng gọi là “phòng thổ lộ”. Trong căn phòng này họ để ảnh, hoặc mô hình quản lý các cấp trong xí nghiệp để những khi công nhân bất mãn với họ, có thể đến đây chửi mắng, trách móc, rồi lại trở về tiếp tục làm việc. Đây chỉ là một cách, trút bực tức một cách gián tiếp, không giải quyết triệt để mâu thuẫn. Vì vậy, khi gặp phải cấp dưới trực tiếp tìm bạn để thổ lộ bất mãn của anh ta đối với bạn, bạn nên hiểu như sau: Anh ta tín nhiệm và gửi gắm hy vọng vào bạn. Chỉ khi không tín nhiệm, sợ nói ra sẽ bị bạn trừng trị, anh ta sẽ không nói nữa. Vì vậy, khi lãnh đạo tiếp cấp dưới thổ lộ bất mãn, phải kiên nhẫn lắng nghe họ, trình bày, nếu sau đó có thể làm cho họ thoải mái dễ chịu. Đồng thời đây cũng là cơ hội rất tốt để hiểu được cấp dưới, không thể vì tức giận mà để mất đi cơ hội tốt này.

Mâu thuẫn phát sinh cho dù nguyên nhân ở đâu, lãnh đạo đều không thể một mực nhân nhượng. Nếu trách nhiệm thuộc về cấp dưới, nên có thái độ khoan dung đúng mực, và cũng phải chỉ ra cho anh ta thấy được trách nhiệm này. Nếu không anh ta sẽ cho là tốt, trọn vẹn, lần sau lại có những sai lầm tương tự. Nếu trách nhiệm thuộc về lãnh đạo, sau khi giải quyết có hiệu quả, cũng không nên nhân nhượng với một số cấp dưới quản lý không đúng mực. Khoan dung nhưng có chừng mực, lùi một bước nhưng không phải là mềm yếu, khi thời cơ đúng lúc phải phản kích lại, nhằm ngăn chặn cấp

dưới gây rối.

Khi giải quyết mâu thuẫn giữa cấp dưới với nhau, phải có biện pháp chỉ ra cho họ thấy được sai lầm. Phê bình nhưng phải giữ danh dự, thể diện cho họ, đồng thời không thể vì thế mà gây oán thù, còn phải để cho cấp dưới thấy sửa chữa khuyết điểm không

phải là việc khó.

Nếu như muốn chỉ ra sai lầm của cấp dưới, khi đề xuất phê bình thì không ngại gì mà không trước hết khen ngợi một vài ưu điểm của đối phương. Phương pháp này cũng giống như thủ thuật (mổ xẻ), trước hết phải đánh thuốc mê đã, người bệnh tuy đau đớn khi bị dao cắt kim khâu nhưng thuốc mê đã giúp họ giảm đau đớn. Con người ta chẳng ai thích người khác phê bình mình thẳng thừng, vậy cấp lãnh đạo không ngại gì mà không tự nêu ra khuyết điểm của mình, như vậy, càng để cấp dưới hưởng ứng theo bạn, họ càng dễ dàng tiếp thu khuyết điểm. Phải thật bình tĩnh để chỉ ra khuyết điểm và phê bình cấp dưới, khi giải quyết xử lý phải giữ thể diện danh dự cho họ. Có vị lãnh đạo tức giận lên, không cần biết đang ở đâu, trước một đám đông người mắng cấp dưới ra rả không cần nể mặt họ, như vậy sẽ tạo cho mình một kẻ đối lập, thậm chí gây thêm thù oán. Hãy nể mặt cấp dưới, đừng để quan hệ thêm căng thẳng.

Chương bốn: Như vậy bạn sẽ được đồng nghiệp hoan nghênh nhất I. Sống vui vẻ cùng đồng nghiệp

Giữa các đồng nghiệp với nhau, hoàn toàn có thể, thảo luận và bàn bạc giải quyết các ý kiến bất đồng và xem xét các vấn đề công việc một cách thẳng thắn, không cần phải kiêng nể gì, do vậy giữa đồng nghiệp có một bầu không khí tương giao. Nhưng, vẫn có một số việc vụn vặt, cụ thể có liên quan đến công việc, đòi hỏi phải được xem xét và giải quyết rất tốt, vì nếu những việc này nếu xử lý tốt hay không tốt sẽ trực tiếp

liên quan đến hiệu quả công việc.

1) Làm tốt quan hệ giao tiếp nơi làm việc

Thời đại này, mọi người đều phải dựa vào năng lực cá nhân để phấn đấu tuy nhiên không thể không quan hệ với đồng nghiệp về mặt công tác. Xung đột giữa bạn và họ

có thể có, nhưng vì sao lại xảy ra?

Quan sát tỉ mỉ, đồng nghiệp có rất nhiều điểm giống nhau. Chỉ vì một vài tranh chấp nhỏ vụn vặt trong phòng làm việc sau khi được “đốt cháy” lên, họ sẽ thành đối lập

“không đội trời chung” với nhau.

coi là người xấu mà thôi. Những người không hợp với bạn, không thể cho rằng mọi quan điểm của bạn và họ về sự việc nào đó cũng đều không hợp nhau. Nếu chỉ nhìn một mặt xấu của người khác thì thật là đáng buồn. Giữa con người với nhau vẫn nên khẳng định ưu điểm của nhau. Quá khắt khe tìm tòi những chỗ giống nhau, khác nhau của người khác với bạn thì xung quanh bạn đầy rẫy những cái khác nhau. Chỉ cần trong lòng bạn có thái độ đó, nó sẽ thể hiện được ngay trong lời nói và thái độ của bạn. Thì ra, rất nhiều người không hợp với bạn, thật ra đều có nguồn gốc

do định kiến của bạn.

Chỉ cần bạn bỏ mọi định kiến trong lòng, cho dù nghe thấy hoặc không nghe thấy những điều mắc mớ đều không nên để ý tới làm gì. Chỉ cần trong lòng không thành kiến thì mới có thể hợp tác với người khác. Nếu vì bạn sai lầm mà để người khác phải trách móc, hãy nhận lỗi vì bạn đã làm ảnh

hưởng đến công tác của người khác!

2) Quan tâm và hiểu đồng nghiệp nam hơn nữa.

Rất nhiều người thường cho rằng đồng nghiệp nam nên sống đại lượng và rộng rãi, phải có “khí phách đàn ông”. Vì vậy, một khi gặp đồng nghiệp nam trong hoàn cảnh bất an, bạn sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên và có thể cho rằng anh ta là một con người yếu kém.

Cách suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Vì một con người rất chịu khó làm việc, đào sâu suy nghĩ, nếu như không đạt được mục tiêu lý tưởng thì rất dễ mất khí phách. Thí dụ, trước mắt rõ ràng là có thể ký được hợp đồng chính thức nhưng khi đàm phán lại thất bại, anh ta sẽ vô cùng ủ rũ và cảm thấy áy náy băn khoăn. Có người đàn ông trẻ tuổi gặp phải trường hợp này, thường rất khổ tâm, buồn rầu, muốn được cân bằng tâm lý. Trong trường hợp này, là một đồng nghiệp, bạn phải tỏ ra là một người hiểu và quan tâm đến anh ta. Chỉ có làm như vậy, mới có thể cải tiến và hoàn thiện quan hệ giao

tiếp giữa các đồng sự với nhau.

3) Giúp đỡ và chăm sóc đồng nghiệp nữ hơn nữa.

Khi đồng nghiệp nữ gặp khó khăn trong công tác, họ thường muốn được người khác thông cảm và giúp đỡ. Thí dụ có một đồng nghiệp nữ vừa nhìn đồng hồ vừa than thở: “Nếu không làm thêm giờ thì không thể làm xong công việc của ngày hôm nay”. Lúc này còn ngần ngại gì nữa mà bạn không chìa tay ra mà giúp đỡ người ấy để họ có chỗ dựa và giảm bớt gánh nặng tư tưởng, nâng cao hiệu suất làm việc. Lần này bạn chìa tay ra giúp đỡ, lần sau nếu bạn gặp khó khăn, cô bạn đồng nghiệp sẽ giúp đỡ bạn. Đây là một kiểu giúp đỡ nhau về tinh thần trong công tác, nên được phát huy rộng rãi.

4) Cảnh báo sai lầm khuyết điểm của đồng nghiệp.

Cải tiến và hoàn thiện quan hệ giao tiếp giữa các đồng nghiệp, đương nhiên không chỉ hiểu và quan tâm đến đối phương, mà thấy đồng nghiệp có khuynh hướng phạm sai lầm, nhất định phải chân thành khuyên bảo, thẳng thắn nhắc nhở anh ta. Có người hay lo ngại nếu làm như vậy sẽ phá vỡ tình cảm, làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ giao tiếp? Do dự chần chừ không quyết đoán sẽ dẫn đến những sai lầm và tổn thất lớn khó tránh khỏi. Vì vậy, mặc dù đối phương là bậc nhiều tuổi hơn hay bằng tuổi, một khi

đã phát hiện thấy họ có khuynh hướng phạm sai lầm, không cần phải suy nghĩ nhiều mà nên thẳng thắn nêu ra, để nhanh chóng sửa chữa kịp thời. Trên thực tế, nói ra được lời chân thực, chứng tỏ bạn tín nhiệm, yêu mến và quan tâm đến đồng nghiệp. Không chỉ giúp công ty tránh được tổn thất mà còn giúp cho đồng nghiệp tránh được sai lầm.

5) Đặt công tác lên hàng đầu.

Ở nơi làm việc, tiêu chuẩn để đánh giá một con người có được người xung quanh ưa thích hay không, không phải là anh ta tươi cười lộ ra mặt như thế nào mà ở chỗ làm việc và hoàn thành công việc như thế nào, hiệu quả có cao hay không và thường xuyên có những kiến nghị hợp lý hay không, có thường xuyên vì công ty và người xung quanh hay không. Vì thế, ở nơi làm việc không cần thiết phải được người xung quanh hoan nghênh mà bỏ bê công việc, một mực tìm cách làm vui lòng người khác. Chỉ nỗ lực phấn đấu, bạn mới có thể được mọi người xung quanh yêu thích và tôn

trọng hơn.

Một phần của tài liệu bạn là người được hoan nghênh nhất (tập 1) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w