Phải tránh 11 điều trong giao lưu bạn bè

Một phần của tài liệu bạn là người được hoan nghênh nhất (tập 1) (Trang 71)

Nhiều người khi xử sự trong giao tiếp với bạn thường phạm vào điều: Đã là bạn bè thân tình không cần câu nệ khách sáo. Họ cho rằng đã là bạn bè chí cốt, hiểu rõ chân tơ kẽ tóc, như anh em, không phân tiền tài, của cải, có phúc cùng hưởng. Nếu quá câu nệ khách sáo thì không còn gì là thân tình. Thực ra, do họ chưa ý thức được hết. Muốn duy trì và phát triển được tình bạn phải lấy sự tôn trọng lẫn nhau làm tiền đề, không được để lẫn vào trong đó một chút gượng ép, đi quá sâu hay bắt buộc nào cả. Giữa

anh và tôi tâm đầu ý hợp, tính khí hoà hợp được thì hoà hợp, ngược lại không hoà hợp được thì không vì thế mà gượng ép. Tình bạn dù có thân quen đến mấy cũng không thể tuỳ tiện quá mức hoặc không giữ gìn ý tứ. Quá giới hạn đó, sẽ mất cân bằng, quan hệ tình bạn sẽ không duy trì được lâu dài. Do vậy, đối với bạn đã thân thiết rồi vẫn phải giữ gìn mối quan hệ đúng mực. Không quá nhấn mạnh đến thể diện của mình, mà

không giữ gìn thể diện cho bạn.

Sự giao lưu hài hoà và sâu lắng, cần có một cảm tình sâu sắc làm cầu nối. Cảm tình đó không phải là một thứ trang sức giả tạo mà đòi hỏi sự chân thực, tự nhiên. Tất nhiên, phép lịch sự mà chúng ta nói đến trong tình bạn thân thiết ở đây không có nghĩa là bất biến trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều muốn nhấn mạnh ở đây là sự tôn trọng lẫn nhau trong tình bạn. Không được lấn sang ranh giới thể diện của đối phương

Mỗi người đều mong mình có một khoảng trời riêng, bạn bè quá suồng sã thì dễ phạm vào khu cấm đó, dẫn tới sự xa cách về tình cảm. Chẳng hạn: Không hỏi han gì bạn bè có rỗi không, tuỳ tiện làm bạn nhỡ mất thời gian quý báu đã sắp xếp. Vừa ngồi chưa ấm chỗ, đã thao thao bất tuyệt truyện trên trời dưới biển, không mảy may quan tâm đến tình trạng khó xử và bất tiện của bạn mình. Khăng khăng gặng hỏi những chuyện mà bạn mình không muốn hé răng; cố moi móc chuyện riêng tư mà họ không muốn thổ lộ. Nhiều khi anh quên cả lời giáo huấn của người xưa: “Thân người chứ không bao giờ thân của”, sơ suất nghĩ không đến nơi đến chốn (Tình cảm có thể là một thể thống nhất, chứ kinh tế thì không phải vậy) mà tiêu tiền, sử dụng đồ vật của bạn một cách tùy tiện. Điều này chứng tỏ bạn không tôn trọng bạn bè, xâm phạm, can thiệp quyền lợi của người khác. Do sơ xuất, vô tình thì có thể thông cảm, tha thứ. Nhưng, nếu cứ như vậy mãi thì có sự rạn nứt dẫn đến bạn bè xa lánh nhau, chán ghét nhau. Tình bạn nhạt dần và xấu đi. Do vậy, tình bạn phải tuân theo nguyên tắc lịch duyệt. Quá suồng sã thất lễ với bạn, rất dễ làm tổn thương tình bạn. Nó có vô số biểu hiện, ta

không thể không lưu tâm để hạn chế nó.

1- Biểu hiện sự quá thể, nói năng không thận trọng; làm tổn thương lòng tự

trọng của bạn.

Có thể giữa anh và bạn anh không có điều gì là không thể nói cho nhau nghe, rất tâm đầu ý hợp. Có thể anh tài cao, học rộng, tuấn tú, gia đình thịnh vượng cũng như tiền đồ xán lạn v.v… làm cho mọi người hâm mộ; quả thực anh cao hơn bạn anh một cái đầu. Nhưng anh quên mất những mặt đó chỉ thể hiện có nơi, có lúc. Nếu ngay cả khi đang chơi với bạn mà anh để lộ cái tôi của anh ngạo mạn, bạn cảm thấy anh đang nói giọng trịch thượng, đang khoe khoang và tự đề cao mình, làm cho lòng tự trọng của anh ta bị xúc phạm; đã không thán phục anh mà còn xa lánh anh. Vì vậy, khi giao lưu với bạn bè phải biết tự khống chế tinh thần của mình, đảm bảo sự cân bằng của lý trí; thái độ khiêm tốn; khoan dung, hoà mình với mọi người.

2- Không vi phạm vật chất, để bạn phải lo đề phòng anh.

Điều ta thường sơ suất trong mối giao lưu bạn bè là không thận trọng khi xử lý những vấn đề thuộc phạm vi vật chất. Thường đơn giản: “Giữa bạn bè với nhau còn phân biệt

tôi và anh làm gì?”. Trước nguồn của cải, vật chất của bạn, nếu không có ý kiến của bạn không được tự ý sử dụng, không tỏ vẻ thèm muốn, không mượn dùng chậm trả hoặc không trả. Một lần, đôi lần ngần ngại, giữ thể diện không tiện nói ra. Cứ thế kéo dài bạn ắt sẽ đánh giá anh là người bừa bãi, khiến bạn phải đề phòng. Thực ra, giữa bạn bè với nhau; ngoài tình bạn ra còn có mối quan hệ giao ước rất tế nhị. Về mặt vật chất chẳng hạn, giữa anh và bạn anh có thể mượn dùng lúc nào cũng được đó là điểm khác nhau trong mối quan hệ với người bình thường. Thế nhưng, về mặt vật chất giữa anh và bạn anh, trước hết phải có một quan niệm: “Đấy là của cải của bạn, mình càng phải thận trọng hơn”. “Càng thân thiết, càng phải minh bạch”. Cần coi trọng mối quan hệ “có đi có lại mới toại lòng nhau”. Phải trân trọng nguồn vật

chất của bạn như trân trọng tình bạn vậy

3- Trong tình bạn, nói năng và cử chỉ nên thẳng thắn, rộng rãi, thân thiết, không

giả tạo, thể hiện bản sắc tự nhiên.

Nếu anh không biết tự kiềm chế, quá suồng sã sẽ khiến cho bạn anh cảm thấy thô lỗ, cục cằn. Có thể, đối với người khác anh vận dụng lý trí để tự khống chế, nhưng khi bù khú với nhau anh có thể quên mất điều đó. Khi nói thì hoa chân múa tay; nói bừa nói ẩu, mênh mông trời biển. Hoặc khi bạn nói thì vô ý vô tư cắt ngang lời, cười nhạo chế giễu, mắt thì chăm chăm nhìn đồ vật bày biện trong nhà. Có thể anh cho đó là tác phong rất tự nhiên của anh, nhưng bạn cảm thấy anh không giữ thể diện, thiếu phong độ và sự tu dưỡng, dễ để cho bạn coi thường, làm mất đi mối thiện cảm ban đầu đối với anh. Vì vậy, trước mặt bạn tuy tự nhiên nhưng vẫn giữ được sự tự trọng; nhiệt tình nhưng không suồng sã, có mức độ và biết kiềm chế.

4- Tuỳ tiện nuốt lời hứa, khiến cho bạn mất lòng tin ở anh. Có thể anh không chúý lắm đến lời hứa của bạn. Luôn luôn rề rà đến muộn khi bạn mời đến họp mặt. ý lắm đến lời hứa của bạn. Luôn luôn rề rà đến muộn khi bạn mời đến họp mặt.

Bạn yêu cầu, thì bốc đồng lên nhận lời nhưng nửa chừng giở quẻ. Cũng có thể do anh bận thật, nên nhỡ hẹn cuộc họp mặt nào đó một lần hay không hoàn thành yêu cầu bạn nhờ. Có thể sau lần đó anh nên bày tỏ rõ hoàn cảnh, lý do. Thiết tưởng tình bạn có thể thông cảm và tha thứ cho nhau. Nhưng anh lại cho đó là chuyện vặt, không một lời phân trần với bạn. Ai có ngờ bạn anh lòng như lửa đốt do sự thất hứa của anh; cụt hứng bỏ đi. Tuy nhiên, họ không nói ngay lúc đó. Nhưng, họ lại suy nghĩ cách khác, cho rằng anh đùa giỡn với tình bạn; chẳng qua chơi bời chốc lát; thất thường không lường trước được. Nếu một lời hứa đáng giá ngàn vàng, xin anh chớ nên bao giờ thất hứa.

5- Lúc bạn chưa chuẩn bị, không nên nài bạn giúp mình. Điều này dễ bị bạn choanh là người không biết điều. Khi anh có việc gì nhờ ai giúp đỡ mình. anh là người không biết điều. Khi anh có việc gì nhờ ai giúp đỡ mình.

Bạn bè, tất nhiên là người mình tìm tới trước tiên. Nhưng, anh cũng cần báo trước cho bạn. Nếu anh nêu lên yêu cầu ngay tại trận, bất chấp bạn có đồng ý hay không, cố nài ép, lôi kéo bạn tham gia một việc gì đó sẽ làm cho bạn rất khó xử. Có thể, ngoài mặt bạn làm vui cho qua chuyện còn trong lòng thực kém vui, cho anh là con người quá đáng, không biết lẽ phải. Do vậy, khi anh nhờ bạn điều gì đó thì cần thông báo cho bạn trước, thương lượng

trao đổi với nhau. Cố gắng lựa thời cơ khi bạn rỗi hoặc sẵn sàng giúp hãy ngỏ lời. Anh luôn nhớ câu: “Mình đã không muốn thì đừng nài ép người khác”, “lòng vả như

lòng sung”.

6- Không có cách xử sự hợp lý; phản ứng cáo từ chậm chạp khi anh đến chơi nhà

bạn mà; gặp lúc bạn đang bận việc.

Có thể anh cho mình là bạn chí cốt, chẳng cần phân biệt ngày giờ, cũng chẳng cần để ý đến sắc mặt, ánh mắt của bạn mình. Ngồi suốt cả buổi, nói chuyện không đâu, tiếng khách át tiếng chủ. Chẳng để ý đến người khác đang như ngồi trên đống lửa. Cực chẳng đã, cứ kiểu cách đó, bạn cho anh là người thiếu văn hoá, không biết cách xử sự. Sau này, ắt hẳn khi anh đến, người ta tìm cách lánh mặt; sợ anh lại đến quấy. Do đó, nếu anh gặp những trường hợp như vậy. Anh nhất định phải có phản ứng nhanh; nhẹ nhàng trò truyện dăm ba câu rồi cáo từ. Quý trọng thời gian của bạn, tôn trọng sự sinh hoạt riêng tư của bạn cũng giống như trân trọng tình bạn vậy.

7- Lời lẽ cay nghiệt; vui đùa quá mức.

Những điều như vậy chỉ tổ làm cho bạn anh ghét bỏ và căm giận. Có lúc trước mặt đám đông để tỏ vẻ tài ăn nói của anh, hoặc lấy lòng trước công chúng; pha trò cho mọi người cười. Hoặc tỏ ra ta đây thân mật với bạn; đã sử dụng bừa bãi những lời nói cay nghiệt; mỉa mai châm chọc; chế giễu, khích bác bạn bè hay người bên cạnh; pha trò đến lố bịch; làm trò cười cho thiên hạ; cố tạo cho được sự khoái trí nhất thời. Anh đã vô tình làm tổn thương hoà khí; khiến bạn bè cảm thấy mình bị xúc phạm về nhân cách. Do vậy, bạn anh đã ghét bỏ và căm giận anh, hối hận đã chọn nhầm anh. Có thể anh cho đó là điều bình thường, bạn bè với nhau đùa một tý, hà tất coi đó là chuyện thật. Không biết rằng anh đã làm tổn thương tình bạn. Vì vậy, gặp gỡ bạn bè, nhất là trước đám đông, ta cần tế nhị đối xử thân thiện với nhau, tôn trọng lẫn nhau; tránh đùa quá trớn, dùng lời lẽ cay nghiệt để châm chọc người khác.

8- Quá ư vụn vặt, so đo từng li.

Dễ gây cho bạn đánh giá anh là người keo kiệt. Có thể lúc anh chọn bạn để giao lưu; anh có thể nghĩ rằng: Tình bạn sẽ thắng hết cả. Cớ sao còn phải phân vân sự được mất về kinh tế. Tiền bạc không thể làm cho tình bạn bền vững. Với kiểu cách suy nghĩ như vậy đã khiến anh khi cùng với bạn đã bộc lộ tính cách quá ư so đo thiệt hơn. Bạn bè ai có quà biếu thì nhận vô tư; còn mình thì một xu cũng không muốn mất. Ngày qua tháng lại, kiểu xử sự như thế sẽ để lại trong bạn anh một ấn tượng: Anh là con người

keo kiệt.

9- Quen biết qua loa, phóng đại tô màu quá mức.

Điều này dễ làm cho bạn anh nghĩ anh là người không nghiêm túc. Anh có thể là con người chạy theo hư danh. Cũng có thể anh cho rằng càng có nhiều bạn càng tốt, do vậy càng có bản lĩnh, nhân duyên tốt. Thường không có sự chọn lọc, chỉ mới quen biết qua loa mà đã coi như tri kỷ, vậy là anh mắc bệnh “thích giao du”. Thấy cung cách như vậy, bạn cho anh là người hời hợt; không thể chung sống thực lòng được.

Rốt cuộc anh mất đi tình bạn chân chính.

thuỷ; chớ lầm tưởng giao lưu nhiều sẽ làm cho mình hiển hách.

10- Một mình một ý, hành động chẳng nghe ai.

Đã là bạn bè cùng hội cùng thuyền thì nên lắng nghe, suy nghĩ đối với gợi ý chân thực, tiếp thu thoả đáng. Có thể anh chưa chú ý đến điều này: Mỗi khi gặp việc gì, thì một mình một ý đơn phương hành động, chẳng nghe ai góp ý; khăng khăng giữ lấy nếp nghĩ của mình - “Tôi làm theo ý tôi”. Rốt cuộc, anh vấp ngã làm bạn bè lo lắng. Kiểu cách đó làm cho bạn bè thất vọng và cho anh là người độc đáo, ngang ngạnh, chẳng coi bạn bè ra gì. Do vậy bạn bè dần dần xa lánh. Vì thế, khi gặp việc gì đó, định đưa ra cách xử trí, anh nên lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn bè, hiểu được lòng tốt của họ. Ngay cả những ý kiến khó chấp nhận, anh cũng nên lựa lời nói rõ, điều đó

làm cho bạn thấy anh tôn trọng họ.

11- Hay rỗi hơi dính vào những chuyện không đâu.

“Việc chẳng có liên quan gì đến mình, cũng rỗi hơi xen vào”. Rõ ràng là không tốt rồi. Rỗi hơi, hay dính vào chuyện người khác rất dễ phạm sai lầm. Điều này gọi là: “Dây vào chuyện người khác”. Điểm khác nhau chính là mức độ tự nguyện tiếp thu của đối phương. Quả thực sự khác nhau của hai mặt này chỉ cách

nhau trong gang tấc.

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người vì sự “nhiệt tình” mù quáng khiến can thiệp việc riêng của người khác một cách vô ý. Căn bản họ không biết nên can thiệp vào việc gì và không nên dính vào việc gì. “Nhiệt tình” của họ, nhiều khi khiến

người ta phát sợ lên, tránh không kịp.

Tôi có một người bạn, sự giao lưu của cô ta rất rộng, tính cách sốt sắng vì mọi người; cởi mở nhiệt tình, thế nhưng bia miệng của người đời lại không tốt tí nào. Bởi vì cô ta quá say sưa, mất công mất sức vào chuyện tình cảm của người khác. hễ nói trong gia đình ai quan hệ của vợ chồng nào đó đang căng thẳng, thậm chí đã le lói ánh đèn màu đỏ thường thì cô ta không mời mà đến. Tự nguyện đến nhà người ta để làm thuyết khách; khiến cho gia đình họ nói là quan tâm đến lời cô ta diễn thuyết thì cũng không phải mà bỏ mặc cũng không phải. Kết quả thật là lung bung rắc rối.

Một phần của tài liệu bạn là người được hoan nghênh nhất (tập 1) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w