Con người luôn luôn quan tâm đến những người bạn của mình và luôn mong muốn họ có được cuộc sống hạnh phúc vui vẻ. Nếu như không thể hiện được tâm tính này, trên thực tế bạn cũng chẳng có cách nào làm vui lòng đối phương. Trong thực tế, có rất ít người thật sự có phương pháp làm vui lòng người khác. Trên thực tế, chúng ta có thể thông qua một vài kỹ xảo đơn giản và dễ học để nâng cao uy tín của mình lên. Chỉ cần bạn kiên quyết làm đến cùng, bạn có thể trở thành
một người được đồng nghiệp yêu mến.
1) Làm một người bình dị, dễ gần.
Khi quan hệ giao tiếp với bạn bè phải nhẹ nhàng, thoải mái, bạn không nên để họ có
cảm giác căng
thẳng. Một người bình dị thì luôn rất dễ gần gũi, cử chỉ, nói năng đều rất tự nhiên. Anh ta sẽ tạo một không khí dễ chịu, vui vẻ và hữu hảo. Bên anh ta sẽ không bao giờ có cảm giác bối rối ngượng ngập. Một người cứng nhắc, lạnh nhạt, thờ ơ, khó có thể hoà mình trong tập thể được. Bởi vậy, hãy luôn làm một người bình dị, dễ gần.
2) Hiểu biết nhau, quan tâm đến đồng nghiệp.
Một người quan tâm đến đồng nghiệp là người luôn luôn hoà mình với mọi người. Không để đồng nghiệp phải căng thẳng, gò bó, càng không để đồng nghiệp phải bối
rối lúng túng.
3. Phải trung thành, chính trực và nhân ái.
Khoa tâm lý học của một trường đại học đã tiến hành phân tích tính cách của những người được người khác yêu thương và không được người khác yêu thương. Họ đã phân tích tâm lý 100 cá nhân, và đã cho thấy, một người muốn được đồng nghiệp yêu
quý phải có đủ 46 phẩm chất. Cũng có thể nói, bạn muốn mọi người có cảm tình với bạn, bạn phải có rất nhiều phẩm chất ưu tú. Ý thức được điều này có thể sẽ giúp bạn
cảm thấy ít nhiều có chút thất vọng.
Muốn được đồng nghiệp yêu thích, bạn phải có một số phẩm chất cơ bản. Đó là phải trung thành, chính trực và nhân ái. Hoặc, chỉ cần bạn có phẩm chất cơ bản này, thì các loại phẩm chất cơ bản khác cũng tự nhiên sẽ có đầy đủ.
4. Biết mình biết người.
Cũng có thể nói, một người có năng lực xã giao phải là người biết đoán định hậu quả do hành vi của mình gây ra, khả năng phản ứng của đồng nghiệp, nhìn trước lợi ích và tổn thất của mình. Vì vậy, chỉ có những người có khả năng nhận thức tương đối cao mới có thể có được những cảm nhận đó trong trường hợp phức tạp nhiều biến động. Kiểu giao tiếp ai ai cũng có, vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào để nó không ngừng
phát triển mối quan hệ.
5) Không ngừng khắc phục nhược điểm của bản thân.
Nếu như bạn không phải là người giao tiếp với bạn bè rất thoải mái tự tin, tôi muốn bạn nên làm một vài nghiên cứu về tính cách của mình, xem xét làm thế nào để có thể loại bỏ những tình cảm căng thẳng có thể tồn tại trong quá trình giao tiếp. Nhất định phải chú ý, không nên lấy lý do đồng nghiệp không thích bạn để quy kết lỗi cho đồng nghiệp. Trái lại, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân ngay ở bản thân mình, mặt khác phải hạ quyết tâm tìm cách giải quyết vấn đề. Muốn làm được điểm này, bạn phải rất thành thực, dám “mổ xẻ” mình. Những cái gọi là “nhân tố bất lợi” hoặc “nhược điểm” về
tính cách của bạn, có thể đã
được hình thành trong thói quen sinh hoạt nhiều năm qua của bạn, cũng có thể nó được phát triển trong những năm thơ ấu của bạn. Hoặc, bạn còn lấy đó sử dụng như một thứ vũ khí “tự vệ”, mà đâu có biết rằng, vô hình trung nó đã làm hại đến đồng nghiệp. Bất kể “nhược điểm” này được sinh ra như thế nào, chỉ cần bạn phân tích một cách khoa học, rồi nỗ lực sửa đổi tính cách, bạn có thể hoàn toàn khắc phục được
những nhược điểm này.
Trong giao tiếp, biết chúc mừng đồng nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Như vậy, quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Khi bạn biểu lộ tình cảm tốt đẹp nhất với đồng nghiệp, đồng nghiệp cũng sẽ biểu lộ tình cảm tốt đẹp với bạn. Khi đó, sự tin tưởng nhau, hiểu biết nhau ở mức độ cao hơn sẽ được hình thành.
Nếu như bạn đã đi hết quá nửa cuộc đời mà vẫn chưa xây dựng được quan hệ giao tiếp hài hoà, bạn không nên cho rằng tất cả đều không thể thay đổi được. Bạn nên có những bước rõ ràng để giải quyết vấn đề này. Chỉ cần bạn nỗ lực phấn đấu, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được mình, trở thành một con người được yêu thích, được mọi người tôn trọng. Sai lầm lớn nhất của một con người là che đậy khuyết điểm, hay biện hộ cho mà không chịu sửa chữa. Giống như để một chiếc đĩa hát vỡ hỏng vào máy hát, khi chiếc kim chạy va vấp vào chỗ đĩa hỏng, nó sẽ phát ra âm điệu như nhau. Bạn phải lấy chiếc kim hát ra khỏi chỗ lõm của đĩa, như vậy, bạn sẽ không phải nghe âm
điệu không hài hoà đó, mà sẽ được nghe ca khúc tuyệt hay. Không nên lãng phí thời gian để biện hộ những sai lầm của bạn trong giao tiếp, mà nên dùng thời gian đó để hoàn thiện tính cách của bản thân, để được đồng nghiệp yêu mến. Vì quan hệ giao tiếp hài hoà là điều kiện quan trọng nhất để giúp bạn thành công trong cuộc sống.
6. Tôn trọng đồng nghiệp, tự kiềm chế.
Bạn tôn trọng đồng nghiệp, đồng nghiệp cũng sẽ tôn trọng bạn. Để đồng nghiệp yêu thích bạn, trên thực tế, đây chính là một mặt khác của việc bạn yêu thích đồng nghiệp. Một học giả nổi tiếng của Mỹ đã từng có câu nói nổi tiếng như sau: “Từ xưa đến nay tôi chưa hề gặp một người nào mà tôi không thích”. Câu nói này có thể hơi khuếch trương một chút, nhưng tôi tin, đây là cảm giác thực, chính vì vậy, mọi người ai cũng đều cởi mở với anh ta, cũng giống như hoa nở trước mặt trời. Đương nhiên, có khi cũng vì thế này thế nọ mà có ý kiến khác nhau, khiến cho bạn khó thích người khác. Nhân cách, của mỗi người mà nói, đều rất quan trọng, rất quý giá. Mỗi con người đều có một nhu cầu: đó là lòng tự tôn của mình được thoả mãn, được mọi người hiểu biết, được tôn trọng. Trên thực tế, nếu như một người tỏ ra không một người trọng bạn, cho dù lúc này bạn vẫn tốt với họ, nhưng nếu bạn không phải là một người độ lượng, về sau bạn sẽ không bao giờ thích người đó nữa. Trái lại, nếu như một người khen ngợi bạn, khiến bạn có một cảm giác được trọng vọng thế thì, bạn sẽ cảm kích với những gì họ đã làm cho bạn. Do vậy, mối quan hệ
hai bên sẽ được cải thiện.
Một số nhà chính trị tài ba rất thông thạo đạo lý này. Để được đồng nghiệp ủng hộ và giúp đỡ, họ quyết không bao giờ làm phương hại đến lòng tự trọng và tình cảm của đồng nghiệp. Một chuyên gia bình luận trên vũ đài chính trị Wasinhton nói: “Rất nhiều chính khách đều có thể mỉm cười và tôn trọng đồng nghiệp. Cho dù đồng nghiệp có cách suy nghĩ như thế nào, họ đều tỏ ra đồng ý. Họ biết đoán định tâm tư của đồng nghiệp, đồng thời còn có thể nắm chắc được động hướng của tâm tư đó”. Không nên hạ thấp nhân cách của đồng nghiệp, không nên làm giảm lòng tự trọng của đồng nghiệp, vì chỉ có tôn trọng đồng nghiệp, đồng nghiệp mới yêu thích bạn. Bạn đáp ứng được yêu cầu về tinh thần cho đồng nghiệp, đồng nghiệp mới đáp ứng yêu
cầu về tinh thần của bạn.
Một con người cần phải có khả năng tự kiềm chế mình, không bao giờ được tỏ ra khó chịu và chán ghét người mà mình có quan hệ bạn bè. Với một số người nào đó, có thể bạn rất không thích họ, thậm chí rất ghét là đằng khác, nhưng bạn không nên để lộ ra tình cảm. Chỉ cần bạn điềm tĩnh một chút, cố gắng nêu được ưu điểm của người mà bạn đang bực mình, bạn sẽ tự kiềm chế được tình cảm của mình. Nếu bạn hàng ngày cố liệt kê ra một chút, lâu dần, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra, những người vốn xưa nay bạn không ưa thích, cuối cùng lại có nhiều phẩm chất đáng để mọi người yêu thích. Sau khi đã phát hiện ra chỗ đáng yêu của anh ta, bạn sẽ cảm thấy chẳng có lý do gì để ghét bỏ anh ta. Đương nhiên, trong quá trình bạn có những phát hiện mới, đồng nghiệp cũng có rất nhiều khám phá mới về bạn, họ cũng phát hiện ra
rất nhiều phẩm chất đáng yêu của bạn.