Không trách mắng cấp dưới trước đám đông ngườ

Một phần của tài liệu bạn là người được hoan nghênh nhất (tập 1) (Trang 28)

Trách mắng cấp dưới trước đám đông người là hành động xấu xa. Ai cũng có lòng tự trọng, khi lòng tự trọng bị tổn thương có thể đủ để “giết chết” một con người. Trách mắng một cách không kiêng nể trước đám đông có thể coi như đặt người bị trách mắng vào chỗ chết, nếu gặp phải cấp dưới hung hãn nóng tính, có thể anh ta sẽ lao đến cấp trên với một hành động bạo lực thô bạo. Trên báo chí chẳng đã từng đăng tải

những vụ việc như vậy sao?

Cấp dưới bị làm nhục trước đám đông, cho dù là người có cá tính mềm yếu mát tính thì cũng phải ôm tức giận này, tìm cách báo thù người cấp trên đã làm mình mất mặt. Cũng như vậy, phương pháp trách mắng như thế sẽ trở thành cách không có lợi chút

nào cho cả cấp dưới và cấp trên.

Có một thanh niên đâm một nhát dao vào cấp trên. Vì ông này đã làm lỡ dở tình duyên của anh ta. Số là, một lần trước đám đông, cấp trên trách mắng người thanh niên nọ bằng những lời khinh miệt, anh này chỉ lặng lẽ cúi đầu, cam chịu nhục trước mọi người. Người bạn gái cũng là đồng sự của anh ta thấy chàng trai này không có chí khí và từ đó thấy hoang mang, buồn chán, lạnh nhạt với anh ta, cuối cùng đi đến chia

tay nhau.

Anh ta đã phải tốn nhiều công sức mà không cứu vãn được cục diện này, càng thanh minh giải thích thì cô gái lại càng thấy người bạn trai này nhu nhược. Cuối cùng họ

vẫn phải chia tay nhau.

Người thanh niên này mất đi người yêu đã cho rằng vì người cấp trên nọ mà dẫn tới tình thế này, để báo thù về việc cấp trên làm anh ta “mất mặt”, anh ta đã hành dộng

thật hung hãn, độc ác.

Cũng may, vị cấp trên này chỉ nằm viện điều trị có 3 tháng, chưa phải bỏ mạng. Nhưng, ông ta đã có một bài học đắt giá. Trách mắng người khác không đúng sẽ mang lại nguồn gốc tai hoạ, theo bạn, có nên

thận trọng hay không?

Là người quản lý, lãnh đạo, phê bình cấp dưới là điều khó tránh khỏi. Với những sai lầm thông thường mà cấp dưới phạm phải, cấp trên phải phân loại từng trường hợp. Cách làm tốt nhất là gọi anh ta đến phòng làm việc, phê bình riêng vì ai cũng có lòng tự trọng, đều biết xấu hổ cả. Nếu cấp trên trách mắng anh ta trước đám đông nhân viên, trong lòng anh ta rất khó chịu, thậm chí còn oán giận cấp trên, anh ta

sẽ bất mãn với cấp trên.

Triệu Tùng là một người phụ trách kế hoạch của xí nghiệp nọ, là một người có thành tích nổi bật và cũng là người rất biết xử lý các mối quan hệ với cấp dưới. Có một lần, phòng kế hoạch thông báo 2 giờ chiều sẽ họp để cùng nghiên cứu một

phương án kế hoạch tương đối quan trọng. Thông báo này nhấn mạnh, không được đến muộn, không được vắng mặt với bất cứ lý do nào. Mặc dù như vậy, cuộc họp được 5 phút, Tiểu Phương - người nhân viên tạm tuyển mới bước chân vào phòng họp. Triệu Tùng đang chủ trì buổi họp nhìn thấy Tiểu Phương bước vào, chỉ ngẩng đầu lên nhìn một cái, chẳng nói gì, tiếp tục việc chủ trì

cuộc họp.

Sau khi họp xong, Triệu Tùng vẫn không tỏ thái độ gì trước việc Tiểu Phương đi họp muộn giờ; kẹp lấy cặp công văn quay người rời phòng họp trở về phòng làm việc của

anh ta.

Một lúc sau, Tiểu Phương gõ cửa bước vào. Triệu Tùng ra hiệu cho Tiểu Phương ngồi

xuống, hỏi “có chuyện gì vậy?”.

Tiểu Phương ấp úng nói: “Tối hôm qua, tôi làm thêm, phải viết một tài liệu, ngủ muộn quá. Hôm nay ăn cơm trưa xong ngủ quên, đi họp muộn...”. “Tôi biết, cậu rất vất vả. Nhưng cuộc họp chiều nay rất quan trọng, hơn nữa thông báo

mời họp viết rất rõ ràng...”.

“Tôi...” - Tiểu Phương cúi đầu.

“Thôi được rồi, việc này coi như xong. Lần sau phải chú ý thêm. Buổi tối không nên làm thêm quá muộn, cũng phải giữ sức khoẻ chứ, về đi làm đi!”. Vì sao việc quan trọng như vậy lại giải quyết dễ dàng nhẹ nhàng như vậy? Triệu Tùng biết, hàng ngày Tiểu Phương vẫn là người tuân thủ kỷ luật, chưa bao giờ đi muộn giờ. Hơn nữa, quả thật tối hôm qua Tiểu Phương cũng làm thêm giờ để, viết thêm tài liệu. Lần này đến muộn, cũng có lý do chính đáng. Nếu phê bình cậu ta thậm tệ, rõ ràng cũng chẳng được việc gì. Thế là, Triệu Tùng chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở như vậy! Phê bình người khác cũng là một nghệ thuật. Là cấp trên phải học nghệ thuật này. Như vậy, mới có thể vừa đạt được mục đích giáo dục, vừa gây được uy tín cho mình, không để cấp dưới oán giận và đụng chạm đến tình cảm, ảnh hưởng đến quan hệ và

công tác giữa cấp trên và cấp dưới.

Một phần của tài liệu bạn là người được hoan nghênh nhất (tập 1) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w