Trưởng thành là một quá trình đau khổ

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 53)

Sự trưởng thành của mỗi con người đều trải qua một quá trình phát triển tuần tự của cơ thể và tâm lí. Trong quá trình này, nỗi đau sẽ luôn đi theo chúng ta. Cơ thể chúng ta sẽ gặp phải sự tấn công của bệnh tật, tai nạn; tâm lí của chúng ta cũng chịu đủ những sự xung đột lợi ích và các mối mâu thuẫn. Không ai muốn đối mặt với nỗi đau, nhưng nỗi đau lại là một phần trong quá trình trưởng thành và chín chắn của chúng ta. Không phải chúng ta lựa chọn nỗi đau mà là nỗi đau lựa chọn chúng ta. Học được cách làm thế nào để chấp nhận và đối mặt với đau khổ là vấn đề lớn nhất mà chúng ta cần giải quyết trong cuộc đời. Bố mẹ chúng ta cũng từng trải qua những nỗi đau và trưởng thành từ trong nỗi đau, có những nỗi đau khiến họ khắc cốt ghi xương. Khi chúng ta được sinh ra, bố mẹ không muốn chúng ta phải đối mặt với những đau khổ mà họ đã trải qua. Bố mẹ tìm cách bảo bọc con cái, mục đích là để chúng ta không phải chịu những sự giày vò mất mát. Khi chúng ta bị ốm, bố mẹ vội vàng đưa chúng ta đi bệnh viện. Đến bệnh viện, có nghĩa là phải uống thuốc đắng, phải chịu đau khi tiêm thuốc. Đó là nơi mà bất cứ đứa trẻ nào cũng vô cùng sợ hãi. Chúng ta khóc lóc, la hét để tỏ thái độ phản đối. Bố mẹ thì an ủi rằng, ừ, không đi, không đi, mình đi đến nhà bà ngoại. Và thế là họ đưa chúng ta, những người muốn trốn tránh sự đau đớn đến thẳng cổng bệnh viện. Khi chúng ta nhìn thấy những bác sỹ mặc áo blu trắng, những y tá tay cầm kim tiêm, nhìn thấy những đứa trẻ khóc lóc không ngừng sau khi bị tiêm, chúng ta quyết liệt vùng vẫy. Bố mẹ ôm chặt và an ủi chúng ta, mình không tiêm, nhất định không tiêm. Chúng ta tin như thế nhưng y tá lại đưa mũi tiêm vào cơ thể bé nhỏ của chúng ta. Kết quả là

chúng ta không những chịu đau khổ mà còn trải qua sự tuyệt vọng không ai giúp đỡ. Từ nhỏ chúng ta đã ý thức được rằng, đau khổ luôn đi kèm với sự giả trá của người khác. Chúng ta rất khó chấp nhận nỗi đau, cũng thường không có sự chuẩn bị cho nỗi đau.

Bố mẹ là những người yêu thương chúng ta nhất, nhưng họ không bao giờ nói với chúng ta rằng, nỗi đau giúp chúng ta trưởng thành một cách “lành mạnh”. Khi chúng ta làm sai chuyện gì và bị phạt, chịu đau khổ, bố mẹ bảo với chúng ta rằng, đau khổ là một sự trừng phạt, một sự trả giá, nếu không muốn đau khổ thì chúng ta không được

làm sai.

Nhưng trên thế giới này, cách tốt nhất để không phạm sai lầm là chẳng làm gì cả, hoặc là hy vọng người khác làm hộ chúng ta. Thanh niên nếu không làm việc, không trải nghiệm thì sao có thể trưởng thành được? Làm sao có thể giành được thành công trong sự nghiệp? Nhiều thanh niên hiện nay đang trở nên yếu đuối, tiêu cực, không dám đối mặt với bất cứ một thử thách nào. Nhiều thanh niên sau khi tự biến mình trở thành người bất lực thì họ lại oán trách bố mẹ – oán trách phương pháp giáo dục của bố mẹ, oán trách bố mẹ không tạo được cho họ một môi trường sống tốt, một nền tảng của cải vật chất đầy đủ… Lí do có thể rất nhiều, nhưng không thể phủ nhận rằng bố mẹ luôn cố gắng hết sức để giúp đỡ chúng ta, dành cho chúng ta một tình yêu vô tư nhất. Chúng ta không thể nhìn nhận một cách đúng đắn những nỗi đau chỉ vì bố mẹ đã yêu thương chúng ta theo một cách sai lầm. Chúng ta không thể yêu cầu bố mẹ mình phải giống như phu nhân Gandhi, (phu nhân cựu Tổng thống Ấn Độ), dạy cho chúng ta biết cách làm thế nào để nhận thức những đau khổ trong cuộc sống. Phải hiểu rằng, mọi thứ trên thế giới đều có thể được lựa chọn, nhưng bố mẹ và con cái thì không. Phu nhân Gandhi là một nhà chính trị vĩ đại, một phụ nữ vĩ đại. Là một người mẹ, bà biết mình có trách nhiệm phải giúp con nhận thức được rằng, trưởng thành là một quá

trình đau khổ.

Một lần, cậu con trai cả 12 tuổi Rajiv bị bệnh phải phẫu thuật. Rajiv đang vô cùng hoảng sợ, muốn thoát khỏi cuộc phẫu thuật, bác sỹ muốn trấn an cậu bé, định nói rằng phẫu thuật không đau. Phu nhân Gandhi hiểu được ý định tốt của bác sỹ nhưng ngăn ông lại. Bà đến bên giường cậu con trai, nghiêm túc và bình tĩnh nói với con: “Nếu con muốn thoát khỏinỗi đau mà căn bệnh này mang đến thì con phải chấp nhận nỗi đau của cuộc phẫu thuật. Nỗi đau của bệnh tật là thứ đến ngoài sự mong muốn của chúng ta, nhưng con có thể lựa chọn phẫu thuật để giải quyết nỗi đau này. Sau khi phẫu thuật, có thể con sẽ đau vài hôm, nhưng kết quả con nhận được là hoàn toàn thoát khỏi nỗi đau do bệnh tật gây ra. Hai nỗiđau này đều xảy ra trên cơ thể con, không ai có thể thay con chịu đau được, bởi vậy con phải có sự chuẩn bị về tâm lí để đối mặt với nó, khóc lóc và la hét đều không giải quyết được vấn đề, có khi còn khiến

con đau đầu”.

Nhận thức được sự việc, trước và sau cuộc phẫu thuật, Rajiv đều không khóc, cũng không la hét, cậu bé kiên cường chịu đựng tất cả.

Vấn đề của chúng ta mãi mãi là vấn đề của chúng ta, bố mẹ dù có bản lĩnh đến mấy cũng không thể giúp đỡ chúng ta cả đời. Giống như phu nhân Gandhi nói, những nỗi đau xảy đến với chúng ta, không ai trên thế giới này có thể gánh hộ được, điều chúng ta cần làm là phải có sự chuẩn bị về tâm lí và lựa chọn những biện pháp tích cực để

đối mặt.

Vì chúng ta có mơ ước, có mục tiêu để hành động và theo đuổi nên việc đối mặt với nỗi đau và sự giày vò là không thể tránh khỏi. Chúng ta phải đối mặt với những hấp dẫn không thể cưỡng lại, phải chịu đựng sự cô đơn trước và sau khi thành công đến, phải chấp nhận những trở ngại trong cuộc sống, phải trả giá cho những phán đoán, lựa chọn sai lầm… Những điều này đối với chúng ta đều là nỗi đau, nó lớn hơn nhiều so với những nỗi đau về cơ thể chúng ta trải qua khi còn nhỏ. Chúng ta sẽ ứng xử thế nào trước những nỗi đau? Trốn tránh một cách tiêu cực hay dũng cảm đối mặt? Thái độ của chúng ta sẽ quyết định cuộc đời chúng ta. Cần ghi nhớ rằng, những nỗi đau chúng ta phải gánh chịu là nỗi đau trước khi chúng ta có được cuộc sống mới, phải thẳng thắn chấp nhận, mỉm cười đối mặt. Trong văn hóa doanh nghiệp của Microsoft, điều quan trọng nhất là dũng cảm tự phê bình. Tự phủ định bản thân, chấp nhận sự chất vấn, phê bình của người khác, đó là tố chất góp phần sáng tạo nên những sản phẩm ưu việt. Mỗi một người, mỗi một sản phẩm đều có những sai sót, sự tồn tại của những khiếm khuyết là một nỗi đau. Nếu người của Microsoft không chấp nhận đối mặt với những khiếm khuyết của mình thì lợi ích của những khách hàng Microsof sẽ bị ảnh hưởng. Khi ấy, Microsoft phải gánh chịu tổn thất mất đi

khách hàng.

Máy nghe nhạc MP3 Zune của Microsoft sau khi xuất hiện trên thị trường, thiết kế bề mặt của nó bị các phòng ban trong công ty phản đối. Rất nhiều người thậm chí thẳng thắn phê bình người thiết kế, cho rằng sản phẩm thiết kế của họ so với sản phẩm cùng loại của iPod, chẳng khác nào “một cục đá xấu xí”…Lời phê bình này đối với bộ phận thiết kế máy nghe nhạc MP3 là rất nghiêm trọng, nhưng họ thừa nhận thất bại của mình, tiếp thu ý kiến của mọi người, không ngừng cải tiến, cuối cùng đã thiết kế được

một sản phẩm gần như hoàn hảo.

Trong quá trình theo đuổi thành công, theo đuổi sự hoàn hảo, luôn luôn có những đau khổ, giày vò và những bất lợi. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có một tâm lí lành mạnh, thừa nhận tính chất song hành của thành công và thất bại, hạnh phúc và đau khổ, nếu muốn có được điều thứ nhất thì bắt buộc phải chấp nhận điều thứ hai. Cuộc đời là một quá trình dài với những phiền phức và khó khăn không ngừng, vị trí chủ động và bị động của chúng ta trước cuộc sống luân phiên đổi chỗ cho nhau. Đôi khi chúng ta đem lại nỗi đau cho người khác, đôi khi người khác đem lại sự đau khổ cho chúng ta, tóm lại, nỗi đau sẽ không bao giờ hoàn toàn mất đi trong cuộc đời chúng ta.

Một cuộc đời sinh động, đáng được khâm phục là cuộc đời của những người gặp đau khổ nhưng không oán thán, không từ bỏ mục tiêu theo đuổi, coi nỗi đau và sự giày vò là chuyện tất yếu xảy đến trong quá trình không ngừng theo đuổi thành công.

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w