Khoảng cách của cuộc đời được kéo dài từ đại học

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 37)

Ở Trung Quốc, đại đa số các bậc phụ huynh đều coi trọng sự giáo dục đối với con cái, bởi vậy mới xuất hiện một câu nói: “Khổ gì cũng không được làm con cái khổ, nghèo gì cũng không được để con cái nghèo giáo dục”. Ở Trung Quốc, nơi có 5 nghìn năm lịch sử thì giáo dục luôn là điều quyết định khoảng cách giữa người với người.

Để con mình không có khoảng cách với những đứa trẻ cùng tuổi khác, ngay từ khi ra đời, đứa trẻ luôn luôn ở dưới sự giám sát chặt chẽ của bố mẹ và thầy cô giáo, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học, trẻ em luôn chịu áp lực của việc thi cử. Điểm này hoàn toàn trái ngược với nền giáo dục Mỹ, trẻ em Trung Quốc chấp nhận áp lực một cách bị động mà chỉ những sinh viên đại học Mỹ mới phải trải qua. Các bậc phụ huynh và thầy cô giáo ở Mỹ, khi trẻ học tiểu học, trung học, sẽ dành cho trẻ nhiều thời gian vui chơi, chủ yếu họ giáo dục cho trẻ có thói quen sống tốt, nhận thức những quy tắc căn bản để làm người và làm việc, rèn luyện tố chất tâm lí của trẻ,

bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp.

Đương nhiên, giáo dục phổ thông Mỹ không mang hình thức ép buộc. Gia đình, nhà trường đều duy trì một trạng thái vô cùng thoải mái, thư giãn để trẻ tuần tự nhận thức và nắm bắt được kiến thức. Khi vào đại học, những sinh viên Mỹ phải nỗ lực học tập, chủ động nghiên cứu, học tinh, học thông chuyên ngành mình đã chọn, nếu không sẽ không thể tốt nghiệp, càng không thể đứng vững ngoài xã hội. Có thể nói, trẻ em Trung Quốc, thời tiểu học trải qua các lớp phụ đạo, thời trung học trải qua các kỳ thi. Thời kỳ hoa niên của các em chìm đắm trong thi cử, bất kỳ một suy nghĩ nào khác cũng sẽ bị coi là cá biệt. Bố mẹ chỉ có một nguyện vọng đối với các em, đó chính là đạt điểm cao, thi đỗ vào các trường đại học danh tiếng. Chỉ cần thi đỗ vào các trường đại học danh tiếng, họ đã được coi là những người thành công so với

bạn bè cùng trang lứa.

Những đứa trẻ này, một khi thi đỗ vào đại học, bố mẹ không quản lí nữa, thầy giáo không còn đốc thúc nữa, bỗng chốc cảm thấy được giải phóng, tự do, có thể làm gì tùy thích. Trong thời gian đáng lẽ phải dốc toàn bộ sức lực tập trung tinh lực chăm chỉ học tập thì họ lại chán ghét việc học, cho rằng vào được trường đại học danh tiếng cũng tức là vào được “két an toàn”, nhưng sự thực không phải vậy. Cái gọi là trường đại học danh tiếng chỉ thể hiện thực lực của trường đó về những lĩnh vực như: nghiên cứu khoa học hùng hậu hơn một chút, nhiều công trình nghiên cứu hơn một chút, có nhiều tiến sĩ hơn một chút… Tuy nhiên, có một điều chúng ta không thể quên, đó là chức năng chính của đại học là bồi dưỡng nhân tài cho xã hội; bất luận là trường đại học nào, sinh viên mà trường đó đào tạo ra không được xã hội chấp nhận

thì đó là thất bại lớn nhất.

Hiện nay rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm. Điều này không phải do xã hội đã có đủ nhân tài, mà ngược lại, rất nhiều công ty cần người nhưng họ không tìm được nhân lực đáp ứng nhu cầu công việc của họ. Người tìm việc, việc cần người nhưng hai mặt này lại không tìm được điểm chung. Phân tích một cách kỹ lưỡng, có một số nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn này: 1. Những kiến thức mà các giáo sư đại học cung cấp cho sinh viên so với những kiến thức mà xã hội cần tồn tại những sự khác biệt nhất định. Thông tin mà những sinh viên đã tốt nghiệp truyền lại cho những sinh viên mới là, những kiến thức học được ở đại học là vô dụng, khiến cho những sinh viên đang theo học trở nên nghi ngờ kiến thức mình nghiên cứu, mất đi sự tự tin với những nỗ lực của mình.

2. Sinh viên tiếp thu kiến thức một cách máy móc, thiếu hụt nghiêm trọng khả năng học hỏi và suy nghĩ. Những sinh viên giỏi tuy rằng học được nhiều kiến thức, thành tích học tập cũng cao, nhưng tất cả chỉ là kiến thức ở trạng thái tĩnh, họ không có khả năng phát huy năng lực tư duy và sáng tạo của bản thân từ các kiến thức sách vở mình có được. Điều mà xã hội yêu cầu là những kiến thức ở trạng thái động, là năng lực

sáng tạo.

3. Do từ tiểu học, trung học đã phải học quá nhiều nên khi được ở trong môi trường mà việc học không bị thúc ép như trường đại học thì sinh viên đều cảm thấy chán ghét, mất đi hứng thú học tập, học theo kiểu đối phó với các kỳ thi, thiếu đi tính hiếu kỳ đối với kiến thức. Họ chỉ tập trung vào yêu đương, trò chơi điện tử, buông lơi cuộc sống.

Khoảng cách cuộc đời giữa các sinh viên phụ thuộc vào việc, trong thời gian đại học, họ xử lí 3 điểm trên như thế nào. Trong thời gian tiểu học và trung học, mỗi học sinh đều có mục tiêu, đều biết mình phải làm gì để đạt được mục tiêu và cố gắng hết sức cho mục tiêu ấy, kết quả là vào được đại học; nhưng khi học đại học, các sinh viên lại không có một mục tiêu rõ ràng, không có phương pháp tiếp thu các kiến thức mới một cách thiết thực và khéo léo, để từ đó, trên cơ sở các kiến thức đã biết, tiếp tục học hỏi

với tính chất nghiên cứu.

Ở Microsoft, khi phỏng vấn xin việc ở Trung Quốc và Mỹ, sự tương phản là khá lớn. Ở Mỹ, mỗi người đến phỏng vấn đều không ngừng đặt các câu hỏi liên quan đến Microsoft, những câu hỏi này vượt ra ngoài sức tưởng tượng của hội đồng phỏng vấn, khiến những người có mặt đều hết sức ngạc nhiên, khiến hội đồng phỏng vấn vô cùng thích thú, bởi người biết đặt câu hỏi là người biết tư duy, là người có những suy nghĩ mới.

Ở Trung Quốc, hội đồng phỏng vấn lại là những người không ngừng đưa ra câu hỏi, một câu hỏi nhận được một câu trả lời, không hỏi đồng nghĩa với việc nhận được sự im lặng, những người được phỏng vấn dường như không quan tâm và chẳng phản ứng với điều gì. Họ đắn đo rất lâu mới trả lời một câu hỏi, không tự tin, không có tính hiếu kỳ, thiếu sức tưởng tượng. Những người này rất khó có thể trở thành những nhân viên

có sức sáng tạo.

Nếu coi cuộc đời là một cuộc thi đấu còn con người là những vận động viên tham gia cuộc đua, thì trường tiểu học và trung học là những bài luyện tập cơ bản, đại học mới là cuộc đua để so tài về kỹ năng và năng lực, sự bồi dưỡng ở công ty là bước chuẩn bị và điều chỉnh trước cuộc đua. Chỉ khi một thanh niên bước vào vị trí làm việc, cuộc

thi đấu mới thực sự bắt đầu.

Năng lực cơ bản nói đến ở đây không phải là những kiến thức cơ bản mà là sự tạo dựng một nhân phẩm tốt đẹp, một nhân cách kiện toàn, ý thức về trách nhiệm, tố chất tâm lí, năng lực đối mặt với thử thách. Tất cả những điều đó đều được hình thành trước khi chúng ta bước vào đại học. Nếu không có những phẩm chất này thì dù học vấn của một người có cao đến đâu, anh ta cũng không thể là một nhân viên tốt, càng không thể trở thành một người lãnh đạo tốt.

Ví dụ, văn hóa của Microsoft là không ngừng tự vượt qua chính mình, không ngừng tự điều chỉnh, không ngừng đổi mới bản thân. Điều đó yêu cầu năng lực hợp tác và hiểu biết của mỗi người trong đội ngũ nhân viên của Microsoft phải vô cùng xuất sắc, bởi vì Microsoft không phải là của riêng một ai. Do đó, muốn trở thành nhân viên của Microsoft thì phải hội tụ những phẩm chất để giành được sự tín nhiệm, ủng hộ và tôn trọng của mọi người, đồng thời phải có ý thức không ngừng đổi mới sáng tạo, có tinh thần dám mày mò, dám mạo hiểm và dám phủ định. Ngành công nghệ thông tin Trung Quốc có khoảng 250 nghìn sinh viên đại học, nghiên cứu sinh và tiến sĩ tốt nghiệp hàng năm, những sinh viên này hầu hết đều muốn vào làm việc tại Microsoft, nhưng trên thực tế, số người có thể vào làm việc ở Microsoft không nhiều. Những người vào được Microsoft, dù là thạc sĩ, hay tiến sĩ đều phải trải qua một khóa huấn luyện trước khi thực sự làm việc. Bất cứ một doanh nghiệp nào, sự kiên trì đối với nhân viên mới đều rất có hạn, thành viên mới phải nhanh chóng tự điều chỉnh để thích ứng với yêu cầu công việc. Ở đại học, nếu chúng ta không rèn luyện để trở thành người mà doanh nghiệp cần thì doanh

nghiệp cũng sẽ không chấp nhận chúng ta.

Bởi vậy, những thanh niên khi học đại học phải chuẩn bị tốt, người nào chuẩn bị càng đầy đủ thì càng có khả năng vượt lên dẫn đầu.

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w