Trên thế giới này, ngoài bố mẹ, có hai người có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống của chúng ta, một là thầy giáo, người thứ hai là ông chủ. Chúng ta đều mong muốn gặp được người thầy có trí tuệ bác học, gặp được ông chủ độ lượng, thông minh, để học được từ họ những kiến thức và năng lực giúp ích cho bản thân. Khi đi học, ai cũng muốn thi đỗ vào các trường đại học nổi tiếng, nhưng khi ấy có thể chúng ta không thực sự biết vì sao các trường đó lại nổi tiếng, chỉ cảm thấy rằng, thi đỗ vào các trường đại học nổi tiếng là việc cần thiết, còn chuyện mình có thể trở thành người nổi tiếng trong những trường đại học này hay không thì lại cho đó là rất xa vời, sau khi tốt
nghiệp nghĩ đến cũng chưa muộn.
Mỗi thanh niên đều hy vọng thi đỗ vào trường đại học nổi tiếng. Họ nghĩ rằng đó là một việc vô cùng vinh quang, bố mẹ cảm thấy vẻ vang, bản thân cũng rất hãnh diện. Hơn nữa, những sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học nổi tiếng là đại diện cho lớp nhân tài bậc nhất, là bằng chứng của trí tuệ, trí lực và năng lực, sau khi tốt nghiệp có thể vào làm việc tại những công ty danh tiếng, các cơ quan lớn, có mức lương và
đãi ngộ cao.
Thử nghĩ xem, có phải ban đầu chúng ta chỉ vì những điều này mà dốc hết sức lực để có tên trong danh sách sinh viên của các trường đại học này? Những trường đại học nổi tiếng khác các trường đại học bình thường ở điểm nào? Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị thực nghiệm chỉ là một mặt, sự khác biệt cơ bản nhất là về tố chất của
đội ngũ giảng dạy,kiến thức, môi trường…
tấm bằng tốt nghiệp, chỉ quan tâm đến những kiến thức chuyên môn được các giáo viên danh tiếng truyền đạt mà bỏ qua việc rèn luyện, học hỏi những kĩ năng cần thiết khác, thậm chí họ tự cho rằng bản thân là những người khổng lồ về mặt lí thuyết, nhưng không nhận ra, mình là những “người lùn” về mặt thực hành. Như vậy, dù giáo viên có khổ công hướng dẫn, chỉ bảo thì kết quả thật sự đạt được cũng sẽ không cao. Thầy giáo là người vô tư nhất, vĩ đại nhất trên thế giới, cũng là người luôn mong muốn học sinh có thể thành đạt hơn mình. Họ đem những tri thức mình nắm được, những kiến thức về cuộc sống, những nguyên tắc làm người, những nhận thức đối với xã hội truyền đạt cho học sinh của mình, hy vọng học sinh có thể tiếp nhận và sử dụng
một cách có hiệu quả.
Đáng tiếc là học sinh thường chỉ cảm thấy rằng, những yêu cầu của thầy giáo là quá nhiều, họ mong thầy giáo không quan tâm đến mình, bản thân được tự do; họ coi những thứ mình học được không có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, những người đã đi làm, bao gồm cả những người làm ở Microsoft đều hối hận vì đã không học thêm khi học đại học, ngay cả với những kiến thức ngoài chuyên ngành. Bởi vì chỉ khi đi làm, gặp ông chủ, họ mới nhận thức và
hiểu thầy giáo.
Sự thật cho chúng ta thấy, chỉ bằng cách giành được những thành công nhất định trong sự nghiệp thì chúng ta mới nắm được những điều kiện cần có để đạt tới thành công. Nhìn sắc mặt và tiếp nhận những yêu cầu của ông chủ, chúng ta mới hiểu những yêu cầu trước đây của thầy giáo là nhân từ và đúng đắn. Thầy giáo yêu cầu nhiều cũng là mong muốn chúng ta có thể đáp ứng được yêu cầu của ông chủ một cách tốt hơn. Ở trường học, sở dĩ chúng ta oán trách thầy giáo là vì chúng ta không biết sau thầy giáo, ông chủ sẽ xuất hiện. Thầy giáo có nghiêm khắc đến đâu, sinh viên cũng chỉ phải “đối mặt” trong 4 năm, còn ông chủ thì rất có thể chúng ta sẽ phải đối mặt cả đời. Những thầy giáo dù nghiêm khắc đến mấy cũng chỉ có một yêu cầu đối với chúng ta - học cho tốt vì bản thân mình, còn ông chủ đưa ra cho chúng ta nhiều gấp n lần những yêu cầu.
Thầy giáo và ông chủ đều quản lí chúng ta, nhưng phương thức quản lí và mục đích quản lí thì khác nhau. Thầy giáo quản lí chúng ta, mục đích rất đơn giản: để chúng ta học tập tốt hơn, nắm bắt được những kiến thức cần thiết. Truyền đạt kiến thức, giải thích thắc mắc là công việc của thầy giáo. Thầy quản lí học sinh là vì lương tâm, không liên quan nhiều đến lợi ích cá nhân của bản thân. Thầy giáo có thể yêu cầu chúng ta không được trốn học, chăm chú nghe giảng và giao bài tập cho chúng ta, yêu cầu phải hoàn thành đúng thời hạn. Thật ra, ở đại học, kết quả học tập của chúng ta không ảnh hưởng đến kinh phí nghiên cứu của giáo viên. Chúng ta rời xa thầy giáo thì rất dễ nhưng rời xa ông chủ thì rất khó, trừ phi chúng ta là ông chủ. Nhưng không phải mỗi người trong chúng ta đều có thể làm ông chủ, càng không phải mỗi người đều có thể làm một ông chủ tốt. Đa phần mọi người đều làm
nhân viên.
cần điểm số của chúng ta đạt mức chuẩn sẽ thu nhận, nhưng ông chủ thì khác, sẽ không chỉ vì tấm bằng đại học mà đồng ý tiếp nhận chúng ta vào công ty của họ. Ông chủ tuyển người thông qua các cuộc phỏng vấn kiểm tra kiến thức, tri thức, năng lực, tố chất và tiềm năng của ứng viên. Ông chủ luôn có rất nhiều phương pháp quản lí nhân viên, những ông chủ tốt vừa quản lí vừa giúp đỡ chúng ta, ngược lại, có nhiều ông chủ chỉ trả mức lương thấp nhất cho những cống hiến có giá trị lớn nhất của nhân viên.
Yêu cầu đầu tiên đối với mỗi nhân viên là phải phục tùng ông chủ. Nhân viên phải tuân thủ một cách nghiêm khắc các quy định của công ty, chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ theo chức trách của mình, hoàn thành nhiệm vụ mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì, làm việc một cách tự giác. Nếu nhân viên không đáp ứng những yêu cầu này, họ sẽ phảitrả giá, nhẹ thì bị trừ lương, nặng thì bị đuổi việc. Ở rất nhiều công ty có chế độ sát hạch thành tích, gắn liền thu nhập của nhân viên với những thành tích họ đạt được, cũng có nghĩa là mỗi một đồng chúng ta nhận được của công ty đều là do bản thân tự mình tạo ra. Nếu có một ngày chúng ta không thể đem lại lợi nhuận cho công ty, chúng ta sẽ đánh mất giá trị tồn tại của mình trong mắt ông chủ. Ông chủ yêu cầu chúng ta như vậy vì tất cả những việc chúng ta làm đều liên quan trực tiếp đến lợi ích thiết thân của ông chủ. Nếu ông chủ dung túng cho nhân viên thì
thị trường sẽ trừng phạt họ.
Trong mắt của thầy giáo, học sinh là những đứa trẻ có thể phạm sai lầm, học sinh không hiểu thầy giáo nhưng thầy giáo vẫn có thể hiểu được chúng ta. Trong mắt của ông chủ, chúng ta là những chiến sĩ. Nếu không thể giúp đỡ ông chủ giải quyết vấn đề
thì chúng ta sẽ bị đào thải.
Thầy giáo hiểu ông chủ hơn chúng ta rất nhiều, bởi vậy, ở trường, thầy dạy cho chúng ta những kiến thức cần thiết để tồn tại trong xã hội. Những thầy giáo nghiêm khắc chính là những người có tinh thần trách nhiệm cao. Đối với những thầy giáo như vậy, chúng ta nên tôn trọng, cảm ơn. Nếu ở trường, chúng ta không tôn trọng thầy giáo thì ở công ty, ông chủ cũng sẽ không tôn trọng chúng ta.
Chương V: Những chiếc bánh nướng nhỏ không làm tổn hại đến lòng tự trọng của bạn. Lớp người đi trước gọi nó với một cái tên khác: Cơ Hội
I. Trước tiên là sống vì mình
Thế hệ thanh niên hiện nay rất thông minh, đa phần đều có được sự giáo dục tốt (trừ những khu vực đặc biệt trên thế giới), khi học đại học họ cũng có rất nhiều ý tưởng, rất linh hoạt, cảm thấy rằng mình nhất định sẽ làm được một cái gì đó. Tuy nhiên, khi bước vào xã hội, họ phát hiện ra mọi thứ đều khác xa so với những gì mình suy nghĩ ban đầu. Những thứ mà họ cho rằng rất quen thuộc bỗng trở nên xa lạ, những thứ vốn ở rất gần lại trở nên vô cùng xa xôi. Họ bỗng trở nên quan tâm đến mọi thứ, quan tâm đến từng ánh mắt của người khác nhìn mình, để ý đến từng câu nói mà người khác
bình luận về mình. Họ thầm quyết tâm, nhất định mình phải phát tài lớn, giành được thành công lớn, trở thành người “ở trên người khác”. Sự thực tàn khốc làm nguội lạnh dần trái tim họ, họ bắt đầu nghi ngờ bản thân mình, nghi ngờ xã hội sau những lần bị từ chối. Trên thực tế, bất cứ người từng trải nào tiếp xúc với những thanh niên này đều sẽ cảm thấy rằng, họ đang sống một cách rất mơ hồ, nghi hoặc, điều khiến họ nghi hoặc nhất là không biết mình sẽ làm gì, có thể làm gì.
Trong xã hội có rất nhiều việc mà những thanh niên này có thể làm, nhưng lại là những việc họ không muốn làm. Các cơ quan Nhà nước, 500 doanh nghiệp mạnh nhất thế giới, những công việc nhẹ nhàng dễ giải quyết, công tác quản lí trong những văn phòng lịch sự, lãnh đạo và đồng nghiệp thân thiện, khoan dung, chế độ đãi ngộ phúc lợi cao, đó mới là những nơi họ chờ đợi. Tại sao họ lại có yêu cầu như vậy? Bởi vì, ngay từ khi còn nhỏ, họ, bất kể thuộc tầng lớp xuất thân nào đều được giáo dục rằng, lao động trí óc luôn luôn đáng trọng hơn lao động chân tay, giới trí thức hơn giới công nhân. Chính điều đó khiến rất nhiều những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình bình dân coi thường bố mẹ, cảm thấy xấu hổ khi nhắc đến bố mẹ. Nguyên nhân không phải vì bố mẹ họ là người không tốt mà vì công việc của bố mẹ không tốt, địa vị xã hội không cao. Với tốc độ phát triển cao của nền kinh tế, cục diện xã hội không ngừng thay đổi, nhịp sống càng ngày càng nhanh, gần như khiến con người quên đi bản chất của cuộc sống, bản chất của sinh mệnh, ai cũng giống như một bộ máy theo đuổi danh lợi, lúc nào cũng chạy đua không ngừng, khiến cho xã hội đã nông nổi càng nông nổi. Một người không có danh tiếng thì bị coi là không thành công. Lớp thanh niên hiện nay chỉ muốn kiếm được nhiều tiền, mong muốn chỉ qua một đêm bản thân đã trở nên nổi tiếng, có xe đẹp, có nhà cao cửa rộng, có tiền tỉ, có giá trị và danh tiếng khiến người khác phải ngưỡng mộ. Họ cho rằng như thế mới là thành đạt, như thế mới xứng đáng với khả năng của họ. Xem xét một cách kỹ lưỡng, mục tiêu cuộc sống mà họ dựng nên, con đường mà họ lựa chọn để đi đến thành công, có phải chỉ đơn thuần là vì bản thân họ không? Chắc chắn là không, họ làm thế là để xây dựng hình ảnh của họ trong mắt người khác, vì sự bình luận của người khác. Bởi vậy, họ thỏa hiệp với hiện thực, làm việc một cách không có nguyên tắc, không có giới hạn, thậm chí làm việc chỉ vì danh lợi. Họ đã đơn nhất hóa, cụ thể hóa thành công: chỉ lấy tài sản, quyền lực, địa vị và danh tiếng làm tiêu chuẩn của thành công. Vì những suy nghĩ như thế, họ chỉ làm những việc kiếm được tiền, họ như con lạc đà bước đi trên conđường sự nghiệp: muốn làm việc trong những công ty lớn nhưng không thể, những công ty nhỏ cần họ thì họ không muốn làm. Những người nằm mơ cũng thấy thành công, thực ra lại không biết thế nào là thành công thực sự, không biết việc cần làm để có được thành công, không biết khoảng cách giữa những việc muốn
làm và những việc có thể làm.
Thành công là một khái niệm đa nguyên hóa, không có định nghĩa cụ thể, vì mỗi người đều là một cá thể sống độc lập, có mục tiêu theo đuổi của riêng mình, thời đại
và người khác không thể định nghĩa, đánh giá và thay đổi được. Mỗi người, chỉ cần là chính mình, sống vui vẻ, sống tốt nhất, tìm thấy giá trị và ý nghĩa sự tồn tại của mình, người đó đã thành công. Không thể phủ nhận, thời đại này rất khắc nghiệt, rất phức tạp. Nhưng vì thế chúng ta chấp nhận trở thành bộ máy theo đuổi danh lợi hay sao? Đương nhiên, danh lợi đối với con người rất quan trọng,nhưng nó phải là phần thưởng giành được sau khi phấn đấu chứ không phải là mục tiêu phấn đấu của một người. Dù làm gì, muốn trở thành người được người khác ngưỡng mộ, ít nhất phải có được hai điều kiện sau: một là làm những việc mình thích, hai là mục đích làm việc không chỉ vì tiền. Có được hai điều kiện này cũng chưa chắc đã thành công, tuy nhiên đó là những điều kiện cần phải có nếu muốn thành công. Bạn trẻ cũng cần biết, tiền không phải là thứ mà bạn muốn là có được. Đó là kết quả từ những việc làm đúng đắn được
bạn hoàn thành.
Còn nữa, mục đích của việc kiếm tiền là gì? Là để phục vụ người khác tốt hơn, hay là để người khác ghen tị hoặc ngưỡng mộ mình? Nếu là vế sau thì dù có kiếm được tiền, bạn cũng sẽ không có ai ngưỡng mộ, bản thân không có được cảm giác thành công. Tiền bạc và thành công là hai khái niệm khác nhau. Bản chất của sự sống và tiền bạc
không có mối quan hệ tuyệt đối.
Trong lịch sử nước Mỹ, có rất nhiều người có tiền và có địa vị, nhưng những người được người Mỹ tôn trọng thì lại không nhiều. Trong số những người đó, có một vị bưu tá bình thường tên là Fred - một người đưa thư báo bình thường, có mức lương tháng rất thấp. Sở dĩ ông vĩ đại là vì ông đã khiến cho những người mà ông phục vụ cảm kích thực sự bằng chính công việc bình thường của mình. Bạn nhớ là, thực sự
cảm kích chứ không phải chỉ hài lòng.
Fred chưa bao giờ nghĩ công việc bưu tá là một công việc thấp kém, cũng không cảm thấy mức thu nhập này không đủ đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống của mình. Ông thực sự rất thích công việc của mình, mỗi một chi tiết nhỏ ông đều làm rất tốt. Những người thuộc phạm vi phục vụ của ông đều coi ông là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Đối với công việc của ông, họ đều vô cùng tôn trọng. Hàng ngày ông đều vui vẻ làm việc, đồng thời đem niềm vui đến cho mỗi người xung quanh. Fred đã làm cảm động nước Mỹ, cảm động cả thế giới. Những người từng được ông phục vụ đều khen ngợi ông, đều không quên ông. Chúng ta phải chi bao nhiêu tiền để có được sự ghi nhớ trong lịch sử và sự ngưỡng mộ của xã hội? E là tiền
bạc không thể mua được.
Trên thế giới không có công việc nào là thấp hèn. Công việc nào trong xã hội cũng đều cần thiết. Bởi vậy, mỗi một công việc đều đáng được người khác tôn trọng. Kissinger từng nói: “Khi một người, một quốc gia theo đuổi một mục đích mà không đạt được, đó có thể là một bi kịch. Nhưng quốc gia này và con người này, nếu đạt được mục đích mà bản thân theo đuổi nhưng cuối cùng lại phát hiện ra rằng mục tiêu mà mình theo đuổi không phải là mục tiêu mình muốn, việc thực hiện được không làm cho bản thân thấy vui vẻ, đó có thể còn là một bi kịch lớn hơn”. Có thể nói, nước Mỹ là một nước có nền kinh tế phát triển cao, thu nhập bình quân