Mỗi người đều có tiêu chuẩn lựachọn riêng

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 101)

Tạp chí “Người thăm dò” của Mỹ khi làm một cuộc điều tra tính cách đã mời một người mẫu nổi tiếng tham gia một thí nghiệm tế nhị ở bên một con đường có lưu

lượng xe đi lại khá đông.

Cô người mẫu 22 tuổi, thân hình cao ráo, thon thả, khuôn mặt xinh đẹp, gợi cảm, hết sức hấp dẫn. Biên tập của tạp chí để cô đóng vai 5 loại phụ nữ trong xã hội, cùng đứng ở một chỗ giơ biển “dừng xe”, đợi sự giúp đỡ, để ghi nhận phản ứng của những người lái xe là nam giới đối với những người phụ nữ khác nhau. Lần thứ nhất, cô để tóc dài qua vai, đeo kính, mặc đồ văn phòng, đóng giả một cô gái làm công việc văn phòng, giơ tấm biển về phía những chiếc xe đang phóng tới, người của tạp chí đứng trong chỗ khuất quan sát. Trong 90 giây, có 70 chiếc xe các loại phóng qua chỗ cô người mẫu, chỉ có một chiếc xe tải dừng lại, hỏi xem cô cần giúp gì.

Lần thứ hai, cô mặc đồ bầu, độn bụng to lên, lấy hết sức vẫy tấm biển. Trong 150 giây, có 150 chiếc xe phóng qua nhưng dù cô có gọi và tỏ ra cầu cứu cũng không có

chiếc xe nào dừng lại.

Lần thứ ba, cô đóng giả thành một cụ già, đội tóc giả, còng lưng. Trong 5 phút có hơn 200 chiếc xe phóng qua, chỉ có một chiếc xe dừng lại. Lần thứ tư, cô đóng giả làm một người theo trường phái mới. Cô đội bộ tóc xù màu sắc sặc sỡ, đeo chiếc kính râm to che nửa mặt, mặc chiếc áo có hoa to và một chiếc quần jeans thủng, đứng thẳng, mồm huýt sáo, lắc qua lắc lại tấm biển trước mặt những chiếc xe phóng tới. Kết quả trong 15 phút, có 370 chiếc con, xe máy, xe tải chạy qua, chẳng có chiếc xe nào dừng lại, có chiếc còn phóng nhanh hơn.

Lần thứ năm, cô để lộ mặt, bộ tóc vàng óng xõa ngang vai, mặc chiếc áo yếm màu hồng phấn, nữ tính, phía dưới mặc một chiếc váy siêu ngắn, để lộ cặp chân dài. Cô đứng ở bên đường, thỉnh thoảng lắc nhẹ tấm biển. Chẳng đợi cô giơ tấm biển ra, đã có hai chiếc xe dừng lại, hai người lái xe đều đồng ý giúp cô miễn phí. Thí nghiệm cho thấy, trước nhu cầu của những người khác nhau, mỗi người đều có những phản ứng khác nhau. Thí nghiệm này đã chứng minh con người có hai mặt tính cách. Nói và làm là hai việc hoàn toàn khác nhau. Hiện thực luôn rất tàn nhẫn. Mỗi người đều có hai mặt tính cách, dù là người vĩ đại hay kẻ tiểu nhân. Khi kỳ vọng những người mình gặp đều là người tốt, hoặc nghĩ họ là kẻ xấu, chúng ta đều đang phạm sai lầm. Rất nhiều người trong các tình huống khác nhau đều sẽ lựa chọn hành

động có lợi cho mình nhất.

Thông qua thí nghiệm này, biên tập viên tạp chí đã rút ra được một khái quát mang

tính tổng kết, gồm những mặt sau.

1. Đối với nhóm người có thể lực, mọi người thường lựa chọn thái độ tôn trọng nhưng

cách xa.

2. Không ai muốn người khác trở thành sự phiền hà đối với mình, hoặc bản thân tự

tìm đến phiền phức.

3. Bình thường, mọi người rất khó chấp nhận những người lập dị. 4. Mọi người đều muốn tiếp xúc với những người đem lại niềm vui cho người khác. 5. Trong cuộc sống, các vai diễn của bạn khác nhau thì mức độ chấp nhận của người

khác đối với bạn cũng khác nhau.

6. Người khác có thể đối xử với bạn bằng thái độ mà bạn không muốn chấp nhận. Trong cuộc sống, chúng ta ở vào thế mạnh hay thế yếu? Nếu may mắn ở vào thế mạnh, chúng ta nên hạ mình một chút, đừng để người khác cảm thấy mình là người không thể tiếp cận. Sức chịu đựng của con người là có hạn, không ai muốn người khác điều khiển hay ra lệnh cho mình, vì như vậy chúng ta có thể biến bạn bè thành đối thủ, đối thủ thành kẻ thù. Bạn bè khi trở thành đối thủ, họ càng dễ nắm được điểm

yếu của chúng ta.

Dù thành công như thế nào, chúng ta nên cố gắng làm bạn với mỗi người mình gặp, coi đối thủ là những người bạn cùng hưởng vinh quang trong sự nghiệp, trên thị trường. Chỉ có giúp đỡ lẫn nhau, dìu dắt nhau thì đường mới ngày càng rộng, tiền bạc

có được mới ngày càng nhiều.

Nếu chúng ta là kẻ yếu, việc đầu tiên cần làm là đừng kỳ vọng vào chuyện chỉ toàn gặp được người tốt, những người giúp đỡ mình không điều kiện. Nếu trên thế giới này mọi người đều tốt như trong mắt chúng ta thì sẽ chẳng bao giờ có mâu thuẫn, không có sự kỳ thị, sự lạnh nhạt, nghi ngờ và đố kỵ giữa người với người. Xã hội có nhiều kiểu người. Những người thành đạt trong sự nghiệp, khi ở vào thế yếu, họ không chỉ giỏi hòa hợp với những người cùng chí hướng mà còn biết cách sống hòa đồng với những người họ ghét, hơn nữa còn cư xử với những người này tốt hơn với bạn bè mình. Ở đây, chúng ta không đề cập đến nhân phẩm mà xem xét vấn đề như một nhu cầu khách quan của sự trưởng thành và phát triển cá nhân. Chúng ta muốn thành đạt

thì phải học được cách chung sống với những người mình ghét, thậm chí biết học từ họ những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Những kẻ yếu trong xã hội đều là những người có lòng tự trọng cao và vô cùng tự ti, luôn lo sợ người khác coi thường mình. Một câu nói, một hành vi vô ý của người khác cũng khiến chúng ta nghĩ rằng họ định ám chỉ điều gì đó. Người khác xem thường chúng ta vì chúng ta chưa có được thứ khiến họ phải tôn trọng mình. Muốn thay đổi cách nghĩ và cách định vị của người khác đối với mình, chúng ta chỉ có cách là làm tốt hơn họ, giànhđược những thành tích mà họ không thể có được, chinh phục họ bằng chính thực lực của mình. Phải nhớ rằng, thực lực và năng lực là tấm giấy thông hành vạn năng để một người có thể đi khắp thế giới.Đương nhiên, ở giai đoạn này đầu, chúng ta phải biết chúng ta đang ở vị trí nào, chúng ta muốn đạt được điều gì. Trong quá trình phấn đấu, chúng ta phải hy sinh thứ gì để đạt được mục đích của mình. Bởi vậy, dù đang ở vị trí nào, chúng ta cũng không nên vui mừng hay bi quan vì cách nhìn nhận, hành xử của người khác với mình. Trong nhân tính có cả thiện và ác, cũng có rất nhiều điểm không tốt không xấu, hơn nữa, sự việc luôn có thể thay đổi tính chất bất cứ lúc nào; vì vậy, chúng ta phải học được cách bình tĩnh đối mặt để luôn là chính bản thân mình một cách tốt nhất.

III. Làm người đừng quá nhạy cảm

Nhà khoa học Tiền Siêu người Hoa giảng dạy ở Đại học Princeton, Mỹ từng làm một thí nghiệm: sau khi đưa gen NR2B vào cơ thể một số con chuột, ông phát hiện thấy những con chuột được truyền gen thông minh hơn các con chuột khác rất nhiều, đặc biệt là về phương diện học tập và trí nhớ. Tại sao lại như vậy? Vì gen NR2B trong cơ thể chuột có thể kích hoạt thần kinh, giúp

cho ghi nhớ và học tập.

Sự thành công của thí nghiệm đã tạo động lực cho giới khoa học. Có người còn đưa ra những suy đoán mạnh bạo rằng: nếu sử dụng kết quả nghiên cứu này trên con người thì có thể khiến những người ngốc nghếch trở nên thông minh và người thông minh sẽ

càng thông minh hơn.

Chúng ta đều hy vọng mình thông minh và có trí tuệ để chiếm ưu thế trong các cuộc cạnh tranh và dễ dàng giành được địa vị cao trong xã hội, có được nhiều của cải hơn. Tuy nhiên, trí tuệ của một người là không thể thay đổi, muốn nâng cao khả năng học tập, năng lực tiếp nhận thì phải dựa vào sự rèn luyện, học tập và bồi dưỡng. Kết quả nghiên cứu sở dĩ không được công bố rộng rãi vì những nhân viên nghiên cứu phát hiện ra, một người nếu quá thông minh và nhạy cảm sẽ phải trả giá cho điều này. Đây là một thế giới không hoàn hảo, vì thế luôn tồn tại những người không hoàn hảo. Vì không thể rời khỏi địa cầu này, bởi vậy, chúng ta không nên quá nhạy cảm, phải học được cách bỏ qua, gặp những việc, những người không cần quan tâm thì coi như không liên quan đến mình. Chúng ta không thể gục ngã vì những người, những việc như vậy, và họ sẽ không vì những thiệt hại của bạn mà thay đổi điều gì. Chúng ta cũng không nên phức tạp hóa những vấn đề vốn đơn giản.

Không phải những vấn đề chúng ta không hiểu mà chính những việc, những người chúng ta quá tin tưởng, không chút nghi ngờ lại thường là rào cản của sự thành công. Sai lầm chúng ta mắc phải cũng thường do chúng ta suy nghĩ quá nhiều. Bởi vậy, làm người không nên quá nhạy cảm. Suy nghĩ càng nhiều thì sải chân bước

sẽ càng nhỏ.

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w