Nghèo hèn hay phú quý là do sự lựachọn củabản thân

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 71)

Chúng ta đến với thế giới này, đều không có gì và không biết gì như nhau. 30 năm sau, chúng ta trở thành người giàu hay kẻ nghèo là do sự lựa chọn của bản thân. Ở trung học, chúng ta chỉ cần là những đứa trẻ biết ý thức được tầm quan trọng của việc học tập. Thi đỗ vào trường đại học nào là bước ngoặt mang tính then chốt trong cuộc

đời, quyết định vận mệnh của chúng ta.

Khi đó, có rất nhiều bạn học cũng giống như chúng ta, cùng học một trường, một lớp, giáo trình và đội ngũ giáo viên giống nhau, cùng thi một ngày, cùng một đề thi, nhưng kết quả lại không giống nhau, có người thi đỗ vào trường đại học nổi tiếng, có người

thi rớt.

Lựa chọn thái độ đối mặt với kỳ thi đại học như thế nào sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của mỗi người. Kết quả thi lại trực tiếp liên quan đến cuộc đời chúng ta. Ý thức được điều đó, chúng ta tựgiác học tập đến quên ăn quên ngủ, thức khuya dậy sớm, tận dụng hết mức thời gian và tinh lực. Tôi tin rằng nếu khi làm bất cứ việc gì trong cuộc đời, chúng ta cũng có thể thực hiện với thái độ như thế, sẽ chẳng có việc gì chúng ta không làm được. Do chất lượng làm bài không giống nhau nên sau khi thi xong, chúng ta không thể không chấp nhận một sự thực khắc nghiệt, đó là có người vào được trường đại học nổi tiếng, có người chỉ đỗ vào những trường bình thường. Nhưng sau khi vào đại học, rất nhiều thanh niên lại đánh mất mục tiêu. Trong cùng một trường đại học, dù kết quả học tập của chúng ta thế nào cũng không thể rõ ràng

như ở trung học.

Hai sinh viên cùng tốt nghiệp một chuyên ngành ở cùng một trường đại học, cầm tấm bằng đại học giống nhau, nếu họ không nói, không làm việc thì chẳng ai có thể thấy được sự khác biệt giữa hai người. Các trường đại học hiện nay, đặc biệt là các trường cấp quốc tế, rất coi trọng vấn đề tâm lí của sinh viên, họ bắt đầu giảm bớt áp lực học tập cho sinh viên, cung cấp một không gian học tập tự do, nhẹ nhàng và rộng rãi để tăng cường sức tưởng tượng và sáng tạo của sinh viên. Những biện pháp cụ thể mà họ áp dụng là không phân chia sinh viên giỏi sinh viên kém, ngay cả với sinh viên thường xuyên nghỉ học, lười học, nhà trường cũng sẽ tạo cho họ rất nhiều cơ hội để

thi lại.

không đạt được thành tích mong muốn. Tâm lí của những sinh viên đại học hiện nay vẫn chưa được chín chắn. Do hoàn cảnh xã hội, thanh niên dễ bị ảnh hưởng lối sống biến chất, lãng phí, hưởng thụ; họ coi đó là biểu tượng của sự sành điệu, lãng mạn, cá

tính, giải phóng.

Điều này khiến cho những thanh niên vốn có thành tích xuất sắc ở trung học mất đi mục tiêu phấn đấu khi học đại học. Họ thường xuyên nghỉ học, chơi điện tử, không ngừng tìm kiếm những thứ kích thích về tinh thần và thể xác, cho rằng đó mới là cuộc sống lí tưởng. Họ nghĩ, dù sao cũng sẽ có bằng tốt nghiệp, lúc đó nghĩ đến những việc khác cũng chưa muộn. Mỗi năm Microsoft đưa một đội ngũ các chuyên gia tuyển dụng, đến các trường đại học ở khắp nơi trên thế giới tìm kiếm nhân tài, phỏng vấn các sinh viên sắp tốt nghiệp. Thực trạng của các sinh viên được Bill Gates đánh giá như sau: “Trường đại học mang lại cho bạn cảm giác tốt nhưng lại cho ra đời một thế hệ thanh niên không biết đến hiện thực, sự giáo dục đó chỉ khiến cho chúng ta trở

thành kẻ thất bại”.

Nhưng không thể chỉ trách những người trẻ, ai cũng từng trải qua thời thanh niên, ai cũng phải trả giá cho những sai lầm của mình, cũng đều đã từng đi đường vòng. Con người trước khi trưởng thành, ít ai không phạm phải sai lầm. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho thời kỳ thanh niên của mỗi người lại không giống nhau, quãng đường vòng mà họ phải đi cũng khác nhau, kết quả là vị trí chúng ta nắm giữ cũng khác nhau. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của văn minh xã hội, nhân loại cũng dần bước vào giai đoạn phát triển cao độ. Thế giới là một mặt phẳng, con người bình đẳng với nhau, sự khác biệt về quốc tịch, khu vực, chủng tộc đang mờ nhạt đi rồi sẽ biến mất, giữa người với người không còn sự phân biệt sang hèn. Tuy nhiên như thế không có nghĩa là giữa người với người đều tồn tại sự bình đẳng thực sự trên mọi phương diện. Các kiểu cạnh tranh tàn khốc vẫn còn tồn tại, hơn nữa ngày càng trở nên quyết liệt, và đã cạnh tranh thì không có tốt nhất, chỉ có tốt hơn, thành công và thất bại là điều khó tránh khỏi. Sự cạnh tranh hiện nay, phương diện lớn là cạnhtranh tài nguyên, khoa học kỹ thuật, phương diện nhỏ là cạnh tranh về năng lực, ý thức. Mỗi người chúng ta đều tham gia vào quá trình cạnh tranh đó, cũng là những người nhận lấy kết quả của quá trình cạnh tranh. Kết quả của sự cạnh tranh tạo

ra sự khác biệt giữa giàu và nghèo.

Văn minh xã hội khiến cho giữa người với người không còn sự phân biệt sang hèn, nhưng kết quả của cuộc cạnh tranh lại sản sinh ra người giàu người nghèo. Tiền bạc và của cải có một sức mạnh thay đổi vô cùng lớn lao, cho dù chúng ta có coi thường

chúng như thế nào.

Thực ra, cuộc sống là liên tiếp những kỳ thi đại học, chúng ta chuẩn bị kì thi như thế nào thì sẽ có một cuộc đời như thế. Cuộc đời chúng ta sẽ giàu có hay nghèo khổ, đó là do sự lựa chọn của chúng ta. Sự lựa chọn này không ai có thể ngăn cản. Chúng ta là người giàu hay nghèo, có thể thay đổi được sức mạnh của xã hội và người khác hay bị xã hội và người khác làm cho biến đổi, thực chất là do sự lựa chọn của chúng ta chứ không phải do xã hội quy định.

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 71)

w