Tìm được ý nghĩa từ trong sự sai lầm

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 60)

Chúng ta đã từng nói về Briles, người phụ nữ coi hôn nhân và gia đình là cuộc sống của mình. Sau khi kết hôn cùng Smith, Briles hết lòng quan tâm chăm sóc chồng, giúp chồng sửa chữa từng sai lầm nhỏ với mục đích để chồng trở thành một người tốt hơn. Sự việc không phát triển theo hướng mà Briles dự tính, người chồng được sự quan tâm chăm sóc của bà lại trở thành một người khiến bà cảm thấy hoàn toàn xa lạ, sau cùng, cuộc sống gia đình tan vỡ. Briles cho rằng, mình đã dốc lòng vì chồng con, nhưng bà không được đền đáp. Điều đó khiến bà vô cùng đau khổ, tuyệt vọng, thậm

chí đã nghĩ đến việc tự sát.

Một người bạn của bà, một mục sư người Do Thái, đã đến bên, lắng nghe những lời oán thán, khóc lóc của bà, kiên nhẫn đợi đến khi tâm trạng của Briles bình tĩnh trở lại. Briles nói liền hai tiếng đồng hồ mới ngừng. Vị mục sư thấy bà dừng lại liền nói: “Một gia đình, một cuộc hôn nhân đổ vỡ, đại diện cho sự thất bại hoàn toàn về một phương diện trong cuộc sống của một con người, nguyên nhân có thể do quyết định sống cùng nhau của hai người vốn đã là một sai lầm, hoặc là sau khi kết hôn, cả hai đã dùng phương pháp sai lầm để duy trì cuộc hôn nhân. Tóm lại, sự thất bại trong hôn nhân nhất định không phải là sai lầm của một người”.

Briles nghe vị mục sư nói xong liền kêu lên: “Không, tuyệt đối không phải như vậy, con vì anh ta, vì gia đình làm biết bao nhiêu việc, dành cho gia đình tất cả những gì con có. Vì chăm sóc gia đình và anh ta, con đã phải từ bỏ công việc có mức lương cao, yêu anh ta như yêu những đứa con của con, lẽ nào con làm như vậy là sai?” Vị mục sự nói: “Công thức của hôn nhân là 0.5 +0.5 =1. Trong cuộc hôn nhân của con, con coi mình là 1, còn anh ta chỉ có thể là số 0, ai là người chấp nhận làm số 0? Điều mà người đàn ông cần là tình yêu, sự thông cảm, sự ủng hộ, bao dung, chứ

không phải sự giáo dục, sự thay đổi và những lời than phiền không ngớt. Con yêu anh ta là đúng, nhưng cách con yêu anh ta liệu có sai không?” Briles tỉnh ra. Đúng vậy, mục sư nói rất đúng, bà đã đối xử với Smith và cuộc hôn nhân của mình theo ý muốn và phương pháp của mình. Bà đã sai lầm khi nhìn nhận gia đình và hôn nhân là việc của một người. 3 năm sau, vị mục sư giới thiệu cho Briles một thanh niên kém bà 3 tuổi, đó làm một người rất điển trai, rất xuất sắc, cũng là người rất coi trọng gia đình. Anh tên là Robert, là bác sỹ ở một bệnh viện. Nhìn thấy Robert, Briles cảm thấy một người phụ nữ thất bại như mình không xứng đáng với anh, Briles định quay người bỏ đi, nhưng lại thấy nếu làm như thế sẽ không lịch sự và phụ tấm lòng của vị mục sư. Vì vậy, Briles thẳng thắn nói với Robert rằng mình là người đã ly hôn, lớn hơn anh 3 tuổi. Không ngờ Robert chỉ cười và nói, những điều

đó anh đã biết từ trước rồi.

Briles hỏi dò một câu: “Chẳng lẽ anh không cho rằng, một người phụ nữ ly hôn cũng giống như một món đồ đã hỏng, một người phụ nữ có một cuộc hôn nhân thất bại là

một người phụ nữ thất bại ư?”

Robert không trả lời câu hỏi của Briles mà lấy một ví dụ, hỏi ngược lại Briles: “Nếu không may chị bị tai nạn ô tô, cần phải phẫu thuật. Có hai bác sỹ để chị lựa chọn, một người là một bác sỹ mới tốt nghiệp chưa từng phẫu thuật, một người là một bác sỹ đã có kinh nghiệm 30 năm nghề, thì chị sẽ chọn ai?” Briles trả lời không cần phải suy nghĩ: “Tất nhiên tôi sẽ chọn người thứ hai”. “Tôi cũng vậy”. Robert nhìn thẳng vào mắt Briles nói: “Tôi cũng giống như chị, là người rất coi trọng gia đình và hôn nhân, tôi không muốn sẽ thất bại. Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều những cô gái trẻ chưa lập gia đình, họ không biết trân trọng, không biết bao dung, không biết tha thứ, càng không biết làm thế nào để duy trì thế giới của hai người. Bởi vậy, nói rằng một cuộc hôn nhân thất bại giúp chị có được những nhận thức sâu sắc về hôn nhân, cũng giống như một vị bác sỹ có nhiều kinh nghiệm, đây

cũng là lí do mà tôi gặp chị”.

Robert nói tiếp: “Hôn nhân giống như một con thuyền, trên thuyền chỉ có một người đàn ông và một người phụ nữ, cùng nhau chèo chống trên đại dương cuộc sống. Dưới mặt nước biển có những dòng chảy ngầm rất mạnh và xiết, có những tảng đá ngầm rất to và sắc nhọn, phía chân trời đôi khi còn xuất hiện những thứ hấp dẫn họ. Hai người đều phải là những thủy thủ tài giỏi, phối hợp nhịp nhàng, điều khiển một cách hợp lí con thuyền nhỏ sao cho nó đi đúng hướng thì mới có được sự an toàn, bằng không, sẽ chìm thuyền, chết người. Đáng tiếc là, những người ngồi trên thuyền không quan tâm đến trọng tải của thuyền, không quan tâm đến sự an nguy cũng như cảm nhận của đối phương, cứ tiến lên một cách mù quáng. Khi thuyền va vào đá ngầm, ân hận thì đã muộn. Chị cũng là người coi trọng gia đình và hôn nhân, hiện giờ vẫn có thể nhìn thấy sự đau khổ do thất bại của cuộc hôn nhân trước gây ra cho chị. Tôi tin rằng khi chị ngồi trên con thuyền hôn nhân lần thứ hai, chị nhất định sẽ biết làm thế nào để duy trì sự an toàn cho con thuyền và sự thoải mái cho hai người. Tóm lại, trong cuộc sống tương lai, chị sẽ vô cùng cảnh giác, vô cùng thận trọng. Ai cũng sẽ phạm sai lầm,

nhưng chỉ cần chúng ta tìm ra nguyên nhân từ sai lầm đó, mọi chuyện tiếp theo sẽ tốt

đẹp, chắc chắn là như thế!”

Robert nói rất đúng. Briles sau khi ly hôn vẫn luôn tự đánh giá bản thân, đánh giá về cuộc hôn nhân của mình, phát hiện ra những sai lầm của bản thân mình trước đây. Smith vẫn luôn là Smith, nhưng chị lại không phải là Briles trước đây. Sau khi kết hôn, Smith vẫn chỉ chấp nhận một Briles khi còn đang yêu, nhưng đối với Briles, chị lại không thể. Sau đó một năm, vị mục sư làm lễ cưới cho Brilesvà Robert. Sau khi kết hôn, Briles sống cùng với Robert, cũng gặp phải những mâu thuẫn như khi còn sống chung với Smith, các khủng cũng xuất hiện. Tuy nhiên, Briles đã luôn biết dùng những phương pháp đúng đắn, cùng chồng bàn bạc, thương lượng, trao đổi, khiến cho những mầm mống mâu thuẫn bị dập tắt ngay khi mới manh nha, khiến cuộc hôn nhân

trở nên hoàn hảo và hạnh phúc.

Thanh niên bước ra xã hội, cũng giống với những người ngồi trên con thuyền hôn nhân. Chúng ta còn trẻ, chưa chín chắn, chưa có nhận thức sâu sắc về cuộc sống và xã hội, khó tránh khỏi phạm sai lầm, chịu tổn thương và mất phương hướng trong cuộc sống.

Chúng ta gặp phải điều không may là do sai lầm của bản thân, cũng có thể do sai lầm của người khác, nhưng hậu quả của những sai lầm này, bản thân mỗi người phải tự gánh chịu. Thanh niên muốn sáng tạo, muốn phát triển, không thể không phạm sai lầm. Đó không phải là điều hết sức tồi tệ, quan trọng là chúng ta ý thức được sai lầm, nhận thức lại về sai lầm, đồng thời sửa chữa nó, đảm bảo không phạm phải sai lầm tương tự nữa, điều đó sẽ khiến cho con thuyền cuộc đời của chúng ta được thuận

buồm xuôi gió, đến được đích của mình.

Sai lầm cũng được chia thành nhiều loại. Có những sai lầm có ý nghĩa, ví dụ, khi khai thác sản phẩm mới, vì chưa có kinh nghiệm nên sản phẩm còn tồn tại nhược điểm. Một sản phẩm xuất sắc, cần có sự hoàn thiện không ngừng của một thế hệ, thậm chí là nhiều thế hệ người. Phầm mềm Office mà Microsoft đưa ra thị trường vào năm 1989, so với phần mềm 2007 Microsoft Office System được đưa ra năm 2007, đương nhiên không chỉ tồn tại một khiếm khuyết. Chúng ta không thể nói người khai thác bản phần mềm Microsoft Office sớm nhất là sai lầm. Cũng không thể nói rằng phần mềm 2007 Microsoft Office System là phần mềm hoàn hảo nhất. Bất cứ ai, bất cứ doanh nghiệp nào đều không ngừng phạm sai lầm, không ngừng sửa chữa sai lầm, sau cùng mới có thể tiến gần đến thành công, bởi vì thành công nào cũng chỉ là tạm thời, mang tính giai đoạn. Nếu vừa đạt được thành công đã dừng lại

thì đó là một sai lầm.

Bởi vậy, chúng ta đừng sợ phạm sai lầm. Những sai lầm là một phần không thể thiếu trong quá trình phấn đấu giành được thành công. Sai lầm có ý nghĩa nhất định đối với quá trình trưởng thành và phát triển của chúng ta. Có những sai lầm có thể đưa đến ngay hậu quả, ví dụ như vi phạm luật pháp, đạo đức, làm tổn hại lợi ích của người khác - một khi bạn phạm vào những điều này thì sẽ phải trả giá rất đắt, thậm chí rất khó được tha thứ. Bởi vậy, mỗi người khi muốn làm gì,

trước tiên phải xác định được xuất phát điểm và tính đúng đắn trong hành động của mình. Nếu biết là sai mà vẫn làm thì không thể nhận được sự tha thứ của người khác. Chúng ta muốn đi trên con đường đúng đắn, làm những việc đúng đắn, thì phải thẳng thắn chấp nhận sai lầm của mình. Đấy là sự thức tỉnh, một món quà mà Thượng đế ban cho chúng ta. Có phương hướng đúng đắn thì tất cả những sai lầm chúng ta mắc phải không những không hạ thấp mà ngược lại còn làm tăng giá trị của chúng ta; đồng thời giúp chúng ta nâng cao năng lực xác định tính chất và giải quyết vấn đề.

Chương VII: Trước khi bạn sinh ra, bố mẹ bạn không phải buồn rầu như bây giờ. Họ trở nên như vậy là vì phải thanh toán hóa đơn cho bạn, giặt quần áo cho bạn và nghe bạn nói rằng mình tài giỏi như thế nào. Bởi vậy, nếu bạn muốn tiêu

diệt con “Ký sinh trùng” trong cuộc đời bố mẹ bạn để cứu rừng nhiệt đới thì trước tiên bạn hãy tiêu diệt con ký sinh trùng trong tủ quần áo của chính mình

I. Nếu bố mẹ món nợ nuôi con

Trong con mắt của bạn bè, Hà Duy xứng đáng là bậc đàn anh, rất trượng nghĩa, dù gia đình không giàu có nhưng anh rất hào phóng, khi đi chơi cùng bạn bè, anh luôn là người thanh toán mọi chi phí. Hà Duy cho rằng, là đàn ông thì phải phóng khoáng. Hà Duy tiêu tiền như nước, hết tiền lại xin bố mẹ, cậu ta cho rằng việc bố mẹ cung cấp tiền cho mình là điều đương nhiên, dù biết thu nhập của bố mẹ không cao. Có lần, một người bạn của Hà Duy là Bào Nhi Mặc vay Hà Duy 500 đô la, đồng thời còn viết cho Hà Duy một giấy nợ, đảm bảo sau 3 tháng sẽ hoàn trả. Hà Duy không do dự đem số tiền 500 đô la mà bố mẹ tặng mình vào ngày sinh nhật cho Bào Nhi Mặc vay. Sau 3 tháng, Bào Nhi Mặc gần như đã quên là mình đang nợ tiền Hà Duy, khiến Hà Duy rất tức giận. Hà Duy liền đưa tờ giấy nợ, yêu cầu Bào Nhi Mặc trả tiền. Không ngờ, Bào Nhi Mặc nói: “Lúc đó tôi đảm bảo 3 tháng sau trả anh là sự thực. Bây giờ nói với anh tôi không có tiền cũng là sự thực. Tôi rất muốn trả anh 500 đô la nhưng tiếc là tôi không thể trả. Anh xem thế này có được không, anh gia hạn cho tôi 3 năm nữa, nếu tôi có tiền thì việc đầu tiên tôi làm là trả anh”. Nghe Bào Nhi Mặc nói vậy, Hà Duy rất tức giận: “Không có tiền, có quỷ mới tin. Không có tiền mà anh còn đi mua đồ hàng hiệu, mời bạn gái ăn uống à? 500 đô la có phải là đem đi mua đồ cho bạn gái rồi không?” Bào Nhi Mặc nhún vai nói: “Anh cho tôi vay tiền nhưng không có quyền can thiệp

vào việc sử dụng tiền của tôi”.

Hai người lời qua tiếng lại rồi xảy ra xô xát. Hà Duy không phải là đối thủ của Bào

Nhi Mặc nên bị thiệt hại.

Hà Duy tức giận trở về nhà. Gặp bố, Hà Duy đưa tờ giấy nợ của Bào Nhi Mặc cho bố: “Đây là giấy nợ Bào Nhi Mặc viết, nói là 3 tháng sau trả, bây giờ đã 6 tháng rồi, không trả tiền mà còn đánh con, thật không thể chấp nhận được”.

Bố Hà Duy xem tờ giấy nợ, nói: “Bạn không trả con tiền nhất định là vì không có tiền, vay tiền cũng là việc bất đắc dĩ. Bố tin là khi có tiền, bạn con nhất định sẽ trả, hoặc vì cách con đòi tiền không đúng đã khiến bạn tức giận”. “Nó không có tiền, con cho nó vay là mong nó tiêu tiền đúng chỗ, chứ không phải để

nó giả bộ trước mặt bạn gái!”.

“Nếu vay tiền nhất định phải trả, nếu tiền vay đều phải chi tiêu vào những việc đáng tiêu, thì con xem đây là cái gì?”. Bố Hà Duy quay về phòng lấy ra một cuốn sổ nhỏ,

đưa cho Hà Duy.

Hà Duy mở ra xem, đó là một cuốn sổ nợ, nhưng không biết là nợ gì. Bố Hà Duy nói: “Đây là những khoản tiền bố mẹ chi cho con mà mẹ con đã ghi lại từ ngày con ra đời. Hiện nay con học đại học năm thứ 4, số tiền mà bố mẹ chi tiêu cho con đã vượt quá 1 triệu đô la. Con luôn nói bố mẹ không biết hưởng thụ cuộc sống, nhưng nếu số tiền này đem chi tiêu cho bố mẹthì bố nghĩ cuộc sống của bố mẹ nhất định sẽ không như bây giờ. Bố mẹ cho con nhiều tiền như thế, con đều tiêu vào những việc đáng chi hay sao? Nếu bây giờ bố muốn con trả tiền, con có trả được không?” Thấy Hà Duy không nói gì, bố Hà Duy nói tiếp: “Bố và mẹ tuy không có bản lĩnh gì, không thể giống Bill Gates, trở thành người giàu nhất thế giới, nhưng bố mẹ cần cù, trung thực, cố gắng hết sức để cuộc sống của mỗi thành viên trong gia đình được vui vẻ. Bố muốn con trở thành niềm kiêu hãnh của gia đình, thế nhưng con đã làm gì?” Một triệu đô la là con số trong mơ của Hà Duy. Cậu không ngờ bao năm qua đã tiêu tốn của bố mẹ một khoản tiền lớn như vậy, mà bản thân chưa báo đáp được gì cho bố mẹ.

“Bố ơi, con sẽ cố gắng để bố mẹ được sống cuộc sống giàu có!” Hà Duy khóc, ôm lấy bố. Bố Hà Duy vỗ nhẹ vai cậu con trai, nói: “Con trai, nếu bố muốn một cuộc sống giàu sang thì bố đã làm từ lâu rồi. Bố chi tiền cho con chẳng bao giờ nghĩ đến việc sẽ có ngày con trả lại bố, chỉ hy vọng con có thể trở thành niềm kiêu hãnh của bố mẹ. Bởi vì con không chỉ thuộc về bố mẹ mà còn thuộc về cả thế giới này!”. Sau lần trò chuyện với bố, Hà Duy đã hoàn toàn hiểu bố mình, cũng biết mình phải làm gì - cậu phải trở thành niềm kiêu hãnh của bố mẹ. Cậu chăm chỉ học tập, giành được bằng cử nhân, thạc sĩ rồi tiến sĩ, cuối cùng vào làm ở Microsoft, và trở thành niềm kiêu hãnh

của Microsoft.

Trước khi chúng ta ra đời, bố mẹ rất thoải mái, tự do hưởng thụ cuộc sống, nhưng vì con cái, họ không nghĩ đến bản thân, dành những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta. Vì thế, chúng ta phải phấn đấu trở thành niềm tự hào của bố mẹ. Dùng sự ích kỷ của mình để đáp lại tấm lòng của bố mẹ là một tội lỗi.

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 60)

w