Nói và làm là hai việc hoàn toàn khác nhau

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 91)

Dưới sự kiểm soát của bố mẹ, dưới sự quản lí nghiêm ngặt của thầy giáo, chúng ta với tư cách là một thế hệ mới, luôn sống và lớn lên trong khuôn khổ. Thế nhưng đến khi tốt nghiệp đại học, chúng ta mới phát hiện ra mình chẳng biết làm gì ngoài việc học, bởi vì bản thân từ trước đến nay chưa bao giờ nghĩ đến việc “phải làm gì”. Không biết nhu cầu thực sự của bản thân, không biết nhu cầu thực sự của xã hội là đặc điểm điển hình của lớp trẻ. Bởi vì chúng ta từ khi sinh ra đã được lên kế hoạch cho việc trưởng thành, luôn đi trong những ngõ nhỏ, chỉ có một phương hướng tiến lên phía trước mà không biết rằng khi chúng ta đến đầu ngõ, trước mặt lại là một thảo

nguyên mênh mông. Trên thảo nguyên rộng lớn, gần như không có đường, gần như đâu cũng là đường, chỉ cần chúng ta tiếp tục đi thì phía sau chúng ta sẽ hình thành một conđường. Nếu một đứa trẻ lớn lên trong sự bảo bọc của cha mẹ, khi đối mặt với một khoảng không rộng lớn không có dấu chân người, liệu có thể tự tin bước đi hay không? Chắc chắn là không thể. Lớp người đi trước nói với chúng ta rằng, không được dễ dàng đưa ra bất kỳ sự lựa chọn nào, trước tiên phải xem xét thật kỹ lưỡng, thông qua những luận chứng về khả năng thành công, tìm sự chỉ dẫn của những người có nhiều kinh nghiệm, như thế mới hạn chế được những thất bại. Đối với chúng ta, kinh nghiệm thành công của người khác liệu thực sự có ích không? Nguyên tắc trưởng thành trên sách vở đều có hiệu quả đối với mỗi người hay sao? Trước khi bàn luận về vấn đề này, chúng ta thử xem câu chuyện dưới đây. Ba người anh em kết nghĩa do không cẩn thận bị rơi xuống dưới giếng. Giếng rất sâu, 3 người tìm mọi cách để thoát lên nhưng đều thất bại. Khi sự sống bị đe dọa thì có người nghe thấy tiếng kêu cứu của họ, liền ném một sợi dây thừng xuống. Vì muốn sống nên cả 3 người cùng nắm lấy sợi dây thừng trèo lên. Cả 3 khó khăn lắm mới leo đến được nửa giếng thì nghe thấy người ở trên hét lên: “Sợi dây mảnh quá, một người thả tay ra nếu

không các anh chẳng ai lên được đâu”.

Làm thế nào bây giờ? Ai cũng muốn leo lên, cũng không ai muốn nhìn bạn thân mình chết. Sau vài phút, một người trong số họ do sức yếu, biết mình không đủ sức nên đã buông tay ra, dành cơ hội sinh tồn cho bạn mình. Cái chết của người bạn khiến hai người còn lại vô cùng đau khổ, họ cố gắng leo lên. Khi đã leo được 2/3 quãng đường, người ở trên lại hét lên: “Dây thừng sắp đứt rồi, chỉ

giữ được một người thôi”.

Đã sắp leo lên đến nơi nếu lại phải xuống đáy giếng thì chẳng còn hy vọng sống. Hai người cùng có suy nghĩ như nhau, chẳng ai muốn nhường cơ hội sống cho người còn lại. Người phía trên không ngừng cảnh báo nhưng họ vẫn không chịu buông tay. Chết và sống chỉ cách nhau vài bước, ai lại chấp nhận từ bỏ? Khi lời cảnh báo cuối cùng được đưa ra, người trèo phía trên đã không do dự đạp

thẳng người bạn phía dưới rơi xuống giếng.

Với câu chuyện này, mỗi người đều có một cách nhìn nhận riêng. Nhà triết học nói: Người đầu tiên tuy đã chết nhưng vẫn là sống; người thứ ba tuy

sống nhưng lại đã chết rồi.

Nhà Phật học nói: Mất nhưng lại là được. Người đầu tiên buông sợi dây, có được sự thăng hoa; người thứ ba giữ được sợi dây nhưng cuối cùng lại sa đọa. Tín đồ Kitô nói: Người thứ nhất được lên thiên đàng, người thứ hai được vào mộ,

người thứ ba phải xuống địa ngục.

Thương nhân nói: Người đầu tiên, người thứ hai chết đi, người thứ ba cuối cùng trèo lên được. Học gia thành đạt nói: Tại sao lại không từng người lần lượt leo lên? Như thế không được ư? Câu chuyện vẫn là câu chuyện, mục đích của nó là để mọi người suy nghĩ. Hiện thực yêu cầu con người phải lựa chọn đúng đắn và đối mặt một cách

đúng đắn. Lý tưởng và thực tiễn luôn luôn tồn tại sự khác biệt. Trước khi có những xung đột lợi ích lớn, ai cũng khiêm nhường, nhưng nếu phải ở vào sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết, đúng sai không còn được phân chia rõ ràng nữa. Một sự việc bất kỳ được phân tích và phán đoán từ những lập trường khác nhau, từ góc độ khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau. Lập trường, góc độ, quan điểm không phải là thứ không bao giờ thay đổi và mỗi người đều không ngừng điều chỉnh suy nghĩ

củabản thân theo sự thay đổi của giá trị.

Bố mẹ, thầy giáo của chúng ta luôn nhấn mạnh sự phân biệt giữa đúng và sai, tốt và xấu; sách vở, truyền hình cũng không ngừng nói với chúng ta về chính nghĩa và phi nghĩa. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến lựa chọn, phán đoán và hành vi của

chúng ta.

Không thể phủ nhận rằng, có một số lời khuyên và cảnh báo có lợi cho cuộc đời chúng ta, tuy nhiên, có một số chỉ dẫn bề ngoài xem ra đúng đắn nhưng thực chất lại là thứ rác rưởi, bắt rễ vào tinh thần, ngăn cản sự trưởng thành và thành đạt của chúng ta. 3 người bạn thân dưới giếng, nếu điều kiện cho phép và nếu kiên trì thêm một chút thì họ đã không cùng lúc nắm lấy sợi dây. Người đầu tiên rất vĩ đại, nhường sự sống cho bạn mình, tuy nhiên ở đây cũng xét đến khả năng, vì anh ta sức yếu, nếu sống có thể sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, vì vậy, sự nhường nhịn của người

đầu tiên cũng được xem là hợp lí.

Hai người còn lại, nếu đều không chịu buông tay, sợi dây thừng sẽ đứt, hai người chỉ có thể có một kết cục – cùng nhau rơi xuống mà chết. Hơn nữa, nếu chúng ta là một trong hai người đó, liệu chúng ta có buông tay hay không? Nếu không, bạn không nên phán xét luận đúng sai. Các nguyên tắc về đúng sai lúc này đều không có ý nghĩa thiết thực.

Có một số việc, cùng một cách làm nhưng có thể là đúng, có thể là sai, bởi vậy, trước khi chúng ta làm việc gì, đừng vội vàng nói đó là đúng hay sai, là tốt hay xấu. Chúng ta không thể để những giáo lí trong sách vở khống chế, thực hiện kế hoạch phát triển của mình một cách máy móc mà phải căn cứ vào tình hình thực tế. Bất cứ kế hoạch nào trong quá trình thực hiện nếu không được điều chỉnh và thay đổi đều không phải

là một kế hoạch khoa học.

Tương tự như vậy, khi chúng ta tốt nghiệp, không nên căn cứ một cách cứng nhắc vào những giá trị trước đây để tiến lên, cũng không nên đặt ra cho mình một kế hoạch giáo điều rồi tuân theo một cách máy móc, điều này sẽ làm hạn chế sự phát triển của bản thân. Càng không nên chỉ biết chờ đợi tới khi bản thân cho rằng đã đủ điều kiện cần thiết thì mới làm, vì nếu đợi đến lúc chúng ta nắm chắc được 100% thắng lợi thì người

khác đã tiến trước chúng ta một bước rồi.

Những năm 70 của thế kỷ XX, ở thị trấn Sadr bang California, Mỹ, có một người thanh niên tên là Frank, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải sớm nghỉ học đến Chicago kiếm sống. Anh ta tìm mấy ngày mà vẫn không có được việc làm, khi đang rất bế tắc thì anh bỗng phát hiện ra, việc đánh giày trên phố cũng kiếm được tiền. Thế là anh liền mua đồ đánh giày về để làm.

Frank đánh giày nửa năm, số tiền kiếm được chỉ có thể duy trì cuộc sống hàng ngày. Nếu không tiết kiệm, anh không thể để dành được đồng nào. Anh thấy, nếu cứ như vậy thì không ổn, vì thế anh tìm cách kiếm thêm tiền trong lúc đánh giày. Anh phát hiện, bán kem không cần đầu tư nhiều tiền mà lợi nhuận lại cao, liền đi thuê một cửa hàng nhỏ, vừa bán kem vừa đánh giày. Không ngờ, nghề phụ bán kem lại kiếm được nhiều tiền hơn cả nghề chính đánh giày, thế là anh lại mở thêm một cửa hàng nhỏ nữa cũng bán kem. Sau này, anh chuyển hẳn sang bán lẻ, bán buôn kem, thị trường càng ngày càng mở rộng. Hiện nay, thương hiệu kem của Frank đã trở nên vô cùng nổi tiếng tại Mỹ, chiếm 70% thị phần cung cấp kem trong cả nước và có hơn 4 nghìn cửa hàng ở hơn 60 nước trên thế giới. Cũng đến Chicago mưu sinh cùng lúc với Frank còn có một người nữa, tên là Stratford. Anh là người Billings sống ở gần dãy núi Rocky, bố là chủ một trang trại, rất giàu có. Để cậu con trai có thể trở thành một thương gia giàu nhất nước Mỹ, bố Stratford đưa anh ta vào học ở học viện kinh tế, với mong muốn Stratford lấy được

bằng MBA.

Khi Frank phải đánh giày ở ngoài đường thì Stratford cầm được bằng MBA, sống trong khách sạn sang trọng nhất Chicago, ủy thác cho các công ty điều trathị trường điều tra tiềm lực thị trường của Chicago trong các lĩnh vực ngành nghề. Sau cùng, Stratford tiêu tốn hết mấy trăm nghìn đô la, mất hơn 1 năm để có được những con số về thị trường của các ngành nghề, phân tích một cách kỹ lưỡng, kết quả thu được là: bán kem kiếm được nhiều tiền nhất. Khi ấy, Frank đã có mấy cửa hàng chuyên bán

kem rồi.

Khi Stratford đem kế hoạch mở các cửa hàng bán kem liên hoàn nói với cha mình, bố anh ta kiên quyết phản đối, ông cho rằng, người có bằng MBA đi bán kem là một sự sỉ nhục, thiên hạ sẽ cười nhạo. Stratford thấy cha phản đối vậy cũng do dự, nhưng sau khi một lần nữa vận dụng kiến thức chuyên môn của mình phán đoán viễn cảnh thị trường, anh ta vẫn cho rằng bán kem đầu tư thấp mà thu lãi cao. Một năm sau, anh thuyết phục được bố mình, chuẩn bị đầu tư mở các cửa hàng bán kem liên hoàn. Nhưng lúc này, các tiệm bán kem của Frank đã trở thành một mẫu hạm bất khả chiến bại trên khắp nước Mỹ. Stratford không thể cạnh tranh được với Frank trên thị trường

kem nên đành từ bỏ.

Dám nghĩ dám làm là điều kiện không thể thiếu để có được thành công. Có rất nhiều việc không phải chúng ta không làm được mà là chúng ta không dám làm. Trước khi làm gì đều phải suy nghĩ nhưng nếu quá do dự, trì hoãn công việc thì vô hình trung, chúng ta đã phức tạp hóa những sự việc đơn giản, kết quả là, những việc cần làm, có thể làm thành công thì chúng ta lại không thực hiện. Bất luận vào thời điểm nào, chúng ta đều không thể trao vận mệnh của mình vào tay người khác rồi chịu sự sắp đặt của họ, ngay cả khi người đó là Thượng đế. Thượng đế cũng chỉ có thể sắp đặt chúng ta theo nhu cầu của Người. Và kế hoạch đặt ra dù tốt đến đâu, nếu chúng ta không thực hiện thì cũng chỉ vô ích. Vì thế, nếu muốn thành công thì chúng ta phải bắt tay vào làm việc ngay.

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w