Muốn có được thì phải giành lấy

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 95)

Từ mẫu giáo đến trung học, trong khi tiếp nhận sự giáo dục, chữ “nhường” luôn được nhắc đến nhiều nhất, chúng ta luôn được chỉ bảo rằng kẻ mạnh phải nhường kẻ yếu, lớn phải nhường bé, lớp người đi trước phải nhường lớp người đi sau. Tóm lại, nhường nhịn là một đức tính tốt. Trong quá trình lớn lên, chúng ta quen với những câu nói như: lùi một bước biển rộng trời cao..., quen với việc nhường nhịn là một vinh quang, tranh giành là điều xấu, và nếu phảitranh giành cũng không dám công khai. Nhường nhịn đúng là một đức tính tốt, nhưng nên có mức độ. Chúng ta vẫn luôn tiếp nhận sự giáo dục về tính chịu đựng và nhường nhịn, những điều này trở thành nguyên tắc ứng xử của chúng ta. Đó là việc tốt đối với người khác, nhưng với bản thân chúng ta, nhất là với tương lai của chúng ta, đó là một sự cướp đoạt.

Không thể không nói rằng, sự chỉ dẫn và giáo dục trên vô hình trung là một kiểu hãm hại có thiện ý. Bởi vì thế giới này không công bằng, tất cả mọi người trên thế giới đều có quyền cạnh tranh với chúng ta. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt này, có thể nhường nhịn điều gì? Chức vụ, của cải, thị trường? Cho đến nay, chưa từng nghe thấy ai vì nhường nhịn mà có tên trên bảng xếp hạng của “Forbes”; những người được ghi tên đều là những cao thủ trong cạnh tranh. Xã hội ngày càng đông đúc, ai cũng cần có cơ hội để có thể thực hiện được giấc mơ của mình. Nếu lúc nào chúng ta cũng chỉ biết nhường nhịn thì chỉ khiếnbản thân mình mất đi cơ hội của mình. Những bà mẹ Mỹ thường kể cho con mình một câu chuyện, qua đó, họ muốn nói với con cái mình rằng, trước tất cả các cơ hội đều phải giành lấy, dám giành lấy, có thể giành lấy, biết cách giành lấy, không giành lấy thì chẳng có được gì. Câu chuyện kể rằng, trước đây có một người rất an phận thủ thường, từ nhỏ anh ta đã cho rằng tranh giành là điều đáng xấu hổ, thiếu đạo đức, nên việc gì người đó cũng nhường nhịn, nhường nhịn là tính cách của anh ta. Khi đi học, anh ta là người mà bất kỳ bạn học nào cũng có thể điều khiển được, muốn anh ta làm gì thì anh ta làm đấy, chẳng bao giờ nói “không”, dù yêu cầu của người bạn có bất hợp lí như thế nào. Sau khi tốt nghiệp đại học, đi xin việc ở vài công ty, chỉ cần thấy người đến xin việc đông là anh ta quay người bỏ đi. Bởi vậy, anh ta mãi không tìm được việc. Cuối cùng, anh ta tìm được một công việc ở một kho hàng thuộc vùng ngoại ô xa, vì công việc này lương thấp, giao thông không thuận tiện nên không ai muốn đi. Ở khu vực gần kho hàng, sự nhu nhược của anh ta đã trở nên nổi tiếng, đứa trẻ nào cũng có thể yêu cầu anh ta mua kẹo, mua đồ chơi, đồng nghiệp có thể ép anh ta bỏ tiền túi ra mua thuốc lá, rượu bia, anh ta đều làm theo. Ngay cả khi người ăn xin lẻn vào kho ăn trộm, anh ta vẫn không ngăn cản vì cảm thấy họ thật tội nghiệp. Tuy trong mắt mọi người, anh ta là một người tốt, nhưng công ty vẫn quyết định cho anh

ta nghỉ việc.

Anh ta phải sống dựa vào số tiền cứu trợ người nghèo của chính phủ, cả đời cô đơn, bạn gái cũng không có, sống đến 50 tuổi thì chết. Vì không làm việc gì xấu nên sau

khi chết, anh ta được lên thiên đường. Nhưng trong số những người được vào thiên đường cũng có những người văn hóa thấp, phẩm chất kém. Những người này vì muốn sớm được vào thiên đường nên trước cổng thiên đường, họ chẳng quan tâm đến thứ tự xếp hàng mà chen lấn xô đẩy, thậm chí đánh cãi nhau để chen lên trước. Anh ta chẳng quan tâm đến chuyện này, nghĩ rằng những người đến được cửa thiên đàng đều có phẩm chất tốt, mình nên nhường nhịn họ. Vào sớm hay muộn một chút cũng không sao. Có gì mà phải tranh giành? Thế là anh ta tiếp tục đứng xếp hàng. Những người xếp hàng lại không có ý thức, thứ tự xếp hàng thường xuyên bị rối loạn, anh ta liên tục bị đẩy xuống xếp cuối hàng. Dù hàng lối không bị rối loạn thì anh ta cũng luôn bị người khác chen ngang. Sau cùng, những người mới đến còn thương lượng với anh ta, nói rằng mình đang vội, đề nghị anh ta nhường chỗ cho. Anh ta thấy những người này thật đáng thương, liền nhường chỗ cho và lại xuống đứng ở cuối hàng. Anh ta trở thành người nổi tiếng tốt bụng ở cửa thiên đường. Anh ta không ngờ rằng, ở rất gần cổng thiên đường, anh ta cũng đã đứng xếp hàng vài thế kỷ mà vẫn ở cuối hàng. Những người từng cầu xin anh ta nhường chỗ, đều đã lên thiên đường mấy lần rồi. Anh ta vô cùng phẫn nộ nhưng cũng không nói ra. Một hôm, có một vị thần đến cửa quan sát. Anh ta mấy lần định đến để phản ánh tình trạng của mình, nhưng lại sợ mình không làm được người tốt đến cùng. Cuối cùng, khi vị thần sắp rời đi, anh ta mới lấy hết cam đảm hỏi một câu: “Thưa thần đáng kính, con đã đứng ở đây mấy trăm năm rồi, tại sao vẫn không vào được thiên đường?” Vị thần nhìn anh ta một cách kinh ngạc: “Ngươi đứng đây mấy trăm năm rồi ư? Sao

lại thế được?

Ngươi cùng ta vào gặp Thượng đế để làm rõ”. Vị thần đưa anh ta đến trước mặt Thượng đế. Chẳng cần đợi vị thần giới thiệu về hoàn cảnh của anh ta, Thượng đế đã hỏi: “Ngươi là người đã đứng ở cổng thiên đàng mấy thế kỷ phải không? Thiên đàng không phù hợpvới ngươi, ngươi hãy xuống địa ngục đi!”. Anh ta không ngờ rằng, kết quả của sự lương thiện, nhường nhịn, chờ đợi lại là xuống địa ngục, tỏ ra vô cùng thất vọng, chẳng ngần ngại gì nữa, hỏi thẳng Thượng đế: “Chẳng phải Người luôn nhấn mạnh với chúng con, thiên đường là nơi đến của những

người lương thiện, hiền lành hay sao?”

Thượng đế nói: “Đúng vậy, nhưng vị trí trong thiên đường cũng có hạn, sự lương thiện và nhân từ đã giúp ngươi đến được cổng thiên đường, tuy nhiên, có vào được thiên đường hay không còn phụ thuộc vào sự tranh giành của ngươi. Chỉ có ở địa ngục thì cửa mới rộng mở, các vị trí không giới hạn, ngươi chẳng cần tranh giành cũng có thể dễ dàng bước vào, ở đó phù hợp với những người như ngươi!”. Đối với chúng ta, xã hội là thiên đường của một số người, nhưng lại là địa ngục của một số người khác. Ai cũng muốn được lên thiên đường, chẳng ai muốn xuống địa ngục, vậy phải làm thế nào? Điều này phụ thuộc vào việc chúng ta làm được gì, mang lại lợi ích gì cho người khác, cống hiến cho xã hội những giá trị như thế nào. Thiên đường là sự công nhận và báo đáp sau những nỗ lực phấn đấu của chúng ta. Bill Gates khi còn nhỏ đã ý thức được một cách sâu sắc rằng, cuộc đời là một trận hỏa

hoạn lớn, việc mà một người có thể làm, bắt buộc phải làm là cố gắng hết sức để cứu được đồ đạc ra khỏi đám cháy. Thử nghĩ xem, khi ngọn lửa đang bốc ngùn ngụt trước mặt, chúng ta chỉ đứng yên nhìn người khác cố gắng cứu những đồ quý từ trong đám

cháy ra, kết quả sẽ như thế nào?

Chỉ có hai kết quả, một là chúng ta bị ngọn lửa thiêu cháy, hai là chúng ta cả đời trắng tay. Cuộc đời và cơ hội trong cuộc đời không cho phép bất cứ sự chờ đợi nào. Tuổi trẻ nhất thiết phải ý thức được rằng, cuộc đời là ngắn ngủi và không thể trở lại. Chúng ta phải tăng cường ý thức cạnh tranh, ý chí chiến đấu ngoan cường trong cuộc sống hữu hạn này, tận dụng những cơ hội mà mình có thể nắm được, không do dự, làm thật nhiều việc có ý nghĩa đối với bản thân và người khác, từ bỏ những đam mê hoang đường trong cuộc sống, chủ động bước vào thiên đường của mình chứ không bị động

để thời gian đẩy xuống địa ngục.

Chúng ta cần phải làm một người lương thiện, nhưng lương thiện không có nghĩa là nhu nhược. Chỉ sau khi chúng ta có năng lực và của cải, sự lương thiện mới thực sự

phát huy tác dụng của nó.

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w