Luôn luôn duy trì trạng thái tốt nhất

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 97)

Trong các trò chơi của trẻ em Nhật Bản, trò chơi “sinh tồn” rất được thịnh hành. Trên các lá bài có hình con hổ, con sói, con cừu, con chó, con dê, con gà, người đi săn… Có bao nhiêu người chơi thì dùng bấy nhiêu bộ bài. Trộn tất cả các lá bài của tất cả các bộ bài vào với nhau, lần lượt bốc bài theo thứ tự, sau đó lần lượt xuất bài, ai có thể “ăn” được bài của đối phương thì có quyền xuất bài tiếp. Ai xuất hết số bài trên tay,

người đó thắng.

Trò chơi này gần giống với trò chơi tú lơ khơ, nhưng có vài điểm khác. Trong tú lơ khơ, quân bài lớn nhỏ đều đã được cố định sẵn, những lá bài lớn có thể đánh được những lá bài nhỏ, vì thế, bài không “đẹp” thì rất khó thắng. Trò chơi “sinh tồn” của Nhật Bản lại có luật chơi khác, dù lá bài bốc được không “đẹp” thì vẫn có khả năng thắng.

Con hổ là lá bài lớn nhất trong trò chơi, có thể ăn bất cứ một quân bài đơn lẻ nào, nhưng hai lá bài người thợ săn cùng ra một lượt lại có thể “ăn” được 1 lá bài con hổ, một lá bài người thợ săn có thể “ăn” được một lá bài con sói, hai lá bài con sói có thể “ăn” được một lá bài người thợ săn. Điều đáng nói là, khi các lá bài con hổ và con sói trên tay mỗi người đã bị “ăn” hết thì một lá bài con dê có thể “ăn” được 1 lá bài con chó, hai lá bài con gà có thể “ăn” được 1 lá bài con dê. Con dê có thể “ăn” được con chó, con gà lại có thể “ăn” được con dê, xem ra chẳng hợp logic chút nào. Nhưng người Nhật Bản cho rằng, nếu đã hết hổ và sói, con chó sẽ lơ là cảnh giác, cho phép bản thân ở vào trạng thái an nhàn, thả lỏng và hưởng lạc, lúc đó một con dê cảnh giác có thể “ăn” nó, hai con gà yếu đuối đoàn kết lại, cũng có thể tiêu diệt được con dê. Thông qua trò chơi này, người Nhật Bản muốn nói với trẻ nhỏ hai nguyên tắc sinh tồn: một là, bất cứ một tập thể nào cũng có thể chiến thắng một cá thể, sức mạnh của tập thể luôn mạnh hơn cá thể; hai là, dù là người hay động vật, một

khi mất đi sự cảnh giác và ý thức cạnh tranh thì sẽ bị diệt vong. Bill Gates là người diễn giải được trò chơi này một cách tốt nhất trong cuộc sống. Dù đã là người giàu nhất thế giới, công ty Microsoft đứng đầu trong ngành phần mềm thế giới, nhưng Bill Gates không vì mình đã có đủ sức mạnh và của cải mà thả lỏng bản thân. Ông luôn đặt bản thân và nhân viên của mình ở vào trạng thái chuẩn bị chiến đấu. Hơn 30 năm qua, ông vẫn luôn nhấn mạnh với nhân viên của mình rằng: “Microsoft cách sự phá

sản chỉ 18 tháng”.

Khi Bill Gates còn đương nhiệm, ông có thói quen tối nào cũng tự hỏi bản thân: “Liệu mình có làm sai điều gì?”. Đối với mỗi việc xảy ra ngày hôm nay, mình đã cân nhắc cẩn thận chưa? Nó liệu có thể là một đòn đánh chí mạng hay không? Mọi việc đều không ngừng thay đổi, ai là người dẫn đầu tiếp theo, mình sẽ làm gì?”. Người giàu nhất thế giới này không lúc nào lơ là sự chú ý với bản thân và công việc. Một ngày làm của ông từng được học viện kinh tế Harvard miêu tả như sau: “Gates dường như luôn ở văn phòng, hàng ngày cứ khoảng 9h sáng ông đã có mặt và ở đóđến tận giữa đêm, thời gian nghỉ ngơi dường như chỉ là ra ngoài mua bánh pizza cho bữa tối”. Nhưng rất nhiều thanh niên chưa có việc làm, hàng ngày ngoài việc lên mạng gửi hồ sơ, hoặc đi nộp hồ sơ ở thị trường việc làm về, họ coi như đã hoàn thành trách nhiệm, có thể ngủ suốt ngày, xem ti vi hoặc dạo phố, chơi điện tử… mà chẳng bao giờtìm hiểu yêu cầu của những công ty mình muốn đến làm, cũng chẳng chuẩn bị gì cho cuộc phỏng vấn sắp tới. Không nhận được giấy gọi phỏng vấn, họ cũng chẳng gọi điện hỏi xem nguyên nhân vì sao. Hiện nay, có rất nhiều công ty khi tuyển nhân viên mới đều chú ý xem những người đến xin việc có khoảng thời gian thất nghiệp hay không. Theo kinh nghiệm của họ, những người có thời gian thất nghiệp, các mối quan hệ công việc cũng sẽ bị mất đi, khách hàng vốn có bị chuyển sang người khác, phải mất một thời gian dài mới khôi phục lại được năng lực làm việc như ban đầu. Mùa đông năm 1942, quân Mỹ và quân Anh đồng thời nhận được lệnh từ Bộ chỉ huy quân Đồng minh, yêu cầu quân Anh theo bờ Địa Trung Hải, quân Mỹ xuất phát từ bờ Đông biển Hồng Hải, đến doanh trại của quân Đức ở Bắc Phi để giải cứu hơn 500 quân Anh và thổ dân Bắc Phi bị nhốt trong trại tập trung. Quân Anh sau khi nhận được lệnh, băng qua một cách rừng rậm, vượt qua sông Nile, đi đường rất thuận lợi, không bị phục kích cũng không gặp phải thú dữ. Để đến được mục tiêu cùng lúc với quân Mỹ, trên đường đi họ còn dừng lại nghỉ mấy lần. Sau khi quân Mỹ bắt đầu xuất phát từ bờ Đông biển Hồng Hải, họ gặp phải những khó khăn không tưởng tượng nổi: để đến được mục tiêu đúng thời hạn, họ phải đi xuyên qua một sa mạc lớn, vượt qua một con sông không có cầu. Đen đủi nhất là quân Đức còn phục kích trên đường đi của họ, quân Mỹ phải dốc sức mới đánh bại được quân địch. Vừa thoát khỏi cuộc phục kích của quân Đức, họ lại gặp phải sự tấn công của một nhóm quân của Hitler ở Đông Sudan, buộc phải đánh trả. Trước mắt họ chỉ có hai sự lựa chọn, một là tiêu diệt kẻ thù, hai là bị kẻ thù tiêu diệt. Cũng may họ đã tiêu diệt được kẻ thù và tiếp tục hành quân trong đêm. Mười ngày sau, hai đội quân của Anh và Mỹ đến được trận địa mục tiêu, cùng tấn công mạnh mẽ vào quân Đức. Cuối cùng

quân Mỹ đã tiêu diệt được quân Đức, nhanh chóng tiến vào trại tập trung, cứu được những người ở trong ra, đưa họ rút lui theo con đường an toàn mà quân Anh đã đi. Không ngờ rằng, đội quân Anh trên đường đi hết sức thuận lợi, không thiệt hại một người lính, một sĩ quan nào, nhưng khi gặp quân Đức, do chưa chuẩn bị tốt cho chiến đấu, họ đã bị đánh cho tan tác, quân lính bỏ chạy tán loạn. Quân đội Anh không nhữngkhông hoàn thành được sứ mệnh mà còn làm tăng gánh nặng cho quân đội Mỹ. Tại sao quân đội Mỹ lại có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ? Nguyên nhân chỉ có hai từ: “trạng thái”. Những binh lính Mỹ luôn ở trong trạng thái chiến đấu tốt nhất, có tổn thất về lực lượng nhưng docó tinh thần cảnh giác cao độ, họ luôn luôn tìm ra được điểm yếu của kẻ địch để đánh thắng chúng. Thanh niên chúng ta không có nhiều khái niệm về chiến trường. Vậy chúng ta hãy đến xem những sàn đấu. Trên sàn đấu bóng NBA, những ngôi sao bóng rổ không tập trung sẽ không ném bóng trúng rổ, cầm bóng thì bị cướp bóng, hơn nữa còn liên tục phạm quy và bị phạt điểm, khiến cho tinh thần

đồng đội giảm sút, trận đấu bị thất bại.

Điều này cũng thức tỉnh chúng ta, khi ở vị trí công tác, luôn luôn phải duy trì trạng thái tốt nhất, luôn có ý thức giải quyết công việc một cách rõ ràng, làm theo năng lực của mình, đưa ra những đáp án đúng đắn cho công ty một cách nhanh chóng nhất

Chương XI: Đối xử tốt với những người “nhạt nhẽo” có thể trong tương lai sếp của bạn sẽ là một người như vậy

I. Thử chấp nhận những người khác bạn

Trong một ngôi miếu, có một hòa thượng mập và một hòa thượng gầy đang tu hành. Hòa thượng mập xuất gia sớm, tự cho rằng mình hiểu biết nhiều hơn hòa thượng gầy, bởi vậy, luôn tỏ ra coi thường hòa thượng gầy, nói bóng gió với các hòa thượng khác rằng hòa thượng gầy đến đây để kiếm cơm ăn, chứ không phải là để tu thành phật, vì hòa thượng gầy thường ngủ gật trong lúc ngồi thiền, ra ngoài còn nhìn chằm chằm vào phụ nữ… Tóm lại, trong mắt hòa thượng mập, hòa thượng gầy không xứng để làm hòa thượng, càng không xứng đáng tu cùng với mình ở trong miếu. Một tối, hai hòa thượng mập và gầy được phương trượng cử ra đứng gác ngoài miếu, hai người, mỗi người đứng một bên cửa miếu. Nửa đêm, đột nhiên hòa thượng gầy cảm thấy đau dữ dội ở chân, sờ tay xuống, trên bàn chân có một cái u to. Hòa thượng gầy khập khiễng đi vào trong phòng, lấy nến soi suống chân, thì ra là chân bị con bọ

cạp cắn.

Tức giận, hòa thượng gầy xách đèn lồng ra ngoài, tìm thấy con bọ cạp ở cách cửa đền không xa, nhặt một hòn đá lên định ném. Hòa thượng mập giật lấy hòn đá, lên giọng: “Kẻ xuất gia phải có lượng từ bi, không được sát sinh. Ngươi chẳng qua chỉ bị một con bọ cạp cắn mà đã có ý sát sinh, người xuất gia không được làm thế, hãy tha cho nó!”. Nói rồi hòa thượng mập niệm a di đà phật rồi thả nó vào bụi cỏ. Ngày hôm sau, hòa thượng mập nhìn thấy ai cũng kể câu chuyện tối qua hòa thượng

gầy định sát sinh. Các sư ai ai cũng chỉ trích hòa thượng gầy là chưa thoát bụi trần, phạm sát giới, báo lên phương trượng, đòi tước bỏ quyền làm hòa thượng của hòa thượng gầy và đuổi xuống núi. Phương trượng lắng nghe lí do của bọn họ, hạ giọng nói: “Dục trừ phiền não tu vô ngã, các hữu nhân duyên mạc luận nhân”, sau đó không

nói gì nữa.

Buổi tối bảy ngày sau đó, lại đến lượt hai hòa thượng mập và gầy đến gác ngoài cửa miếu, hòa thượng mập còn chưa đứng ấm chỗ, đã nghe thấy một tiếng “ái ôi” rồi ngã

xuống đất.

Hòa thượng gầy vội vã lấy nến ra soi. Hòa thượng mập chẳng quản đau đớn, xoay người đứng dậy, giật lấy ngọn nến tìm kiếm khắp nơi, phát hiện ra con bọ cạp nọ, chẳng nói câu nào, giơ chân lên giẫm nát. Cũng là một con bọ cạp cắn hai hòa thượng mập và hòa thượng gầy, vị hòa thượng mập lên giọng chỉ trích thậm tệ hòa thượng gầy có ý sát sinh, còn khi ông ta bị cắn thì giết luôn mà chẳng cần lí do gì. Cùng một sự việc nhưng xảy ra với những đối tượng khác nhau thì sự cảm nhận và hành vi của bản thân không giống nhau, thậm chí là ngược lại. Trong cuộc sống, vị hòa thượng

mập rất có thể là chính chúng ta.

Ai là người không nói sau lưng người khác? Ai là người không bị người khác nói sau lưng? Chúng ta khi rảnh rỗi, lẽ nào không bao giờ nói về ai đó bên cạnh mình, rồi chê trách họ vô vị, nhỏ nhen, tự tư? Vậy chúng ta có luôn đúng trong mọi việc không? Và người khác có thực sự xấu như chúng ta nói không? Con người và các sự việc trong xã hội giống như một phương trình có nhiều cách giải, mỗi người đều đại diện cho một tập thể lợi ích khác nhau, hoàn cảnh bản thân khác nhau, lập trường khác nhau, mục đích khác nhau, đối với một sự việc giống nhau xảy ra ở cùng một thời gian và địa điểm nhưng đáp án mà sự lựa chọn đem lại có thể khác nhau. Hòa thượng gầy bị con bọ cạp cắn, muốn đánh chết nó, hòa thượng mập đương nhiên không thể cảm nhận được nỗi đau và sự tức giận của hòa thượng gầy, có thể có ý chỉ trích. Nhưng đến khi con bọ cạp cắn chân hòa thượng mập, thì ông ta nổi giận lôi đình, chẳng kiêng nể gì. Như vậy, khi sự việc không xảy ra với chúng ta thì chúng ta không được đưa ra kết luận về hành vi của người khác một cách mù quáng, vội vàng, khinh suất. Chúng ta phải suy nghĩ từ góc độ của đương sự, giúp đỡ và ủng hộ hết khả

năng có thể.

Chúng ta ở trong một tập thể, sẽ luôn có người có tính cách, sở thích, giá trị giống hoặc tương tự với mình, chúng ta rất dễ làm bạn và thiết lập được mối quan hệ thân mật với những người đó; đồng thời cũng sẽ có người tương phản về mọi mặt đối với chúng ta, khiến bản thân cảm thấy giao tiếp với những người đó rất vô vị, mệt mỏi, chúng ta quen coi họ là khác người, ghét bỏ, bài xích, không giao thiệp với họ. Làm như vậy, chúng ta không cảm thấy sai trái, cũng chẳng thấy mất mát gì, nhưng thực ra không phải vậy. Khi chúng ta cố ý trở thành kẻ thù của người khác thì cũng đồng nghĩa với việc khiến người khác trở thành kẻ thù của chúng ta. Thêm một người bạn là thêm một lối đi, thêm một kẻ thù là thêm một bức tường chắn. Chúng ta không thể vì nhất thời mà tạo cho bản thân những rắc rối không cần thiết.Chúng ta có thói quen

lấy lòng mình để đo lòng người, cho rằng những nhu cầu của mình, sự tốt xấucủa mình như thế nào thì người khác cũng như thế, cư xử với người khác đều xuất phát từ “cái tôi” của bản thân, và khi không có được sự phản hồi như ý thì võ đoán rằng họ không hiểu biết, kiên quyết không hợp tác với đối phương dù có phải mất đi lợi ích

của mình.

Cần biết, khi chúng ta không thích người khác thì người khác cũng ghét bỏ chúng ta. Nếu chúng ta quý mến, rộng lượng với người khác thì người khác cũng sẽ khoan dung độ lượng và chấp nhận mình. Chúng ta không thể vì người khác mà vứt bỏ mục tiêu

của mình.

Mỗi người là một cá thể trong xã hội, trong quá trình thực hiện mục đích cuộc đời mình, không thể không phát sinh các mối quan hệ với người khác. Mỗi người có môi trường lớn lên khác nhau, thói quen sống khác nhau, tôn giáo tín ngưỡng khác nhau, kinh nghiệm cuộc đời khác nhau, tố chất khác nhau, giá trị quan cũng khác nhau. Khi sống và làm việc cùng người khác, chúng ta cần tìm hiểu lẫn nhau, bao dung, chấp nhận và ủng hộ nhau, không được lấy mình làm trung tâm, ép người khác phải đồng ý với mình về một vấn đề hay một sự việ nào đó. Muốn được người khác chấp nhận thì

trước tiênbạn hãy chấp nhận người khác.

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w