Phải học hỏi, càng phải biết cách học hỏ

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 32)

Kể từ lúc được sinh ra, chúng ta đã bắt đầu học hỏi, học các bản năng sinh tồn - để có thể tự mình sống, khi lớn lên học hỏi kiến thức, học hỏi văn hóa, học hỏi kỹ thuật - để

trở thành người có ích cho xã hội.

Giá trị và ý nghĩa sự tồn tại của chúng ta nằm ở chỗ liệu chúng ta có thể phục vụ xã hội được hay không, có thể phục vụ được bao người. Xã hội luôn luôn có những yêu cầu mới về dịch vụ, những tiêu chuẩn thường xuyên thay đổi, điều đó khiến chúng ta phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu và tìm kiếm, nếu không, chúng ta sẽ không thể phục vụ xã hội. Xem ra, dù là ai, làm gì, chỉ cần chúng ta không muốn trở thành ký

sinh trùng của xã hội, không muốn bị thời đại bỏ rơi, cuộc sống của chúng ta không

thể thiếu sự học hỏi.

Là người thanh niên, học hỏi là một nội dung quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra tầm quan trọng của sự học hỏi, do đó không biết cần phải học gì, học như thế nào, và từ đó chẳng học gì. Người như vậy, một khi lựa chọn từ bỏ sự học hỏi, cuộc sống sẽ chẳng thể có được bước đột phá nào. Có người thọ đến 80 tuổi, nhưng trên thực tế, anh ta đã “tự chôn mình” từ năm 25 tuổi; ngược lại, có người sống đến 60 tuổi, nhưng sinh mệnh của người đó lại kéo dài trong cả lịch sử phát triển của nhân loại. Những người giống như người thứ nhất thì nhiều đến vô kể, những người giống như người thứ hai thì ít tới mức có thể đếm trên đầu ngón tay. Có thể khiến cho sinh mệnh kéo dài trong cả lịch sử phát triển của nhân loại là một việc vô cùng khó khăn, tỉ lệ thành công rất thấp. Nếu trong cuộc đời, chúng ta có thể cố gắng hết khả năng của mình để phục vụ một phạm vi rộng hơn, phục vụ nhiều người hơn, như thế là đủ để những người cùng thời ngưỡng mộ. Tự chôn mình từ năm 25 tuổi, có chuyện như vậy ư? Chẳng phải chúng ta đang sống trên thế giới này hay sao? Hãy suy nghĩ kỹ xem, sau khi chúng ta tốt nghiệp đại học, tìm một công việc để làm, hàng ngày hàng năm làm đi làm lại một công việc đơn giản giống như một cái máy, không có chí tiến thủ, cũng chẳng muốn thay đổi, bị cuộc sống đẩy về phía trước, thỉnh thoảng phải có người tiếp ứng. Một công việc như vậy dù có làm cả đời thì cũng có ý nghĩa gì? Sống đến 80 tuổi thì có khác gì so với bây giờ? Xã hội luôn thay đổi, trao đổi chất là quy luật tất yếu. Con người là tế bào nhỏ nhất của xã hội, một khi trở thành gánh nặng cho sự phát triển của xã hội thì tự khắc sẽ bị xã hội đào thải. Bởi vậy, là thanh niên, chỉ có không ngừng học hỏi, hàng ngày luôn phải tự đổi mới con người của mình thì mới có thể đảm bảo mình không bị xã

hội đào thải.

Điểm yếu nhất của thanh niên hiện nay là học hỏi một cách bị động. Học là vì người khác cần chứ không phải là vì bản thân mình cần. Học tập ở trung học là để thi đại học, học ở đại học là để lấy bằng tốt nghiệp, đi học khi đi làm là do yêu cầu của ông chủ. Bạn phải biết rằng, những nhu cầu đó rất thấp và cũng đều có giới hạn. Đỗ vào trường đại học tốt đến mấy thì cũng đều có một phạm vi khoa học và giới hạn điểm số nhất định; cầm được bằng tốt nghiệp, chỉ cần đạt chuẩn các môn chuyên ngành thì sẽ không có ai hỏi chúng ta xem rốt cuộc chúng ta nắm được những gì. Ông chủ giao cho chúng ta một chức vụ, chính là để chúng ta giải quyết các vấn đề trong phạm vi chức vụ đó, những kiến thức cần thiết cũng là có giới hạn. Tuy nhiên, nhu cầu của xã hội, nhu cầu thành công của cá nhân là vô hạn, không có cao nhất, chỉ có cao hơn. Những kiến thức mà chúng ta nắm được không bao giờ có thể thỏa mãn được nhu cầu phát triển của xã hội, một người muốn giành được thành công lớn, đáp ứng được nhu cầu lớn hơn nữa của xã hội thì phải luôn luôn học hỏi, học hỏi kiến thức trên các phương diện, khiến bản thân trở thành một chiến sĩ toàn năng.

Quốc Microsoft, đồng thời trở thành Phó Chủ tịch toàn cầu của Công ty Microsoft. Anh là người Trung Quốc đầu tiên đứng trong hàng ngũ quản lí cao cấp của Microsoft, cũng là người từng làm việc trong 3 công ty IT lớn nhất thế giới là

Microsoft, Apple, Google.

Sang Mỹ học từ năm 11 tuổi, cậu bé người Đài Loan này sinh ra đã là một người thích học hỏi, biết cách học hỏi. Khi học ở Đại học Colombia, có một thời gian rất mê trò chơi điện tử và chơi bài, khiến thành tích học tập giảm sút. Là người hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, anh đã lập tức tỉnh ngộ, tập trung vào những trình học

dang dở.

Ngoài chuyên ngành máy tính, anh còn chọn học rất nhiều môn không liên quan đến chuyên ngành học của mình, ví dụ môn Trung văn, lịch sử Trung Quốc, văn học châu Âu, tâm lí học. Những kiến thức này xem ra không giúp được gì cho anh trong việc lấy được học vị, nhưng lại có ích rất lớn đối với cuộc đời anh. Khi Lí Khai Phục sáng lập Viện nghiên cứu Trung Quốc Microsoft, anh có thể nói lưu loát tiếng phổ thông, có thể viết tiếng Trung, thông thạo về Trung Quốc, con người Trung Quốc, đó đều là những ưu thế mà những người khác trong công ty Microsoft không có. Sau này, anh còn viết ra cuốn sách “Hãy là mình một cách tốt nhất” làm thay đổi biết bao nhiêu thanh niên Trung Quốc, sáng lập ra trang web Khai Phục. Không thể phủ định rằng, điều này hoàn toàn có liên quan đến tính thích học hỏi, biết

cách học hỏi từ thời trẻ của anh.

Lí Khai Phục nói: “Ảnh hưởng lớn nhất của Microsoft đối với tôi là cho tôi cơ hội để trở về làm việc tại Trung Quốc”. Nhưng đối với Microsoft, một người thích học hỏi, biết cách học hỏi như anh là lựa chọn hàng đầu cho vị trí lãnh đạo Viện nghiên cứu Trung Quốc Microsoft, anh đã khiến bản thân giành được cơ hội công tác tại Trung Quốc.

Điều đáng tiếc là, chúng ta sống trong một xã hội vô cùng nông nổi và nhiều mê hoặc. Rất nhiều thanh niên không biết trong tương lai mình sẽ ở đâu, sẽ trở thành người như thế nào, lúc này họ rất dễ mất phương hướng, rất dễ dùng thời gian và tinh lực vào những chỗ không thể sử dụng được trong tương lai. Phải học gì ở đại học đã trở thành câu hỏi cho rất nhiều thanh niên. Thực ra ở đại học, chúng ta chỉ cần học được phương pháp học hỏi là đủ. Đại học học những kiến thức chuyên ngành, có thể cả đời chúng ta không dùng đến, nhưng biết cách học hỏi lại là thứ mà chúng ta cần suốt đời.

Vậy thế nào là biết cách học hỏi? Tức là trong khi học hỏi phải phân biệt được cái nào là chính cái nào là phụ, tìm được điểm then chốt của kiến thức. Nội dung của một quyển sách, cũng tuân theo quy luật 20/80, tức là có 20% nội dung là quan trọng, 80% là mang tính bổ trợ. Chúng ta phải tập trung 80% tinh lực vào 20% nội dung của quyển sách, hơn nữa phải học tinh, học thông. Những người biết cách học hỏi là những người học hỏi với thái độ nghiên cứu, tư duy. Trong quá trình học hỏi, luôn phải duy trì lối tư duy phân tán, xâu chuỗi những kiến thức và những cách sử dụng thực tiễn được nói đến trong quyển sách, đồng thời cân

nhắc xem dùng như thế nào, dùng vào chỗ nào. Biết cách học hỏi cũng giống như biết cách làm người, đòi hỏi cả một quá trình, không thể nóng vội. Bill Gates và Lí Khai Phục khi còn đi học, chuyên ngành Luật ở Mỹ đang là ngành học “nóng”, luật sư là người có địa vị và thu nhập khá cao trong xã hội. Bill Gates cũng lựa chọn ngành Luật ở Đại học Harvard, nhưng một năm sau ông đã từ bỏ, lựa chọn học lập trình phần mềm. Còn Lí Khai Phục cũng không lựa chọn học ngành Luật mà là chọn học chuyên ngành máy tính, ngành mà lúc đó người ta không biết sau này có thể làm gì. Không phải thanh niên nào cũng có những lựa chọn giống như họ, khi đối mặt với việc học ngành gì có được tính dự đoán cao. Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta thích học hỏi, biết cách học hỏi thì có thể thay đổi được sai lầm của lần lựa chọn ban đầu. Đừng nói là thời gian học đại học không đủ. Nếu liệt kê tất cả những việc mà chúng ta làm được trong ngày, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, ít nhất có 4 tiếng chúng ta dành để làm những việc vô dụng đối với hiện tại và tương lai. Mỗi ngày dùng 4 tiếng đó sao cho hợp lí, những người biết cách học hỏi có thể học thêm 1, 2 chuyên ngành khác. Thế kỷ XXI là thế kỷ mà tất cả mọi người trên thế giới đều đến cạnh tranh với bạn, bởi vậy, chúng ta không chỉ phải trở thành một nhân tài mà còn phải trở thành một chiến sĩ toàn năng bác học, dựa vào tuổi trẻ để tìm hiểu thêm những lĩnh vực khác nhau, ngành nghề khác nhau, trở thành một nhân tài đa tài, có như vậy mới có thể tìm được cơ hội để trưởng thành tốt hơn, nắm được những cơ hội tốt hơn để phát triển.

II. Đi học giống như đi làm

Đi học và đi làm có gì khác nhau? Điểm khác nhau không chỉ đơn giản là người lớn

thì đi làm còn trẻ nhỏ đi học.

Đi làm là đến làm việc ở công ty, mục đích là để kiếm tiền, không kiếm được tiền thì nhất định không làm. Dù tạm thời chưa kiếm được tiền thì cũng là để tương lai có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Đi học là đến học ở trường học, mục đích là học những kiến thức cần cho công việc trong tương lai, càng có nhiều kiến thức thì năng lực khi bước vào xã hội càng mạnh. Đương nhiên, đi học phải nộp tiền học phí cho trường học. Tuy nhiên, cũng có người đi học mà không có được kiến thức. Những người mình phải đối mặt khi đi làm là ông chủ và đồng nghiệp. Ông chủ để chúng ta làm việc, tức là để chúng ta giúp ông ta giải quyết những vấn đề và rắc rối, hoặc thay ông ta cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Những việc như vậy có thể chúng ta sẽ không muốn làm, hoặc không có hứng thú làm, tuy nhiên, một khi chúng ta lựa chọn đi làm thì phải làm tốt. Đó là sứ mệnh và trách nhiệm của những nhân viên. Ở trong công ty chúng ta không làm tốt công việc thì sẽ bị phạt một cách nghiêm khắc. Ví dụ, không được đi muộn về sớm, phải dốc hết sức lực và có ý thức trách nhiệm cao đối với những việc trong phạm vi chức trách của mình. Bởi vậy, trong tình huống ông chủ không ép buộc, chúng ta vẫn phải cố gắng học hỏi, nỗ lực công tác, chủ động nắm bắt được nhiều kỹ năng hơn, không ngừng nâng cao hiệu suất và hiệu quả làm việc của mình, thu hẹp khoảng cách từ bình thường đến xuất sắc, từ xuất sắc đến siêu việt. Đi học, đặc biệt là học đại học, chúng ta phải đối mặt với thầy giáo và

bạn học. Các giáo sư đại học sẽ không “bắt ép” bạn học như các thầy cô giáo tiểu học, trung học, mọi thứ đều phải dựa vào bản thân để nhận thức, nắm bắt. Khi học đại học, đa phần thời gian chúng ta phải tự học. Dù là nghỉ học, bỏ tiết thì cũng không có tổn thất gì thực tế. Chỉ cần chúng ta nắm bắt được những kiến thức chuyên môn, thi đạt điểm thì mọi chuyện đều ổn. Vì ở đại học không có sự giám sát đôn đốc, không có chế độ kiểm tra nghiêm khắc nên rất nhiều thanh niên đã buông thả bản thân, tiêu hết những đồng tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ mà vẫn không học

được gì.

Hiện nay có rất nhiều sinh viên đại học không thích học, không biết cách học, nguyên nhân thì có nhiều, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là họ không biết tác dụng của việc học, gần như họ cho rằng, chỉ cần lấy được học vị là đã hoàn thành nhiệm vụ. Đúng vậy, muốn tìm được việc làm cần phải có bằng cấp, tuy nhiên, khi ông chủ đuổi việc một nhân viên thì chưa bao giờ quan tâm đến học lực của người đó cao hay thấp, mà điều ông ta quan tâm là hiệu quả công việc. Hơn nữa, thanh niên hiện nay không có cảm giác về nguy cơ thời đại, ít quan tâm đến những thay đổi của xã hội, luôn cho rằng những việc đó thật xa vời đối với mình, họ chỉ biết sống cho hiện tại, sống theo cách của mình. Bố mẹ hoặc thầy giáo đưa ra những lời khuyên có giá trị đối với tương lai thì họ cảm thấy khó chịu. Đúng vậy, bố mẹ và thầy giáo đôi khi khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Nhưng chỉ vài năm sau đó, những thanh niên này sẽ trở thành sự khó chịu đối với bố mẹ họ, đối với xã hội. Học đại học mà không có khả năng làm việc, không có chỗ làm, đó mới thực sự là phiền phức. Bốn năm đại học nếu bạn chỉ biết hưởng thụ, vui chơi thì trong tương lai bạn sẽ phải dùng 40 năm để trả giá cho sự lãng phí đó. Nhiệm vụ chính của chúng ta ở đại học là học tập và nghiên cứu, cố gắng hết mình để nắm bắt các kiến thức, làm cho kiến thức của chúng ta ngày càng sâu rộng, phong phú, năng lực phân tích tìm hiểu ngày càng mạnh, có khả năng nghiên cứu sâu chuyên ngành. Bạn có thể chưa biết sau khi tốt nghiệp đại học mình làm được gì, nhưng nhất định phải biết mình muốn trở thành người như thế nào, đồng thời tận dụng tốt từng ngày trong quãng thời

gian học đại học.

Trên thế giới này, ai là người hiểu rõ nhất về thành công? Đó là người đã thành đạt. Ai là người hiểu rõ nhất về tầm quan trọng của kiến thức? Đó là những người đã có được những thành tựu nhất định, đồng thời có được không gian phát triển rộng lớn. Kiến thức bạn tiếp nhận được ở đại học có thể đặt nền tảng vững chắc cho việc phát triển sự nghiệp trong tương lai hay không còn tùy thuộc vào việc chúng ta học tập với

thái độ như thế nào.

Vậy chúng ta phải học tập với thái độ như thế nào? Rất đơn giản, chỉ cần đi học với

thái độ như đi làm là được.

Giả dụ chúng ta đi làm tại một công ty, làm việc 4 năm chỉ để nhận một mức lương thấp và một tấm giấy chứng nhận đã từng làm việc ở công ty, liệu chúng ta có làm không? Nhất định là không. Vậy thì bạn thử nghĩ lại việc đi học đại học xem? Nếu trong 4 năm chúng ta chẳng học được gì, chỉ lấy được tấm bằng đại học, việc đó có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đáng để vui mừng hay không? Trong khi làm việc, chỉ cần một ngày không có thu nhập là chúng ta đã cảm thấy buồn, vậy, đi học, một ngày không thu được những kiến thức mới, tại sao chúng ta lại không buồn? Chúng ta đi làm không được trả lương, có thể danh chính ngôn thuận đi chất vấn ông chủ, coi đó là hành động có trách nhiệm với bản thân. Vậy thì chúng ta đi học không thu được kiến thức mới, tại sao chúng ta không dũng cảm chất vấn bản thân mình? Tại sao không dũng cảm chịu trách nhiệm với bản thân mình? Khi đi học, nếu chúng ta không cư xử như khi đi làm, không băn khoăn khi mỗi ngày qua đi mà không thu nhận được kiến thức mới, đó không phải là sự khoan dung bản

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 32)