Thời gian bạn dùng vào những việc có ý nghĩa không nhiều

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 82)

Giả dụ, vào ngày nhập học ở trường đại học, bố mẹ tặng cho chúng ta một quyển sổ, yêu cầu chúng ta trong thời gian 4 năm, ghi lại những khoảng thời gian chúng ta dùng vào việc học tập, nghiên cứu và thực hành. Nếu tổng kết lại, khoảng thời gian này sẽ

là bao nhiêu?

Kết quả chắc chắn sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên, thời gian đó rất ít. Nhưng tôi tin rằng chưa sinh viên nào làm như thế, bởi không nhiều người có thể làm rõ mục đích học

đại học của mình.

Sinh viên đại học đều không muốn thừa nhận mình ngây thơ, non nớt, họ cho rằng, khi 18 tuổi, mình đã là người trưởng thành, có quyền tự quyết định cuộc sống của mình.

Hiện nay, cuộc sống của sinh viên đại học có vẻ bận rộn, nhưng đối với những người chờ đợi bằng tốt nghiệp một cách thụ động, trong thời gian học đại học không có kế hoạch mang tính hệ thống cho tương lai, không có mục đích rõ ràng, thì bận rộn cũng vô ích. Vậy, làm thế nào để thực hiện được những việc có ý nghĩa với tương lai của mình?

Không phải chỉ sinh viên đại học mà mỗi người trong xã hội đều nên chuẩn bị một cuốn sổ, trước tiên hãy đặt ra mục đích có ý nghĩa đối với sự phát triển của mình, sau đó ghi lại thời gian mình sử dụng cho mục đích đó, đến khi mục đích được hoàn thành. Xem xem trong một khoảng thời gian nhất định, mình thực sự dành bao nhiêu thời gian để thực hiện mục tiêu. Trên một hòn đảo có tập tục như thế này: những cư dân trên đảo, mỗi người đều có một mục tiêu cuộc đời rất rõ ràng, họ làm việc rất có hiệu quả. Bởi họ hiểu rằng, thời gian để mình làm những việc có ý nghĩa trong cuộc

đời là có hạn.

Người phát hiện ra phong tục của hòn đảo là một bác sỹ. Người bác sỹ này đi thuyền du lịch trên biển, không ngờ gặp phải trận cuồng phong,

thuyền bị chìm. May mắn, vị bác sỹ ôm được một tấm ván, sau mấy ngày trôi dạt trên

biển, cuối cùng ông dạt vào hòn đảo nọ.

Vị bác sỹ được một cụ già vớt lên, đưa về chăm sóc, cơ thể cũng dần dần hồi phục. Một buổi sáng, ông ra ngoài đi dạo, men theo con đường nhỏ đến khu rừng rậm trên đảo. Trên khoảng đất trống trong rừng, ông phát hiện ra một khu vườn được bao quanh bởi một hàng rào chắc chắn, bên trong là những ngôi mộ có đặt bia, phía trước mỗi ngôi mộ rất sạch sẽ, có vẻ như thường xuyên có người đến quét dọn. Có thể đây là mộ phần của tổ tiên dân cư trên đảo - sự tò mò hiếu kỳ khiến vị bác sỹ bước vào khu vườn không người coi giữ này, lần lượt xem các dòng chữ khắc trên từng bia mộ. Điều khiến ông ngạc nhiên là, những tấm bia đều giống như nhau, trên bia chỉ khắc tên họ và một khoảng thời gian. Ông chưa từng nhìn thấy bia mộ nào như thế. Tấm bia trước mặt ông khắc Abul Edger, sống được 8 năm 6 tháng và 3 ngày. Chỉ sống có 8 năm 6 tháng và 3 ngày thôi sao? Có lẽ đây là mộ một đứa trẻ. Vị bác sỹ cảm thấy thật buồn, một đứa trẻ mới bé vậy đã chết, điều gì đã cướp đi sinh mạng của nó? Ông quay sang mộ bên cạnh, phía trên khắc dòng chữ: Yamir Kalibe, sống được 5 năm 8 tháng và 21 ngày. Ông xem liền mấy mộ thì thấy nội dung đều tương tự. Thời gian dài nhất được ghi là 11 năm, ngắn nhất thì chỉ có vài tháng. Nhìn hàng nghìn tấm bia mộ, vị bác sỹ thấy tâm trạng thật nặng nề. Ông không hiểu được tại sao trên hòn đảo nhỏ chỉ có khoảng mấy nghìn người này lại có nhiều trẻ em chết yểu đến thế? Ông quyết tâm làm rõ câu hỏi này, muốn dùng y thuật của mình để

giúp đỡ họ.

Ông đến nhà ân nhân cứu mạng, hỏi cụ già về những ngôi mộ trong rừng. Vị bác sỹ hỏi: “Có phải trên đảo đã xảy ra bệnh dịch hay tai nạn gì không? Sao lại có nhiều trẻ con chết như thế? Những đứa trẻ trên đảo hiện nay ra sao? Có còn bị chết yểu không? Tôi là bác sỹ, tôi nhất định phải giúp những đứa trẻ đáng yêu trên hòn đảo này”. Ông cụ già mỉm cười nói: “Cảm ơn anh, vị bác sỹ đáng mến, ở đây chưa từng xảy ra bệnh dịch gì hay tai nạn gì. Theo trí nhớ của tôi, trên đảo chưa có đứa trẻ nào chết, hơn nữa, dân cư trên đảo đều rất khỏe mạnh, thường sống trên 70 tuổi, những người già trên 100 tuổi rất nhiều. Nói về những tấm bia trên những ngôi mộ thì đó là một tập tục lâu đời của chúng tôi: Vào ngày sinh nhật lần thứ 18 của một người, bố mẹ người đó sẽ đưa cho họ một quyển sổ. Từ đó, mỗi khi anh ta làm được một việc có ý nghĩa đối với cuộc đời thì anh ta sẽ mở sổ, ghi lại nó. Bên phải ghi lại tên việc làm có ý nghĩa, bên trái ghi khoảng thời gian dùng để thực hiện việc đó. Ví dụ, anh có một mục đích sống, để thực hiện mục đích đó anh phải làm việc, mỗi ngày dành một khoảng thời gian để thực hiện mục đích, sau khi thành công, anh tổng kết thời gian cần dùng. Nếu không thể thực hiện, hoặc mục tiêu đó không có ý nghĩa đối với cuộc đời mình, anh ta sẽ xóa đi khoảng thời gian bản thân đã lãng phí vì mục tiêu này. Cứ như thế, dần dần, cuốn sổ của anh ta sẽ ghi lại những khoảng thời gian dùng để làm những việc có ý nghĩa trong cuộc đời. Khi một người sắp rời khỏi cõi đời, theo phong tục, chúng tôi sẽ mở cuốn sổ của người đó, cộng tất cả các khoảng thời gian đó lại để có được con số tổng, sau đó khắc con số này lên trên bia mộ của anh ta. Đối với chúng tôi, đó

mới thực sự là thời gian thuộc về cuộc đời một con người. Người có bia mộ khắc 11 năm chính là người giàu có nhất trên đảo, còn người trên bia mộ chỉ khắc có mấy tháng chính là người nghèo mà dân trên đảo phải cứu tế nhiều nhất”. Giả sử khi 18 tuổi chúng ta cũng có một cuốn sổ như vậy, thì hiện nay, bạn đã có thể ghi được bao nhiêu việc có ý nghĩa trong đời? Để thực hiện được mục tiêu của mình,

bạn đã sử dụng hết bao nhiêu thời gian?

Thật ra, chúng ta cũng không cần đợi đến lúc cuối đời mới lật giở cuốn sổ này. Chúng ta tự lập cho mình một mục tiêu, trong thời hạn 1 tuần, bằng mọi cách, bạn hãy hoàn thành những việc mình cho là cần thiết, rồi tổng kết xem bản thân trong tuần đó đã dành bao nhiêu thời gian cho mục tiêu này. Chúng ta sẽ ngạc nhiên, tại sao một mục tiêu mà mình mong muốn thực hiện nhưng bản thân lại dành quá ít thời gian cho nó. Từ đó chúng ta có thể hiểu,hôm nay chúng ta nên nắm bắt thời gian và cuộc sống của bản thân như thế nào, việc gì nên làm, việc gì không. Tôi tin rằng, nếu không thành công trong cuộc sống, bạn cũng không có gì phải ân hận. Nhiều người cho rằng, những người thành đạt, cả đời họ có lẽ chỉ làm được một việc, thời gian dành cho việc đó chắc không quá 10 năm, thậm chí chỉ 5 năm. Đỉnh cao họ đạt được khiến chúng ta ngưỡng mộ, nhưng bạn không biết rằng, anh ta cũng bắt đầu sự nghiệp từ những việc vô cùng đơn giản, có thể đó là những việc chúng ta từng làm. Điểm khác biệt là, anh ta kiên trì với công việc đó còn chúng ta thìkhông. Trong cuộc đời, nếu mỗi ngày chúng ta dành nửa tiếng để đọc một cuốn sách chuyên ngành thì 20 năm sau, có thể chúng ta sẽ trở thành chuyên gia trong ngành đó; mỗi ngày dành 1 tiếng luyện tập thư pháp, 30 năm sau, có thể chúng ta sẽ trở thành một nhà thư pháp “nhất tự thiên kim”. Nếu cuộc đời là một bộ phim nhiều tập, tôi tin rằng rất nhiều người khi về già sẽ không đủ dũng cảm để xem lại bộ phim do mình đóng vai chính. Nhân vật chính trong phim có thể chưa từng chủ động làm việc gì, luôn làm việc một cách bị động theo sự sắp xếp của người khác. Công việc có thể vẫn được hoàn thành nhưng chúng chẳng có

ý nghĩa gì đối với cuộc đời họ.

Có người có ước mơ, có mục tiêu nhưng đáng tiếc là không chịu dành thời gian để thực hiện mục tiêu, chưa bao giờ thực sự cố gắng. Tuổi trẻ là vốn quý, thời thanh xuân, con người được phép phạm sai lầm. Tuy nhiên, chúng ta phải sắp xếp thời gian hợp lí để làm những việc có ý nghĩa đối với cuộc đời.

Một phần của tài liệu bí quyết dùng người (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w