Bill Gates nói, thà làm một cái cây trên ngọn đồi trọc còn hơn làm một ngọn cỏ trong một châu lục xanh. Những bà mẹ trẻ người Mỹ, khi con còn nhỏ, thường kể cho chúng nghe một câu chuyện như thế này: Chú chó nhỏ Tommy đã đến tuổi trưởng thành, mẹ chú liền cho chú ra ngoài tìm việc làm kiếm tiền. Tommy thấy mẹ đã già, sức yếu, không còn khả năng để lao động, bèn vui vẻ nhận lời. Tommy đến chợ việc làm, đem hồ sơ đi nộp khắp nơi nhưng chẳng có công ty nào muốn tuyển dụng nó. Hết ngày, Tommy vẫn không có được một cơ hội phỏng vấn. Cuối cùng, nó cúi đầu buồn bã đi về nhà, nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi, chắc con thực sự là một đứa vô dụng, con nộp bao nhiêu hồ sơ thế, yêu cầu đối với công việc thấp như thế mà không có công ty
nào chịu tuyển dụng con”.
Bà mẹ nhìn Tommy đang chán nản, ngạc nhiên nói: “Con không tìm được việc làm, thế còn những bạn học của con, bạn ong mật, bạn nhện, bạn sơn ca, bạn mèo thì sao?
Họ đều tìm được công việc rồi hay sao?”
Tommy thở dài nói: “Các bạn ấy đều tìm được việc rồi! Bạn ong vì bay giỏi nên được một công ty hàng không tuyển làm tiếp viên; bạn nhện vì từ bé đã thích chơi mạng nên được một công ty IT xuyên quốc gia tuyển dụng làm kỹ thuật viên; bạn sơn ca vì hát hay nên được một công ty đĩa hát ký hợp đồng, không lâu nữa sẽ phát hành đĩa hát đơn; bạn mèo giỏi bắt chuột nên được một công ty kho hàng tuyển làm bảo vệ. So với các bạn ấy, con chẳng có khả năng gì, chẳng có văn bằng gì nên không tìm được việc”.
Bà mẹ tiếp tục hỏi: “Ngựa, cừu, bò cái và gà mái, các bạn ấy đều không học qua đại học, các bạn ấy cũng không tìm được việc làm à?” Tommy xấu hổ nói: “Các bạn ấy dù không có văn bằng gì, nhưng các bạn ấy có thể cung cấp những dịch vụ mà người khác không làm được, ngựa có thể kéo xe chiến mã tham chiến, cừu có thể sản xuất ra lông cừu, bò cái có thể cho sữa, gà mái có thể đẻ trứng. Con chỉ là một chú chó, chẳng làm được gì, ai lại bỏ tiền ra để nuôi không con
chứ? Con chẳng có ưu thế gì”.
Bà mẹ nghĩ một lúc rồi nói: “Con quả không phải là một chiến mã, cũng không phải là một cô gà mái biết đẻ trứng, nhưng con cũng có những ưu thế mà các bạn không có, đó là sự trung thành. Tuy con không có bằng cấp, không có bản lĩnh lớn, nhưng bản tính của con không bao giờ phản bội người chủ của mình. Hãy ghi nhớ lời của mẹ, con trai, chỉ cần có ưu thế, thì không sợ không có cơ hội. Chỉ cần con thể hiện cho xã hội thấy ưu thế của mình, sẽ có nơi cho con cơ hội chứng minh được giá trị tồn tại của mình”. Sau này, chính vì Tommy trung thực hơn những loài động vật khác mà được một người giàu có tuyển về làm quản gia. Những bà mẹ Mỹ muốn kể cho con họ nghe câu chuyện này là muốn con mình ngay từ nhỏ hiểu được một đạo lí: dù gia đình chúng ta như thế nào, bằng cấp trình độ ra sao, chỉ cần bản thân có ưu thế thì chúng ta sẽ có chỗ đứng trong xã hội để chứng
Trong xã hội hiện thực, đối với tầng lớp thanh niên, chưa nói đến cơ hội phát triển, cơ hội đạt được thành công lớn mà cơ hội tìm được việc làm cũng trở nên ít ỏi. Sau khi tốt nghiệp đại học, nếu có thể tìm được một công việc lí tưởng một cách thuận lợi thì
đã là rất may mắn rồi.
Microsoft vào năm 1975, khi khởi nghiệp chỉ có 2 thành viên, đến năm 2008 số nhân viên đã là hơn 80 nghìn người. Từ chỗ ban đầu chỉ tuyển lập trình viên, đến nay nhân tài ở các phương diện đều được tuyển dụng, bình quân mỗi năm có hơn 2000 nhân viên mới vào làm trong công ty. Đối với một công ty dựa vào kỹ thuật để đứng vững như Microsoft, thứ quý giá nhất, đáng để kiêu hãnh nhất không phải là kỹ thuật mà là nhân tài: công ty đã có được một đội ngũ nhân tài xuất sắc bậc nhất, đồng thời họ
cũng không ngừng tìm kiếm nhân tài.
Điều khiến rất nhiều các công ty vừa và nhỏ lo lắng nhất là không tìm được nhân tài mình cần. Khi tuyển dụng, một ngày họ có thể gặp mấy trăm người, nhưng lại không chọn được một người nhân viên như ý. Ông chủ cũng giống như một người đang đói, đi vào một nhà hàng tự chọn có rất nhiều món ăn, nhưng lại không tìm được món ăn
phù hợp với khẩu vị của mình.
Một mặt các công ty không tìm được người mình cần, mặt khác tầng lớp thanh niên không tìm được công việc phù hợp với mình, vậy vấn đề ở đâu? Đó là bởi vì nhiều thanh niên không có ưu thế và đặc điểm gì nổi bật. Không có ưu thế thì không thể có
được cơ hội trên thị trường việc làm.
Một câu nói mà rất nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc nói với con cái mình là: nghĩa vụ của con hiện nay là học tập, chỉ cần nâng cao thành tích học tập, những việc khác, đợi đến khi tốt nghiệp đại học cũng chưa muộn. Dường như công việc của giới trẻ từ tiểu học đến khi tốt nghiệp đại học chỉ là học tập, lấy được bằng tốt nghiệp. Tất cả các vấn đề khác trong cuộc đời đều chỉ bắt đầu sau khi họ tốt nghiệp đại học. Thi đại học, học đại học, đạt thành tích tốt là một ưu thế. Tuy nhiên, học đại học không phải chỉ để đạt điểm cao, điều này chỉ chứng tỏ bạn nắm chắc các kiến thức trong sách vở. Thời đại chúng ta, kiến thức thay đổi với một tốc độ vô cùng nhanh, đa dạng, phong phú, dù bạn nắm chắc kiến thức trên sách vở đến đâu cũng không thể giải quyết được những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội. Điểm cao không có nghĩa là học vấn cao, học vấn cao không có nghĩa là năng lực lớn. Để thi đại học, học đại học, tầng lớp thanh niên dần dần đánh mất tài năng, hứng thú, sở thích của mình; vì muốn trở thành “cây cột điện” mà trường đại học yêu cầu, họ đã bỏ đi những cành nhánh sáng tạo của bản thân. Khi đã vào được đại học, chúng ta cần tận dụng khoảng thời gian này, tìm lại những sở thích, cảm hứng bị trì hoãn bởi những kỳ thi, bởi bố mẹ, thầy cô. Mọi ưu thế không được hình thành trong một sớm một chiều mà đều phải trải qua một quá trình, bao gồm các giai đoạn từ lúc được hình thành đến bồi dưỡng phát triển và trưởng thành. Một giọt nước chẳng có ưu thế ở bất kỳ đâu, nhưng một cốc nước, một bình nước, một bể nước, một hồ nước thì lại có ưu thế riêng của nó, cuối cùng sẽ hình thành nên
Bill Gates là người tận dụng mọi cơ hội, biến những sở thích, cảm hứng của mình thành những ưu thế vĩ đại. Bill Gates viết chương trình phần mềm đầu tiên khi 13 tuổi; sau khi học chuyên ngành luật, ông vẫn luôn bị ngành vi tính ám ảnh, Bill Gates tận dụng mọi cơ hội để kinh doanh. Phầm mềm do một đứa trẻ viết có giá trị gì, tại sao lại có thể mang lại thu nhập vài nghìn đô la? Thế nhưng, những bước đi đầu tiên này đều là những “tế bào” quan trọng góp phần hình thành nên đế quốc Microsoft. Đế quốc Microsoft là kết quả của “quá trình phân bào” liên tiếp. Bởi vậy, Bill Gates hoàn toàn có tư cách để nói với tầng lớp thanh niên rằng: “Hãy lựa chọn một lĩnh vực mà bạn thực sự tin tưởng rằng mình có thể tạo ra được những cống hiến đặc biệt, bạn có thể cố gắng từng ngày, bạn vì nó là làm việc… bắt đầu từ những việc vô cùng nhỏ”. Ở đại học, ngoài việc học tập tốt chuyên ngành, bạn hãy tìm một việc gì đó thử làm trong phạm vi năng lực của mình. Trước tiên hãy xác định ngành nghề mà mình yêu thích và muốn làm, tìm cách để tiếp xúc với ngành đó, xem liệu mình có thể làm không. Dù đó là một việc nhỏ, không được trả lương, bạn cũng không nên bỏ qua nó. Đừng nghĩ rằng mình không đủ năng lực, cũng đừng lo lắng mình sẽ làm không tốt. Dù thất bại, chúng ta cũng sẽ thu được bài học từ những thất bại đó, ít nhất cũng biết mình thiếu những yếu tố nào và muốn làm được một việc thì cần chuẩn bị những điều kiện gì. Bất cứ việc gì, nếu đã từng làm, bạn sẽ có ưu thế hơn với những việc chưa làm. Ưu thế của một người thành đạt không được hình thành qua một ngày, hai ngày, qua một, hai công việc, mà là một quá trình lần lượt từ nhỏ đến lớn. Nếu trong thời gian đại học, chúng ta dùng 3 năm để tiếp xúc với một ngành nghề, thì ít nhất chúng ta cũng sẽ tiếp xúc được với rất nhiều người trong ngành này. Có cơ hội quen biếtđược nhiều người, bản thân việc đó đã là một ưu thế. Hiện nay rất nhiều các nghiệp vụ của các công ty đều đã được xã hội hóa, cần một số vị trí kiêm chức. Sinh viên đại học nên quan tâm một chút đến các trang web việc làm, tìm hiểu xem có những công việc kiêm chức nào phù hợp với bản thân ở trong công ty mà mình định vào. Khi làm thêm cũng đừng lấy mục đích chính là kiếm tiền, và phải biết lựa chọn công việc nếu không liên quan đến sở thích của mình thì cũng phải liên quan đến hướng phát triển của mình.Ưu thế của những sinh viên đại học là có thể chấp nhận bất cứ một thất bại nào. Chúng ta mang hồ sơ đến dự tuyển việc tại một công ty, công ty có chấp nhận chúng ta hay không, không phải là điều mà chúng ta thực sự cần, điều chúng ta cần là kinh nghiệm phỏng vấn – kinh nghiệm thành công hay thất bại. Tóm lại, chúng ta nên cố gắng tận dụng 4 năm đại học để trải nghiệm cuộc sống, đồng thời làm một số việc để hình thành ưu thế cạnh tranh của mình, thu hút sự chú ý của các công ty. Cơ hội luôn thuộc về những người có ưu thế thực sự.
III. Luôn luôn phải nhanh hơn một bước
Chủ nhân của giải thưởng Nobel kinh tế Friedman nói, đừng đánh đồng thời gian học dài hay ngắn với trình độ học vấn cao hay thấp. Có một số người học rất lâu nhưng lại không có chút trình độ nào, có người học không nhiều nhưng học vấn của họ thì vô
Hiện có 3 vấn đề cần thanh niên cân nhắc: 1. Ở đại học, ngoài việc học và ôn luyện kiến thức chuyên ngành, phần thời gian còn
lại chúng ta dùng để làm gì?
2. Học vị và cơ hội, điều nào quan trọng hơn? 3. Làm thế nào để đảm bảo sau khi tốt nghiệp có việc làm hoặc có thể tự lập nghiệp? Đừng cho rằng những vấn đề này còn xa vời, chúng đều ở ngay trước mắt, chẳng mấy chốc sẽ buộc chúng ta phải đối mặt. Chúng ta có quyền không nghĩ đến, nhưng không có cách nào để trốn tránh khỏi những vấn đề đó. Chúng ta có thể coi 4 năm đại học của mình là 4 năm tham gia nghĩa vụ, sau đó, chúng ta sẽ phải tham gia một trận chiến. Nếu chúng ta chưa bao giờ suy nghĩ về 3 câu hỏi vừa nêu ở trên, cũng chưa bao giờ có những hành động cụ thể nào để thực hiện 3 câu hỏi trên, xã hội sau khi chúng ta tốt nghiệp đại học chính là chiến trường, chúng ta sẽ là những chiến sĩ không biết chiến đấu. Có người sẽ nói, chúng ta là những sinh viên đại học, việc cần làm là phải học tập, nắm bắt những kiến thức chuyên ngành nhất định, đạt được học vị một cách thuận lợi. Nói như vậy không sai, nhiệm vụ đầu tiên của học sinh là phải học tập. Tuy nhiên, phạm vi học tập ở trường đại học không phải chỉ là kiến thức chuyên ngành mà còn bao gồm các kiến thức về thực tế xã hội. Mục đích của học tập là để đáp ứng cho công
việc và cuộc sống của mình sau này.
Có người sẽ nói, trường đại học không cung cấp cho chúng tôi cơ hội thực sự để phát triển. Thật ra, vấn đề này rất dễ giải quyết, nếu chúng ta coi ngày mai chúng ta tốt nghiệp thì chúng ta sẽ biết cần phải làm gì. Năm 1973, Kulite, sinh ở thành phố Liverpool, Mỹ, với thành tích học xuất sắc đã được vào học tạikhoa máy tính đại học Harvard. Một năm sau, ông trở thành bạn thân của một cậu thanh niên 18 tuổi đến từ Seattle, học chuyên ngành luật, vì có sở thích chung là máy tính. Kulite từng rất nhiều lần nhắc nhở bạn mình nên tập trung tinh lực vào việc học tập các kiến thức chuyên môn, sau khi tốt nghiệp trở thành một luật sư nổi tiếng, nghề luật có mức đãi ngộ tốt. Tương lai của máy tính thuộc về những sinh viên của khoa máy tính. Nhưng bạn ông không nghe theo lời nhắc nhở này. Năm thứ hai đại học, người thanh niên ấy bàn với Kulite nghỉ học để cùng khai thác phần mềm tài chính 32Bit. Kulite cảm thấy lời đề nghị này thật hoang đường và tấm bằng tốt nghiệp Harvard quantrọng hơn nhiều so với một đối tác. Đối với hệ thống Bit, giáo sư tiến sĩ Moers cũng chỉ biết chút ít, sinh viên có ý tưởng khai thác, như chuyện nằm mơ giữa ban ngày! Kulite cho rằng dù có khai thác được phần mềm tài chính Bit, nếu không có được học vị tiến sĩ thì chẳng làm được gì, vì thế ông quyết định từ chối lời mời của
bạn thân mình.
Mấy năm sau, khi Kulite có được bằng thạc sĩ chuyên ngành máy tính đại học Harvard thì người bạn của ông đã có tên trong danh sách những người giàu nhất của tạp chí “Forbes” Mỹ. Năm 1992, Kulite giành được học vị tiến sĩ, tài sản của người bạn đó đã lên tới con số 6,5 tỉ đô la, chỉ xếp sau Buffett ông vua của phố Walls, trở thành người giàu nhất nước Mỹ; năm 1995, khi Kulite cho rằng mình đã có đủ năng
lực và điều kiện để nghiên cứu và khai thác phần mềm tài chính 32Bit thì người bạn của ông đã thiết kế ra phần mềm tài chính EIP, nhanh hơn 1500 lần so với 32Bit và chỉ trong 2 tuần, EIP đã chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, năm đó anh ta trở thành người
giàu nhất thế giới.
Chàng thanh niên đó chính là Bill Gates. Còn Kulite, có lẽ cả đời này sẽ chẳng bao giờ có thể đuổi kịp được Bill Gates, chàng trai nghỉ học đại học từ năm đó. Sự lựa chọn của họ đều không sai, sở dĩ Gates giỏi hơn Kulite một chút là vì ông biết rằng mình không thể trốn tránh được cuộc sống và phải là người giành được chiến thắng. Đối với ông, trong cuộc sống chỉ có chiến thắng và thất bại, muốn thành công thì nhất
định phải là người chiến thắng.
Từ khi Gates thành lập Microsoft vào năm 1975 đến khi rời khỏi Microsoft vào năm 2008, ông chưa bao giờ nói rằng học lực không quan trọng. Thời điểm đó, Bill Gates từ bỏ Harvard là vì ông nhìn thấy cơ hội để kinh doanh máy tính cá nhân, cơ hội này còn quan trọng hơn nhiều so với học vị của đại học Harvard. Tại sao Gates có thể nhìn thấy được cơ hội này? Bởi khi đó ông đã là một chuyên gia máy tính xuất sắc. Từ trung học đến đại học, Gates luôn quan tâm đến sự phát triển của máy tính, đồng thời tham gia vào các công việc khai thác và viết phần mềm máy tính, lại có kinh nghiệm
điều hành công ty.
Khi 15 tuổi Gates đã đến làm việc tại một công ty máy tính ở gần nhà, khi công ty máy tính này đóng cửa, ông lặng lẽ mua lại ổ cứng máy tính của công ty này, không