Một trang web nhân tài ở Mỹ từng làm một cuộc điều tra về thái độ lựa chọn nghề nghiệp của các sinh viên đại học, chủ đề là: “Những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học muốn tìm một việc làm như thếnào?”. Điều đáng mừng là lớp thanh niên Mỹ hiện nay đều rất thực tế, có 80% số sinh viên vừa tốt nghiệp cho rằng, “trước tiên phải có việc để làm”, “tìm việc làm là tìm những việc mà hiện giờ mình có thể làm, đồng thời có
thể làm tốt”.
Những thanh niên Mỹ có suy nghĩ trên không phải là những người không có chí tiến thủ mà họ là người thực tế. Hiện nay nền kinh tế Mỹ không khởi sắc, các công ty lớn cùng với việc chỉ lựa chọn những người tài giỏi nhất thì cũng cắt giảm số lao động phổ thông. Các công ty vừa và nhỏ vì vấn đề giá thành, không xây dựng cơ chế bồi dưỡng có hệ thống, không chấp nhận một sinh viên mới ra trường không có kinh nghiệm, không có quan hệ, không thể ngay lập tức mang lại lợi ích kinh tế cho công ty.
Trong tình hình việc làm khó khăn như hiện nay, những sinh viên đại học Mỹ vốn rất kỹ tính trong việc chọn nghề nghiệp của mình không thể không lựa chọn một thái độ thực tế: trước tiên phải có việc làm, sau mới lựa chọn nghề. Họ hành động như vậy không phải là thỏa hiệp với xã hội, vứt bỏ mục tiêu của mình, chấp nhận trôi dạt ở tầng lớp thấp của xã hội mà là họ nghĩ một cách đúng đắn rằng, cần có lí tưởng, nhưng lí tưởng phải xuất phát từ thực tế. Muốn thành công phải dựa vào suy nghĩ của
chính mình để lựa chọn hướng đi.
Là một sinh viên mới tốt nghiệp với hai bàn tay trắng, là người mới trong thị trường việc làm, bạn chỉ có thể nắm bắt từng cơ hội giúp mình trưởng thành, từng trải, dần dần làm phong phú thêm vốn kiến thức và kinh nghiệm của mình. Bởi vậy, chỉ cần là
công ty có liên quan đến ngành nghề mục tiêu của mình, bất luận quy mô công ty lớn hay nhỏ, lương cao hay thấp, xa trung tâm thì bạn cũng nên vào làm. Morgan Busch 21 tuổi, năm 2007 tốt nghiệp đại học bang North Carolina chuyên ngành luật với thành tích cao. Về lí mà nói, sau khi tốt nghiệp anh có thể tìm một việc làm có liên quan đến chuyên ngành học của mình như vào tòa án, văn phòng luật sư. Thế nhưng, năm 2007, số học sinh tốt nghiệp chuyên ngành luật ở Mỹ tăng hơn 10% so với mọi năm, hơn nữa, ở tòa án và các văn phòng luật, các vị trí đều không còn trống, và dù có cần thì họ cũng lựa chọnnhững người có kinh nghiệm công tác. Morgan Busch gửi mấy chục hồ sơ xin việc qua mạng, nhưng cũng chỉ như kim dưới bể. Trong số những nơi anh gửi hồ sơ đến, rất ít nơi gọi anh đến phỏng vấn và dù có gọi thì cũng chưa đầy 10 phút sau họ đã tìm cách để từ chối anh. Sau nhiều lần như vậy, Morgan Busch tỉnh ngộ, sở dĩ mình thất bại là vì bản thân mình tạo dựng nên một độ cao mà hiện tại bản thân mình không thể nhảy qua - với khả năng hiện nay của anh, chưa thể đáp ứng được yêu cầu cao của ngành luật. Với anh, vấn đề cấp thiết hiện nay không phải là tìm một công việc theo lí tưởng của bản thân mà là giải quyết chuyện mưu sinh. Chỉ cần bạn luôn luôn chuẩn bị, nhất định sẽ có ngày bạn thực hiện được lí tưởng của mình. Thế là, Morgan Busch nhận việc dạy tiếng Anh cho một trường học ở Pháp, lương tháng 1000 đô la. Tận dụng thời gian rảnh sau giờ làm, anh học thêm luật nước Pháp, trợ giúp cho những người dân địa phương những vấn đề về pháp luật, đến làm việc ngoài giờ tại một văn phòng luật sư…vài năm sau, anh trở lại Mỹ, dựa vào sự tinh thông về luật pháp, tòa án, giới luật sư nước Pháp, anh đã vào được một văn phòng luật sư quốc tế, phụ trách các dịch vụ pháp luật của người Mỹ tại Pháp. Trường hợp của Morgan Busch gần giống với môn nhảy cao trong cuộc thi điền kinh ở Olympic. Ví dụ, chiều cao để đạt huy chương vàng là 2,5m, còn chúng ta hiện chỉ có thể nhảy cao được 2m, trong quá trình tập luyện, trước tiên chúng ta phải nhảy qua mức 2.1m hay là đặt luôn mức cao là 2.5m? Chắc chắn là phải nhảy qua mức 2.1m trước.
Một người, 20 tuổi có thể làm gì, 25 tuổi có thể làm gì, 30 tuổi có thể làm gì, 40 tuổi có thể làm gì, chỉ cần bạn không từ bỏ việc học hỏi, không ngừng theo đuổi mục đích, những thay đổi trong 20 năm là rất lớn. Khi 20 tuổi, có thể chỉ làm nhân viên bình thường ở một công ty nhỏ, lương tháng chỉ 2000 đô la, đến khi 40 tuổi, có thể bạn đã là một CEO của một công ty đa quốc gia, lương tháng 20.000 đô la. Một người 20 tuổi không thể đạt được độ cao nghề nghiệp của tuổi 40, điều đó là đương nhiên. Nhưng nếu anh ta không thể vượt qua độ cao của tuổi 20, 25, 30 thì cũng không thể có được độ cao cần thiết ở tuổi 40. Một lần nhảy qua được độ cao mà mình chưa từng nhảy qua, bạn không chỉ đạt được vị trí mong muốn mà còn có được kinh nghiệm, kỹ năng, sự tự tin, nhận thức và ranh giới. Những kinh nghiệm về sự thành đạt là tấm đệm để ta vượt qua những độ cao tiếp theo trong nghề nghiệp. Nếu bạn đặt ra cho mình một định mức quá cao, hy vọng mình có thể may mắn vượt qua, bạn không những không thành công mà còn làm tổn hại rất lớn đến lòng tự tin
của mình, khiến bản thân nghi ngờ vào sự lựa chọn của mình. Những người không có lòng tự tin, nghi ngờ với sự lựa chọn của mình thì chẳng thể có được những bước đột
phá trong sự nghiệp.
Thành công lớn của bất cứ ai, bất cứ tập thể nào cũng đều là kết quả của sự tích lũy những thành công nhỏ. Có thể nói rằng, không có những thành công nhỏ thì không thể đạt được thành công lớn. Những sự tiến bộ nhỏ, những thành công nhỏ là rất quan trọng. Nếu coi thành công lớn là hòn đá nằm trên đỉnh của kim tự tháp thì những thành công nhỏ là những hòn đá nhỏ được xếp từ chân kim tự tháp lên đến đỉnh. Không có những hòn đá nhỏ đó thì không thể có sự tồn tại của hòn đá trên đỉnh tháp. Microsoft cũng đã trải qua hơn 30 năm phát triển, mới trở thành một công ty lớn với hơn 80 nghìn nhân viên, sản phẩm và nghiệp vụ trải khắp toàn cầu, thu nhập hàng năm đạt 40 tỉ, đứng vị trí thứ nhất về sức ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo trong ngành thông tin, đứng vị trí thứ hai về mức độ nổi tiếng của thương hiệu trên phạm vi toàn cầu, hiện có tiền và mức cổ phiếu cao nhất thế giới. Đối với Microsoft, hơn 30 năm nay, mỗi năm họ đều xác định một độ cao đúng đắn cho mình. Chỉ cần trong năm đó vượt qua được độ cao đặt ra là đã thành công. Nếu ngay từ đầu Microsoft đã đặt ra mục tiêu có hơn 80 nghìn nhân viên, không khai thác MS – DOS, mà trực tiếp khai thác Windows Vista, công ty sẽ không thể tồn tại được một ngày, cũng không thể có được Microsoft ngày nay. Trong cuộc sống, chẳng ai có thể ngay lập tức đạt được vị trí lí tưởng nhất mình đặt ra. Giữa vị trí mong muốn và vị trí hiện tại luôn có khoảng cách nhất định. Vị trí dưới chân là hiện thực, vị trí mong muốn là tương lai, chúng ta phải xác định được khoảng cách giữa chúng, xác định những điều kiện cần thiết và những việc cần làm để vượt qua được khoảng cách này, sau đó từng bước một chuẩn bị. Năng lực và kinh nghiệm của mỗi người được tích lũy qua từng lần giải quyết các vấn đề, các mối quan hệ cũng được thiết lập thông qua những lần hợp tác, giao lưu, tiền của cũng được dần dần tích lũy. Những yếu tố này, không yếu tố nào có thể được hình thành chỉ trong một đêm, đạt được chỉ trong một bước. Trước khi chúng ta có được những thành công này, sự bình tĩnh, lòng nhẫn nại, sự kiên trì, sự phấn đấu là những yêu cầu không thể thiếu. Thành công là một độ cao. Tuy nhiên, chỉ khi vượt qua được độ cao này chúng ta mới có thể có thành công thực sự. Hiện nay bạn có thể vượt qua độ cao bao nhiêu, điều đó không quan trọng, quan trọng là sau mỗi ngày, độ cao bạn vượt qua tăng thêm được
bao nhiêu.
III. Nâng niu từng cơ hội
Các triết gia từng nói, cơ hội nằm ở sự phát hiện, sự sáng tạo. Câu nói này ở một thời điểm nhất định, là đúng đắn. Có thể phát hiện và tạo ra cơ hội thì cần phải có điều kiện và thực lực, không phải là ai cũng có thể làm được. Cùng một điều kiện, có thể với người này là cơ hội nhưng với người kia thì không. Ngay cả đối với những người cùng mục đích, cùng lí tưởng, cũng tồn tại vấn đề có thể
nắm bắt được cơ hội hay không. Lấy một ví dụ đơn giản, năm 2007, thị trường cổ phiếu thế giới bùng nổ, đây là một cơ hội kiếm tiền rất tốt. Giả dụ một người trong tay không có tiền, cũng không vay được tiền, thì không thể có cách gì mua được cổ phiếu, điều kiện thuận lợi này đối với anh ta không thể trở thành cơ hội, cho dù anh ta có
phát hiện ra.
Lớp thanh niên nếu không có cơ hội thì không thể thành công được. Thành công của mỗi người, mỗi công ty đều không thể tách rời cơ hội, Microsoft cũng vậy. Nếu không có sự phát triển mạnh mẽ của ngành IT, không có sự phổ cập của máy tính cá nhân, mạng Internet không trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc sống con người thì họ sẽ không thể có được sự huy hoàng của Microsoft ngày nay. Như vậy, trước tiến chúng ta phải nắm bắt được cơ hội, từ đó mới có thể thành công. Nghiên cứu về quá trình phát triển của tất cả những người thành đạt trên toàn nước Mỹ có thể thấy, những người này khi khởi nghiệp đều nắm bắt rất tốt những cơ hội mà người khác đưa đến, khiến bản thân có thể đứng vững trong một ngành nghề nào đó. Sau đó, họ mới thiết lập mục tiêu phát triển trong ngành nghề, chuẩn bị kỹ lưỡng, tích cực cho việc thực hiện mục tiêu, tích lũy kinh nghiệm và thực lực. Khi thời cơ chín muồi, họ nắm bắt lấy cơ hội một cách nhanh chóng và chính xác, thực hiện được
ước mơ của mình.
Từ đó có thể thấy, lớp thanh niên bắt đầu bước ra xã hội, khi thực lực của bản thân còn yếu thì không thể không dựa vào những cơ hội mà người khác mang lại. Quán quân cự li 100m ở Olympic là người chạy giỏi nhất, nhưng trước đó, trong giai đoạn chập chững tập đi đều cần đến sự giúp đỡ và chỉ dẫn của bố mẹ. Những thanh niên bước ra từ cổng trường đại học,bắt đầu lập nghiệp cũng giống như đứa trẻ tập đi: kinh nghiệm làm việc, thực tiễn xã hội, quan hệ giao tiếp đều bắt đầu từ con số không. Họ cần người khác giúp đỡ, cho họ một nơi để học tập, thực hành, đối với họ đó chính là cơ hội. Đáng tiếc là, rất nhiều thanh niên không nhận thức được điều này. Trong mắt của nhiều thanh niên, cơ hội đơn giản chỉ là để kiếm tiền. Nơi nào có lương cao, có tiền đồ thì đua chen đến làm, những nơi lương thấp, không nhìn thấy tiền đồ
thì quyết không làm.
Đối với những thanh niên vừa tốt nghiệp, nếu chỉ có một tấm bằng đại học hoặc học vị thạc sĩ thì không thể có mức lương cao. Bởi văn bằng và học vị không thể giải quyết được bất cứ một vấn đề nào của thị trường và khách hàng, cũng như cổ phiếu của một công ty tăng hay giảm chưa bao giờ phụ thuộc vào số lượng, mức độ bằng
cấp của nhân viên.
Thanh niên khi tìm việc làm, rất nhiều người quan tâm đến lời bình luận của những người xung quanh. Khi công việc bản thân tìm được có mức lương không cao, địa vị xã hội do công việc mang lại thấp, họ cảm thấy rất mất mặt với bạn bè. Các doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên rất khắt khe, thanh niên tìm việc cũng rất khắt khe, nhưng cuối cùng người chịu thiệt thòi chỉ là những người tìm việc mà thôi. Yêu cầu đặt ra của công ty dù khó đến đâu, họ cũng sẽ tìm được người phù hợp. Còn những người thanh niên nếu cứ tiếp tục “kén cá chọn canh” thì có thể cả đời cũng
không thể tìm được công việc phù hợp. Thực ra lớp trẻ không hiểu được rằng, bất kỳ công việc nào cũng có thể mang lại cho chúng ta cơ hội thành công, quan trọng là chúng ta có thể làm tốt đến mức độ nào. Bởi vậy, trước khi chúng ta chưa biết bản thân thích hợp với công việc gì thì hãy nâng niu từng cơ hội mà người khác đem đến cho mình. Bất luận là chúng ta có thích hay không, cơ hội đó đáng để làm hay không thì đều nên dốc sức để thực hiện. Chúng ta phải chứng minh được rằng, mình là người tràn đầy lòng nhiệt tình, có trách nhiệm
cao, nghiêm túc với công việc.
Những người mang lại cơ hội cho người khác thường không có nhiều sự kiên nhẫn. Đối với họ, công việc quá bận rộn, thời gian rất quý giá, tinh thần và sức lực của họ có hạn, họ không giống như thầy giáo, coi việc bồi dưỡng cho chúng ta là nghĩa vụ và trách nhiệm, chúng ta cần phải nâng niu và nắm bắt được cơ hội họ đưa ra, từ đó họ mới mang đến cho chúng ta những cơ hội tốt hơn, bằng không, họ sẽ coi chúng ta là
những kẻ vô dụng.
Jack là một biên tập viên nổi tiếng của một nhà xuất bản tại Mỹ, chuyên xuất bản các loại sách khoa học xã hội, không ít những nhà văn vô danh đã được ông bồi dưỡng trở thành những người nổi tiếng có sách bán chạy. Bởi vậy, những người yêu văn học muốn trở thành nhà văn nổi tiếng đều rất muốn có được sự chỉ dẫn của Jack. Sách khoa học xã hội đòi hỏi phải có được sự định vị chính xác về độc giả, đưa ra được những sự hướng dẫn mà độc giả cần, khác với sách văn học. Bởi vậy, công việc
của Jack rất quan trọng.
Những người muốn trở thành nhà văn có sách bán chạy trong lĩnh vực khoa học xã hội đều tìm mọi cách để tiếp xúc với Jack. Nếu tâm trạng Jack tốt, ông có thể ngay lập tức viết ra cho họ một chủ đề. Với những chủ đề này, chỉ cần họ viết cho chân thực, câu chữ lưu loát thì việc xuất bản chắc chắn không gặp phải trở ngại nào. Là một nhà biên tập, Jack luôn luôn quan tâm đến những tác giả là những thanh niên có tiềm lực, cho dù các tác phẩm của họ chưa thực sự chín chắn. Bởi bản thân ông cũng đã từng như họ. Khi còn trẻ, Jack từng viết một tác phẩm, gửi đến một nhà biên tập nổi tiếng. Sau khi xem xong, nhà biên tập đó nói rằng tác phẩm của ông không có giá trị và chỉ ra rất nhiều điểm chưa đạt. Ngôn ngữ của ông ta rất thiếu tôn trọng Jack. Sau khi trở về, Jack làm theo ý kiến của nhà biên tập đó, ba lần sửa lại tác phẩm của mình, rồi gửi lại cho nhà biên tập. Ông này trước đây cho rằng, Jack không phù hợp với công việc sáng tác nhưng sau khi nhận được bản thảo của Jack, đã thay đổi suy nghĩ của mình, vì những yêu cầu của ông đối với tác phẩm đã được Jack thể hiện rất tốt, việc này khiến ông cảm thấy rất xúc động. Ông nhìn nhận lại, vì trước đó tâm trạng không được tốt, ông đã hơi khắc nghiệt với Jack. Sau đó, tác phẩm của Jack,