KPI của viễn cảnh Tài chính

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng (Balanced scorecard) cho Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Trang 53)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.4.1KPI của viễn cảnh Tài chính

1) Tốc độ tăng trưởng phương tiện bình quân (Ký hiệu: F1.1):

Tốc độ tăng trưởng phương tiện bình quân là chỉ số thể hiện tốc độ đầu tư phương tiện của đơn vị. Số lượng phương tiện càng nhiều thì khả năng chiếm lĩnh và dẫn đầu thị trường càng cao. Một khi làm chủ thị trường thì đơn vị sẽ định hướng và dẫn dắt các đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề trên địa bàn đi theo mục đích của đơn vị. Chỉ tiêu này cần quan tâm đến việc thanh lý phương tiện: khi có chủ trương thanh lý phương tiện thì đơn vị phải chủ động trong công tác đầu tư để bù đắp vào số phương tiện mất đi do thanh lý. Đầu năm, đơn vị phải xây dựng kế hoạch đầu tư phương tiện cho cả năm nhằm giúp cho đơn vị chủ động trong công tác: thanh lý, tuyển dụng và đào tạo nhân viên lái xe mới, cũng như huy động nguồn vốn đầu tư.

Công thức tính: Tốc độ tăng trưởng phương tiện bình quân = (số lượng xe có cuối kỳ - số lượng xe có đầu kỳ) / số lượng xe có đầu kỳ.

Nguồn dữ liệu: Bộ phận tài chính và Bộ phần điều hành vận tải.

2) Tỷ lệ thương quyền hoá (Ký hiệu: F1.2):

Khái niệm “Thương quyền” sử dụng trong hệ thống BSC này được hiểu là hình thức các nhà đầu tư bên ngoài (cá nhân/tổ chức) đưa phương tiện vào Công ty kinh doanh dịch vụ Taxi dưới thương hiệu Mai Linh. Xe thương quyền được quản lý và kinh doanh giống như xe công ty; chủ đầu tư chịu chi phí Thương hiệu, chi phí Quản lý và được chuyển lợi nhuận dựa trên kết quả kinh doanh của chính phương tiện đó.

Việc phát triển xe thương quyền giúp cán bộ nhân viên có khoảng thu nhập chính đáng ngoài lương và giúp công ty phát huy nội lực, vận động nguồn tài chính ngoài ngân hàng. Tuy nhiên, việc phát triển nhiều xe thương quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận công ty.

Nguồn dữ liệu: Phòng kinh doanh cung cấp số liệu về tổng số lượng xe có; Phòng Tài chính và Kế toán quản lý tổng số xe thương quyền.

3) Tỷ suất sinh lời trên tài sản - ROA (Ký hiệu: F1.3):

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ sinh lời từ tài sản kinh doanh của công ty. Một đồng tài sản do đơn vị quản lý thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế TNDN. Với chỉ tiêu này sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy có nên giao tài sản (vốn) của mình cho đơn vị này kinh doanh hay không. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng, thì có nghĩa là nếu đầu tư vào đơn vị này không bằng gửi tiền vào ngân hàng (xét ở góc độ kinh tế).

Công thức tính: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ tổng tài sản

Nguồn dữ liệu: Nguồn dữ liệu được cung cấp bởi phòng kế toán vào đầu mỗi tháng.

4) Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn cổ phần - ROE (Ký hiệu: F1.4):

Chỉ tiêu này cho thấy cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Với chỉ tiêu này sẽ giúp cho cổ đông và nhà đầu tư thấy được có nên tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu cho đơn vị hay đi vay; giúp cho cổ đông chiến lược quyết định có nên bỏ vốn vào công ty hay không. Chỉ tiêu này càng cao tức đơn vị sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả.

Công thức tính: Lợi nhuận sau thuế / tổng vốn cổ phần

Nguồn dữ liệu: Nguồn dữ liệu được cung cấp bởi phòng kế toán vào đầu mỗi tháng.

5) Doanh thu bình quân xe có/ngày (Ký hiệu: F2.1):

Chỉ tiêu này cho thấy bình quân một xe mà đơn vị có một ngày tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này giúp cho nhân viên lái xe biết được mình kinh doanh bình quân trong ngày là cao hay thấp, giúp cho ban Lãnh đạo có thể tính toán nhanh chóng được công ty kinh doanh trong kỳ xem xét có hiệu quả hay không (bằng cách so với doanh thu hòa vốn). Chỉ tiêu này cao sẽ làm cho lương của nhân viên lái xe cao hơn và phần công ty được hưởng cũng tăng lên và ngược lại.

Công thức tính: Tổng doanh thu/ tổng số ngày xe có.

Nguồn dữ liệu: Phòng Kế toán.

Chỉ tiêu cho biết phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sau khi trừ đi thuế TNDN phải nộp bình quân trên mỗi xe tạo ra là bao nhiêu. Chỉ tiêu này giúp cho thấy được mức sinh lợi tạo ra trên một đầu xe nhằm giúp cho nhà quản lý có thể ra quyết định nên đầu tư loại xe, dòng xe nào cho phù hợp. Chỉ tiêu này có thể tính cho từng dòng xe hay chủng loại xe. Chỉ tiêu này càng cao tức việc sử dụng vốn đầu tư vào xe có hiệu quả.

Công thức tính: Lợi nhuận sau thuế/tổng số xe có bình quân.

Nguồn dữ liệu: Dữ liệu lấy từ phòng kế toán.

7) Chi phí bình quân xe có/ngày (Ký hiệu: F2.3):

Chỉ tiêu này cho thấy một xe kinh doanh thì hết bao nhiêu chi phí (tất cả các khoản chi phí). Chỉ tiêu này càng thấp có nghĩa là khả năng quản lý chi phí đơn vị càng tốt. Chỉ tiêu này ảnh hưởng bởi 2 yếu tố cơ bản là: kết quả kinh doanh và quy mô của đơn vị. Nếu kết quả kinh doanh cao thì chi phí giảm; nếu quy mô đơn vị lớn thì định phí của đơn vị trên mỗi xe sẽ thấp.

Công thức tính: Tổng chi phí/ tổng xe có

Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán vào cuối tháng.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng (Balanced scorecard) cho Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Trang 53)