7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Kiểu nhân vật “lạc điệu”
Chiến tranh và người lính là đề tài có tính truyền thống trong văn học Việt Nam. Điều này có cơ sở từ thực tế lịch sử – xã hội Việt Nam, một đất nước mà chiến tranh đã được nói đến như một phạm trù văn hóa. Chiến tranh và người lính trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 nói chung, tiểu thuyết nói riêng, đã được nhìn nhận trong quan niệm mới về cuộc đời và con người, được khai thác trong tương quan với những đề tài khác, những đề tài mà chỉ trong thời bình người ta mới có cơ hội để khai thác.
Với Trung Trung Đỉnh, một người mà toàn bộ tuổi trẻ của mình đã gửi lại nơi chiến trường. “Về phố rồi mà tôi vẫn thấy mình bị lạc ở đâu đó”.
Dường như lúc nào Trung Trung Đỉnh cũng cảm thấy lạc lõng, bỡ ngỡ giữa phố phường, những lúc như vậy ông lại quay về với núi rừng, với địa hạt chiến tranh quen thuộc của mình. Nhiều người lính khi xông pha trận mạc thì có cảm giác hạnh phúc vì hiểu rõ ý nghĩa cuộc đấu tranh nhưng khi trở lại đời thường lại thành vô hướng. Khi chiến tranh khép lại, khi con người cá nhân hiện ra như đúng bản chất vốn có cũng là khi các nhà văn nhìn thấy rõ hơn cái nhỏ bé hữu hạn của con người. Nói con người số phận chẳng qua là sự xác nhận cái nhỏ bé hữu hạn đó. Các nhà văn, dù đã trải qua chiến tranh hay không đều có những phát hiện mới, họ nhìn sâu vào tâm hồn, suy nghĩ của người lính trở về và phát hiện ra những nỗi niềm, những ẩn ức của họ. Nhân vật tôi trong Ngược chiều cái chết, Xoay trong Tiễn biệt những ngày
buồn, nhân vật nhà văn và nhân vật Hải trong Sống khó hơn là chết đều là
những con người không nguôi nhớ về quá khứ chiến tranh, vẫn mãi lạc về miền xa ký ức của một thời oanh liệt. Cho dù, họ đang sống trong những ngày tháng hòa bình, đang vật lộn với công cuộc mưu sinh. Ở họ, luôn là sự trăn trở về trạng thái sống, về thân phận con người, cả những thân phận tốt và thân phận xấu.
Chỉ có điều nhân vật người lính ở đây không phải kiểu nhân vật bị chấn thương tinh thần ghê gớm do sự hủy diệt của chiến tranh đem lại như Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, Kiên trong Thân phận tình yêu. Qua sự hồi tưởng của cả Kiên và của cả nhân vật nhà văn và nhân vật Hải “Chiến tranh là những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chứa chan tình người”. Những ngày đó cứ nối tiếp nhau trở về chiếm lĩnh cuộc sống hiện tại của các anh, khiến các anh cứ phải bơi “ngược dòng quá khứ”. Tuy nhiên cái ác, sự chết chóc và bạo lực phi nhân tính đã ám ảnh
làm Kiên mất khả năng sống bình thường. Dòng hồi ức “bấn loạn”, “rối bời” cuồn cuộn như thác nước của Kiên trước hết bắt nguồn từ hiện thực chiến tranh. Một hiện thực được tiếp cận trực diện ở những thời khắc dữ dội nhất.
Cuối mùa khô năm 1969, những trận đánh “ghê rợn”, “độc ác”, “bạo tàn” đã diễn ra ở truông Gọi hồn, cảnh Kiên cùng đồng đội tấn công Ty cảnh sát Buôn Mê Thuột, rồi cảnh Kiên, Phương trong chuyến tàu định mệnh vào Thanh Hóa. Vòng hào quang chiến thắng không che lấp được sự hoài nghi đau khổ của con người này. Cơn chấn thương tinh thần nhiều khi khiến Kiên rơi vào ảo giác. Trong khi đó, rất ít thậm chí không hề có những cảnh tượng dữ dội, ghê gợn máu me tung xối, nhoe nhoét như trong Thân phận tình yêu,
tác phẩm của Trung Trung Đỉnh lại là những ký ức, hiện tại đan xen vào nhau cùng với dòng độc thoại nội tâm triền miên, những giấc mơ dày đặc của những tâm hồn muốn tìm về quá khứ trong một tâm trạng cô đơn, lạc lõng, bế tắc trước thực tại cuộc sống mà mình đang trăn trở. Đó là quá khứ vẻ vang của họ, là một phần tuổi trẻ họ đã gửi lại nơi đây.
Trước năm 1975, các nhà văn thể hiện nhân vật người lính chủ yếu qua hành động của họ, qua những sự kiện mà họ tham gia. Sau năm 1975, số đông người viết lại quan tâm đến thế giới tinh thần tình cảm sâu sa phía sau những hành động ấy. Và những ca chấn thương tâm lý được “mổ xẻ” trực tiếp hơn. Trong hòa bình, khi bao nhiêu người say sưa náo nức với hạnh phúc mới, lại có những con người sống không chút yên ổn. Họ như “kẻ dư thừa bị bắn ra khỏi lề đường”, như kẻ bị “mắc kẹt giữa cuộc đời”, họ “lạc điệu” ngay giữa đời sống phố phường tấp nập, bon chen, tiến thoái lưỡng nam. Người lính vốn quen với những chuẩn mực, ứng xử trong thời chiến, chưa thể và không thể thích ứng ngay với cái thực tại phức tạp, gai góc, nhiều cạm bẫy, với những con người tưởng quen thân mà đa đoan, đa sự. Tiễn biệt những ngày buồn là bức tranh về cuộc sống đầy khó nhọc
của những người lính trở về sau chiến tranh. Sống cùng trong khu tập thể, Xoay, Khoái, Ron, Luân và cả chị Mão, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau song ít nhiều đều bị chi phối bởi đồng tiền. Từng nhân vật với đời sống nội tâm được khắc họa rõ đến mức, cái khổ sở của từng người dễ dàng nhận
thấy từ dáng đi, cách nói chuyện đến sở thích, cái nghiêng đầu, trở mình, thở dài. Là một nhà văn, Xoay chỉ biết mê mải làm nghề và luôn chân thành, chân chất, thật thà trong tình yêu với Sương, mà không hề biết đến những toan tính cùng cách sống thực dụng của cô. Sự va chạm giữa hai lối sống thực dụng, cơ hội với chân thật, hồn nhiên được ẩn dưới những câu chuyện tưởng chừng hài hước nhưng không thiếu bi kịch. Cũng như hai người bạn thân là Luân và Hà, Xoay vốn dĩ là người lính trở về sau chiến tranh nhưng cuộc chiến đấu để sinh tồn trong cơ chế bao cấp đang chuyển mình thật chẳng dễ dàng chút nào. Khi vợ có bầu anh thao thức mãi không ngủ được vì lo sợ không muốn con mình ra đời phải chịu vất vả. “Trước kia anh chưa
bao giờ phải tính toán đến chuyện chi tiêu, nhận lương xong, nộp tiền ăn cho bếp tập thể, số còn lại anh tiêu vào bất cứ việc gì anh cho là cần thiết”
[21;245]. Công việc chính của Xoay là viết văn, nhưng hai trăm trang sách được sáu ngàn không đủ một phần ba công thợ mộc, chứ nói gì đến nuôi vợ và cả đứa con chuẩn bị ra đời. Lúc nào trong anh cũng là những dằn vặt suy tính, cho dù đã xách định cho mình là bỏ hẳn một năm, khi con lớn, ổn định gia đình xong, anh sẽ ngồi vào bàn, sẽ thỏa sức sáng tạo. Kiếm sống để viết, đó là lý do vì sao anh quyết định ra đi “Không phải anh chạy trốn hoàn cảnh, mà biết làm thế nào khác được, nếu chính anh không lo nổi cuộc sống cho gia đình” [21;267].
Bi kịch giữa khát khao sáng tạo và những lo toan vật chất dường như lúc nào cũng thường trực bên trong những nhà văn, nhất là những con người đã từng vào sống ra chết cùng biết bao đồng đội anh em nơi chiến trường. Thế nên hằng đêm anh tập cho mình một thói quen trong khi bế con, đó là suy tư về những trang viết sắp tới bởi “Anh vẫn nuôi cái quyết tâm ấy, như
là nuôi những toan tính cho sự trả nợ với những đồng đội đã hi sinh”.
Những phút cảm hứng đột ngột ấy dâng lên, đôi khi khiến anh cuống quýt. Qúa khứ và ước mơ viết một cuốn sách về số phận, cuộc đời những đồng đội
đã hi sinh “Nhất định mình phải viết, ít nhất là một cuốn về mười tám thằng
bạn, mười tám cuộc đời, mười tám cái chết. Cuộc chiến tranh ấy đã qua rồi, nhưng đối với mình, thế hệ mình, dư âm vẫn còn mãi” [21;301]. Đó như là
một sự tri ân với những đồng đội cũ mà anh đã từng sống và chiến đấu. Nhưng thực tế không bao giờ dễ dàng đối với những người lính chỉ quen cầm súng. Nhiều đêm ôm con mà nước mắt anh ứa ra từ lúc nào. Trách nhiệm của người làm cha không cho phép anh dứt bỏ tất cả để thỏa mãn những khát khao của cá nhân anh.
Nhân vật Xoay dường như có bóng dáng của nhà văn Hộ trong Đời
thừa của nhà văn Nam Cao. Điểm khác nhau ở đây là nhà văn Hộ khát khao
viết một tác phẩm để đời, vượt qua tất cả những bờ cõi và giới hạn, “phải khơi những gì chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Còn với Xoay lại
là để tri ân với những người đã khuất. Anh đã trở lại chiến trường xưa với hi vọng mới về cuộc sống. Thế nhưng thực tế đó là một cuộc chạy trốn thực tại. Khi mà những câu hỏi luôn bám riết lấy anh. Trách nhiệm, bản lĩnh, sự yếu đuối, những toan tính thường ngày đã làm anh mệt mỏi. “Nếu anh cứ chọn
mục đích cho sự ổn định rồi mới làm việc, thì rồi anh có đủ sức để phá vỡ cái vỏ bọc hào nhoáng mà những giản đơn của cuộc sống thường ngày vây bủa, để rồi lại nén những dằn vặt vì một khát khao cao hơn, chính đáng hơn”
[21;315]. Hằng đêm anh vẫn lạc về những ký ức của chiến tranh “Một tiếng
nói vang lên trong tiềm thức rồi tiếp sau đó là những tiếng nói khác chen vào. Những khuôn mặt thân quen với những cái nhìn nghiêm khắc đang chĩa vào anh” [21;328]. Hơn mười năm, cuộc chiến tranh ấy vẫn còn ám ảnh, và
Xoay nhìn nhận nó bình tĩnh hơn, khắc nghiệt hơn. Mong muốn của Xoay là hoàn thiện cuốn sách do chính mình viết “Mười tám người lính hỏi tội”. Thế nhưng anh vẫn chưa thể viết bởi “chưa đủ sức diễn đạt những ý nghĩ nhiều
lúc lóe lên, cứ tưởng rằng đó là cái gì đó ghê gớm mới mẻ lắm” [21;309].
anh day dứt không yên “Chúng tao hi vọng ở mày …Nhưng nếu mày có viết
thì hãy viết cho trung thực. Trung thực phải dám nhìn thẳng vào sự thực, nói sự thực mà sự thực thì không phải bao giờ cũng đơn giản một chiều. Chúng tao hi sinh vì Tổ quốc vì Nhân dân chứ không phải vì bọn cơ hội…Ôi, thật là khủng khiếp cho những thằng còn sống sót như mày” [21;302]. Xoay và
những con người đáng thương ở khu tập thể này đã quên mất mình, mải mê với những điều mà mình không hiểu, để đến nỗi đánh mất mình, lâm vào bi kịch. Để giờ đây vẫn lạc lối loay hoay đi tìm cho mình một hướng đi trong cuộc đời này.
Một nhà văn cứ canh cánh nghĩ hoài về thân phận con người, đau đáu không sao viết cho được một tác phẩm mang đậm tính nhân văn, nhà văn tìm đến men rượu và men rượu dẫn nhà văn đến nói chuyện với đồng tiền 1.000 nhàu nát. Đi từ đầu đến cuối tiểu thuyết Sống khó hơn là chết là những mảng ghép đan xen của quá khứ và hiện tại, của nỗi ám ảnh chiến tranh đã qua, của nỗi đau đớn phận người nghèo khổ lang thang trôi dạt nay đây mai đó ngay cả khi không còn chiến tranh.Và qua lời kể của đồng tiền 1.000 đồng các số phận lần lượt hiện lên trang sách, rõ rệt và nhức nhối vô thường. Đồng tiền kể rằng vì đã đi qua vài ba số phận đáng thương và bi ai nên mới nhàu nát thế này, rồi đồng tiền kể cho anh nghe câu chuyện của chị Nhài, một người phụ nữ có quãng đời long đong, trải qua không ít những mối tình, cái mong muốn nhỏ nhoi nhất của chị là có một mái ấm gia đình nhưng cuộc sống không chịu ban tặng cho chị món quà đó.
Trong Sống khó hơn là chết, tác giả để cho nhân vật tự nói lên những
tiếng nói day dứt, những suy nghĩ đau xót của mình. Tiếng nói của những phận người chịu quá nhiều cay đắng cứ như những con sóng xô mãnh liệt vào thác ghềnh cảm xúc. “Ôi! Nhân cách! Nhân cách! Con người đã tìm
cách thiêu hủy nó, tôn tạo nó trong binh lửa của những cuộc chiến tranh”.
tiền thì mơ ước nhiều tiền hơn, nhưng không thoát khỏi bị kẻ nhiều hơn mình lừa lọc; kẻ ít tiền thì khao khát việc làm, khao khát miếng ăn lại tiếp tục khao khát tiền bạc, giàu sang và quyền lực” [23;45]. Nhà văn ấy cũng đã từng là lính, khi trở về với cuộc sống thực tại, với những số phận con người, những thủ đoạn, những cuộc tình chớp nhoáng, lối sống thực dụng luôn làm nhà văn day dứt và trăn trở. “Như một người mê sảng, anh ta lẩm bẩm
những lời than vãn. Ta là bạn bè của người cùng khổ. Ta sống giữa họ. Vì sao ta không thể hiểu họ? Vì sao ?” [23;46]. Trong những dòng hồi ức triền
miên đó, quá khứ lại hiện về trong anh. Nhà văn nhăn nhó phì ra: "Sao lại
nói về chiến tranh vào lúc này?. Tôi thấy nhà văn của tôi đang vò đầu bứt tai, đó là động tác biểu hiện sự bức xúc để tự vươn lên vượt qua nỗi ẩn ức sâu xa đang ám ảnh anh ta. Chẳng là anh ta từng làm lính, từng từ trong binh lửa sống sót trở về. Cái gì anh ta cũng nhìn nhận bằng quá khứ. Ngay cả con ma men kéo lê cái thân rách nát của hắn ưỡn ngực vênh vang với đời bằng những đồng tiền, nhằm thỏa mãn mối hận thù manh mún, anh ta cũng bảo vì hắn là sản phẩm của cuộc chiến tranh đã qua. Cả chị Nhài nữa. Chị ấy có tâm hồn trong sáng, với những ước mơ trong sáng, nhưng vì lớn lên giữa thời chiến nên mới thành ra nông nỗi này” [23;43-44]. Cuốn sách được
viết bằng sự chắp nối thời gian của tác giả - một khoảng thời gian không hề ngắn đề chiêm nghiệm về những giá trị của đời sống. Để ông cho ta thấy vết hằn của thời gian không hề ảnh hưởng đến mạch cảm xúc trong ông. Như nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét, ông vẫn đau đáu về Tây Nguyên và những năm tháng chiến tranh thuộc về ông đã không bao giờ tách khỏi những trang sách mà ông viết, dù ông không cố tình. Các nhân vật của tiểu thuyết Trung
Trung Đỉnh lúc nào cũng sống trong hai chiều của thời gian: quá khứ và hiện tại. Trong đó quá khứ luôn là sự ám ảnh đến triền miên, day dứt, ngay khi trở về với thực tại, họ thấy bơ vơ, lạc lõng với chính mình, lạc điệu với cuộc
sống hiện tại và khi đó quá khứ lại trở về trong họ. Vì thế mà “về phố rồi mà tôi vẫn thấy mình lạc lõng” là như vậy.
Trong văn học giai đoạn trước, con người luôn mạnh mẽ và có khả
năng chế ngự hoàn cảnh. Mọi hành vi của nó đều được lý trí sáng suốt kiểm soát, nó làm chủ hoàn cảnh, tích cực cải tạo hoàn cảnh. Trong văn học thời kỳ đổi mới, con người không được nhìn một cách lý tưởng như thế, có khi nó nhỏ bé và không vượt qua được hoàn cảnh. Đây chính là lúc mà những ám ảnh không nguôi về quá khứ lại trở về trong mơ và vô số những “giấc mơ ban ngày”. Hải và nhà văn lại trở về với dĩ vãng của những tháng ngày ấm áp tình đồng đội thiêng liêng. Nơi đây họ như được sống lại những ngày tháng oanh liệt đó, họ như tìm lại được chính mình, bỏ lại sau lưng những bộn bề lo toan, những toan tính vụ lợi của cuộc sống hàng ngày. Với Trung Trung Đỉnh dường như quá khứ luôn là sự ám ảnh ghê gớm nhưng nó cũng là nơi bình yên nhất cho sự trở về mỗi khi con người bế tắc, hoang mang. “Thoát chết về được không có nghĩa là thoát khỏi cuộc chiến”. Cuộc
chiến đấu này sẽ chẳng kém phần gay go quyết liệt, trên mặt trận đó người