Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật

3.2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại

Theo Bakhtin thì đối thoại là một đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết. Ông quan niệm, nếu một tác giả “điếc đặc với tính song điệu hữu cơ và tính

đối thoại nội tại của thế giới ngôn từ sống động và lung linh biến đổi thì anh ta sẽ không bao giờ hiểu được những khả năng và nhiệm vụ đích thực của thể loại tiểu thuyết”. Hiện thực trong tiểu thuyết là thứ hiện thực chưa hoàn

thành, còn bề bộn và dang dở. Chính vì thế ngôn ngữ của thể loại này không thể chỉ nhất quán một giọng của một người. Ngoài tiếng nói của nhân vật đang nói, ta còn quan tâm đến tiếng nói của nhân vật khác. Thậm chí, trong lời của một nhân vật cũng hàm chứa những dòng ý thức trái chiều, đối lập. Bakhtin gọi đó là “lời song điệu được đối thoại hóa từ bên trong”.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh không độc thoại một chiều mà nó mang tính đối thoại. Đó là những cuộc đối thoại giữa hai nhân vật và sau mỗi cuộc đối thoại bao giờ cũng bật ra những suy nghĩ cách ứng xử của hai nhân vật, như cuộc đối thoại giữa Gù và nhân vật “tôi” trong Ngõ

lỗ thủng. Cuộc đối thoại gay gắt và sòng phẳng đã bộc lộ những suy nghĩ,

quan điểm của Gù mà thực chất là sự vạch trần bản chất và những lỗ thủng trong nhân cách của mỗi con người. “Làm thằng đàn ông như mày là hèn

hiểu chưa? Hèn! Không thể không hèn được à? Một lũ bịp bợm học hành gì chúng mày? Đi Tây, đi Tàu về lép xép cái mồm, đụng đến sự thực thì co rúm lại. Chúng mày có thể lừa được bà Còng lừa được đám dân trong ngõ, nhưng tao thì không. Tao ý à? Tao chỉ có Hạnh. Mày tưởng mày được khen, được cất nhắc thế là đủ để tự hào lắm à? Hãy cảnh giác! Hãy tự nhận thức! Từ trước đến giờ mày và ông tiến sĩ đóng góp được bao nhiêu bài chân chính” [20;85]. Cuộc đối thoại thẳng thắn và thô ráp nhưng rất thực giữa ông

tiến sĩ và Gù cho ta thấy tâm trạng cô đơn và sự khủng hoảng niềm tin trong mỗi nhân vật. “Ông tiến sĩ ngồi ngả người lên thành ghế, một tay cầm ly

rượu, tay kia tư lự đặt lên cằm:

- Nhưng cái hố thẳm mà chú sa xuống toàn hoa lá.. Còn tôi.. cái hố thẳm của tôi đầy rắn rết và thú dữ…

Ông tiến sĩ nói trong khi ông vẫn ngồi im phăng phắc

- Cứt! Anh Gù nói với vẻ đầy cay cú, - Đã sa xuống hố toàn cứt thôi, hoa lá làm bằng cứt” [20;56].

Dường như trong cái ngõ này không có chỗ cho cách nói lịch sự, nhẹ nhàng. Tất cả những nhân vật đều đối thoại với nhau bằng một thứ ngôn ngữ rất lạ mà chỉ nơi này mới có: thẳng thắn, thô tục, không đầu không cuối. Nhập gia tùy tục, nơi đây tồn tại một thứ văn hóa rất riêng văn hóa “ngõ lỗ thủng”, mọi hành động lời nói lịch sự lại trở nên lố bịch. Chính vì thế trong cuộc đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm Trung Trung Đỉnh lựa chọn lối ngôn ngữ rất thật, thực tế thậm chí có phần thô ráp nhưng lại rất hợp lý góp phần khắc họa rõ tính cách, hoàn cảnh, đạo đức của những con người nơi đây. Ngay đầu tác phẩm là cuộc đối thoại trực diện giữa Gù và nhân vật nhà báo khi lâu ngày hai người mới gặp lại “Mẹ! Đi đâu mất cả tháng ?- tôi: Đi cứt đâu?

Đói.. Mẹ ! Mày khinh anh mày thì có” [20;37]. Những đoạn đối thoại như thế

này xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm Ngõ lỗ thủng. Điều đó góp phần tô đậm tính cách cũng như thái độ và hành vi ứng xử của mỗi nhân vật.

Trong Sống khó hơn là chết diễn ra rất nhiều cuộc đối thoại giữa nhân vật đồng tiền với nhà văn, giữa Hải với nhân vật đồng tiền và giữa Hải với nhân vật nhà văn. Giữa nhân vật nhà văn và đồng tiền luôn diễn ra những cuộc đối thoại gay gắt, để vạch trần và mổ xẻ bản chất của sự việc. Đồng tiền luôn là người kể lại những câu chuyện mà hắn được chúng kiến và cùng với nhà văn tranh luận để đưa ra quan điểm của mình về lòng tốt, tính chân thực và lương tâm của con người “Tôi không thể chỉ rõ con ma men ấy là người

thế nào. Những sự kiện chúng ta vừa kể bắt buộc chúng ta phải đặt câu hỏi. Nhưng thưa ngài câu hỏi chỉ là câu hỏi một khi ngài cũng như tôi, chỉ biết bày ra sự kiện, chứ còn nguồn gốc của sự kiện thì ngài lại lo lắng, e sợ, không dám gọi đúng tên của nó” [23;153]. Đoạn văn trên chỉ có giọng của nhân vật đồng tiền nhưng chúng ta cũng hình dung được nội dung của cuộc đối thoại. Rất nhiều lần trong tác phẩm nhân vật đồng tiền tranh luận với nhà văn về thân phận, lương tri, lòng tốt, bản chất, trách nhiệm đang tồn tai trong mỗi con người. Mà sau mỗi lần đối thoại ấy mỗi nhân vật như tỉnh ngộ, như

nhận thức rõ hơn về con người. Cuộc đối thoại sòng phẳng và rất chân thật sau đây chúng ta sẽ hiểu được phần nào những suy nghĩ của nhân vật quan niệm về nghệ thuật và con người:

- Ta cần phải sống, cần viết, và cần bày tỏ nỗi lòng.

- Nếu thế thì được, bởi vì tất cả những nhu cầu đó đều có ở mỗi con người, không phải chỉ riêng trí thức các ngài. Đừng có mà độc quyền

- Ta không phải là trí thức! càng không phải là con điếm

- Ngài không quá mặc cảm, và điều đó ghi nhận sự bán mình cho quỷ dữ của ngài ít nhiều đã từng …

- Ô hô! Qủy dữ cũng là ta. Thánh hiền cũng là ta. Bởi vì hai thế lực ấy đều do ta, con người ta sáng tạo nên…..

- Nhưng sáng tạo không phải là bịa đặt, càng không phải tô son điểm phấn. Tất cả đều là bôi nhọ lên bộ mặt con người. Sáng tạo là sự xuất tinh” [23;55].

Đôi khi cuộc đối thoại ấy trở nên gay gắt :

- Ta không chịu dừng lại ở đây đâu hỡi đồng tiền mạt vận kia !

- Ô hô! Tôi là đồng tiền mạt vận ư ? Hãy nhìn lại tôi đi hỡi con người khốn khổ kia ….Thời gian đã kéo căng thân xác của các người từ thưở phăm phăm cầm súng vào chiến trường … Rồi các người là những người lính trong đoàn quân chiến thắng trở về với những ước vọng những đam mê trong trắng, những vật vã quên mình. Nhưng các người khựng lại vì chạm phải bức tường đá của cơ chế” [23;144].

Thông qua ngôn ngữ độc thoại người đọc nhận ra chủ đích của tác giả, chính kiến của anh ta và của mỗi nhân vật rõ rang như muốn khơi lên trong lòng độc giả sự tham gia tranh luận đúng/ sai, phải/ trái, nên/ không nên.v.v..

Tiễn biệt những ngày buồn là những cuộc đối thoại như những cuộc

trò chuyện, trao đổi về nhân tình thế thái, bàn luận về những người xung quanh, trong một trạng thái tâm lý bình tĩnh nhưng chứa đựng những triết lý

sâu sa về nhân tình thế thái. Tiễn biệt những ngày buồn khắc họa các nhân

vật trong một cuộc hành hương gian lao đi tìm lại chính mình, đi tìm kẻ đã lừa mị mình. Họ đối thoại, tranh luận với nhau về lòng tốt. “Anh không được

nói về anh Tín như thế ! Anh Tín không xấu như các anh nghĩ đâu. - Thế có nghĩa là cô yêu nó?

- Anh không nên nghĩ rằng, anh cứu em thoát khỏi vòng vây, rồi anh muốn em thế nào cũng được. Cả anh Xoay nữa, các anh là những người cực tốt. Mấy năm nay em bị lòng tốt của các anh bao vây đến ngột ngạt rồi. Hãy để cho em được sống” [21;308].

Đó là cuộc đối thoại của Sương với Luân, cho ta thấy rằng cái thời tồn tại một thứ lòng tốt đảm nhiệm việc nghĩ thay, lo thay, sống thay cho những người khác đã lỗi thời, con người cần phải được sống và chịu trách nhiệm với chính hành động của mình. Cuộc đối thoại dữ dội giữa Sương và Hà cho ta thấy sự bất an, sự thành thật một khi đã dám nhìn thẳng vào chính mình và những người xung quanh:

- Em không có ý đối thoại với anh đâu anh Hà ạ.

- Cô là một người đàn bà vĩ đại

- Còn anh là một người đàn ông giả hiệu [21;309]

Như vậy, thông qua những cuộc đối thoại, tranh biện của nhân vật, nhà văn có khả năng đi sâu vào đời sống bên trong nhân vật, khám phá nội tâm con người trên cơ sở phân tích diện mạo đời sống qua suy nghĩ tâm tư, tình cảm thái độ của nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh thời kỳ đổi mới đã cho ta thấy nhà văn có tài mổ xẻ, phanh phui, phát hiện chiều sâu của tính cách mà bên ngoài dường như còn phong kín. Nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm đặt ra được xem xét dưới những điểm nhìn khác nhau. Ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm đã tạo ra những tình huống bất ngờ và tạo cảm giác thực của đời sống đã khúc xạ qua lăng kính của nhà văn. Mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức,

một tiếng nói, một chủ thể độc lập. Nhà văn không còn ở vị trí đứng trên, lấn lướt nhân vật mà hòa hợp vào cuộc đối thoại qua nhiều ý thức độc lập, qua hệ thống hình tượng. Trong ngôn ngữ đối thoại, dấu vết thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp của từng nhân vật. Nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung với những sắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tiểu thuyết nhờ thế đã gần gũi với ngôn ngữ đời thường.

Tính cách nào lời lẽ ấy, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật hiện lên chân thực và sinh động. Cách nói thẳng thắn có phần thô ráp, đầy lý lẽ và tỉnh táo của một người từng trải, giàu vốn sống của các nhân vật đã tạo nên nét riêng trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh.

3.2.2.2. Độc thoại mang tính đối thoại

Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh ít miêu tả hành động nhân vật, nhà văn chú ý nhiều đến đời sống nội tâm nhân vật. Do đó trong cách thể hiện đời sống tâm lý nhân vật, ông sử dụng độc thoại nội tâm “để thực hiện quá trình

tâm lý nội tâm” của nhân vật.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Ngôn ngữ độc thoại thường gắn với kiểu nhân vật tự ý thức, nhân vật mang bi kịch nội tâm, gắn với những câu chuyện có tính chất tự truyện do nhân vật xưng “tôi”- người trong cuộc kể để bộc lộ những suy nghĩ sâu kín của mình. Vì vậy nó là ngôn ngữ rất nhạy cảm. Theo Bakhtin, “Ở con người

bao giờ cũng có một cái gì mà chỉ bản thân nó mới có thể khám phá bằng hành động tự do của sự tự ý thức và của lời nói, điều này không thể xác định được từ bên ngoài, từ sau lưng con người”. Khi vui con người thường biểu

hiện ra ngoài bằng nét mặt, cử chỉ, hành động. Còn khi buồn, con người thường tĩnh lặng, trầm tư, chìm vào dòng suy nghĩ. Qua độc thoại nội tâm,

con người như được sống lại một lần nữa ở chiều sâu hơn cái thế giới của riêng mình. Từ đó mà những uẩn khúc khó giãi bày cũng được bộc lộ.

Độc thoại là lời nhân vật tự nói với mình, về mình và mọi người, độc thoại là hướng vào chính mình. Nhưng phần lớn những lời độc thoại trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh không xuôi chiều mà thể hiện những xung đột, mâu thuẫn gay gắt trong nhân vật. Lời độc thoại ở đây là cuộc đối thoại giữa những luồng tư tưởng tình cảm trái chiều trong một con người.

Bình trong Lạc rừng rơi vào một tình thế buộc phải thích nghi, hòa đồng cùng với buôn làng mà anh bị lạc vào. Đó quả là một cuộc đấu tranh để chiến thắng chính mình, để vượt qua rào cản của ngôn ngữ, phong tục và cả một nền văn hóa. Trong con người Bình luôn là sự đấu tranh, luôn tự hỏi, băn khoăn nghi ngờ và tự lý giải vì thế bên trong người lính trẻ này luôn là những dòng độc thoại nội tâm “Tôi chưa hề có khái niệm gì về những ngày

hội hè, nhưng lòng tôi cứ nao nao khấp khởi. Tôi nghĩ nhiều đến sự an toàn của cuộc sống phía sau. Cứ như trong mơ tôi đã thoát khỏi chuỗi ngày khốc liệt triền miên trong bom đạn. Tôi thực lòng không phải hạng người ham sống theo lối những cuộc họp kiểm điểm nhau. ấy vậy mà giờ đây chỉ nghĩ tới sự sống sót của mình, tôi cảm thấy sướng run lên vì những ý nghĩ an phận. Rằng sự có mặt của tôi giữa dân làng giờ đây không còn là sự kiện gì quản ngại. Rằng tôi đã học được đôi điều cần thiết để tránh được sự hiểu lầm. Tôi thầm khao khát một ngày nào đó, tôi và Bin cùng chuyển về một đơn vị đại đội chủ lực, tôi sẽ làm tất cả những gì làm được cho Bin”

[22;142]. Có những lúc Bình đau khổ suy nghĩ, dằn vặt, vừa buồn, vừa lo khi không được tham gia cuộc họp cùng với anh Miết, anh Yơng “Không được

dự cuộc họp nghĩa là tôi vẫn chưa phải là thành viên chính thức. Vậy mà tôi đã nhiều lúc quên rằng, mình chỉ là một tay súng dự bị. Tôi cứ ngỡ những gì làm được của tôi trong những ngày qua đã đủ để chứng tỏ tôi yên tâm công tác, sẵn sàng nhận bất cứ việc gì, dù khó khăn đến mấy cũng cương quyết

hoàn thành. Té ra tôi được họ nhìn nhận như thế này ư!” [22;67]. Bình luôn

luôn so sánh cách cư xử của mọi người đối với tên Kon- Lơ và mình, mỗi khi mình được nghỉ ngơi còn tên Kon- Lơ phải làm, Bình đã suy nghĩ. “Chẳng lẽ tôi lại ra cầm xẻng đào chung với hắn? Tôi cảm thấy hắn có một

vẻ mặt vô cảm trong tất cả mọi tình huống điều đó khiến tôi căm thù hắn hơn. Nếu không có hắn tôi đã được các anh nhìn nhận khác. Nhưng chẳng lẽ các anh coi tôi là người ngoài cuộc?” [22;68].Trẻ con, hồn nhiên và đầy oan

ức “Tôi úp mặt xuống võng, không khóc mà nước mắt cứ tuôn ra. Tôi thèm

được cầm súng đi bám địch hơn lúc nào hết.” [22;68]

Trước những quyết định bất thường của anh Yơng, anh Miết, Bình luôn nghi ngờ, tính toán suy nghĩ để rồi lại hối hận, và tự trách móc mình “Mọi công việc dường như đều được tính toán kỹ lưỡng chứ không phải đơn

giản như tôi tưởng. ấy thế mà lúc nào tôi cũng canh cánh nghi ngờ, đang lúc địch đổ quân, chẳng lẽ chúng tôi lại được dễ dàng rút về sau? Mà phía sau của họ là gì? Cái việc giữa thằng Kon-Lơ ỏ lại phía trước bấy nay, tuy có đôi phiền hà. Nhưng rõ rang cả tôi và hắn đều chứng tỏ được bằng hành động, không chỉ một lần mà rất nhiều lần để các anh không phải nghi ngờ”

[22;70]. Bên trong con người Bình luôn là những nghi ngờ, đấu tranh, dằn vặt, để nhận thức và hòa nhập với cộng đồng người Ba Nar. Nó thường diễn ra vào những thời điểm nhân vật chỉ có một mình. Đó là thời gian để anh ngấm nghĩ về những việc mình đã làm, đang làm và sẽ làm. Ngay cả khi được trả về đơn vị cũ, Bình vẫn không thôi nghi ngờ, dằn vặt mình với tâm trạng đầy tiếc nuối.

Trung Trung Đỉnh là nhà văn luôn có ý thức khám phá thế giới bên trong của nhân vật, do đó ông đã phát huy biện pháp độc thoại nội tâm ở hầu

Một phần của tài liệu tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 87)