7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện
Theo M.Bakhtin: “Trần thuật từ ngôi thứ nhất là tương đương với sự
trần thuật của người kể chuyện”. Với lối trần thuật này, người đọc luôn thấy
xuất hiện một nhân vật xưng tôi chủ động kể chuyện mình. Nhân vật ấy chính là hình thức tác giả đóng vai làm một người trong truyện. Khảo sát những tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh, chúng tôi nhận thấy, ngôn ngữ kể chuyện ở ngôi thứ nhất chủ yếu được sử dụng để kể những câu chuyện về cuộc đời mình.
Ngôn ngữ người kể chuyện từ ngôi thứ nhất trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh trước tiên được thể hiện như một hình thức bộc lộ cái “tôi” cá nhân. Người kể chuyện cũng là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến các sự kiện, nhập thân vào hoàn cảnh để mô tả, phân tích, giải thích, ghi nhận, bày tỏ thái độ. Đọc những tác phẩm của ông, người đọc thấy rõ hiệu quả của lối trần thuật thông qua người kể chuyện xưng “tôi”. Nhân vật “tôi” tất cả đều là nam giới nghề nghiệp và vị trí khác nhau. Đó là nhân vật “tôi” trong Lạc rừng, ở tâm thế cái tôi chủ thể, nhân vật có nhiều đất để tâm sự giãi bày, để
tự vấn và phán xét. Mười tám tuổi vừa rời ghế nhà trường phổ thông, sau mấy tháng huấn luyện, chân ướt chân ráo vào chiến trường, tham gia đánh trận đầu thì lạc đơn vị, rơi vào cộng đồng hoàn toàn xa lạ, không cùng ngôn ngữ, phong tục tập quán, Bình vừa phải khám phá vừa phải hòa nhập: “Tôi không ngờ cuộc họp chính thức “Tổ ba phới” anh Miết, anh Phóng và Bin không ai mảy may có ý định bảo tôi cùng tham dự. Điều ấy khiến tôi vừa giận vừa buồn lo. Tôi cảm thấy đầu óc ê chề, vừa căng thẳng, vừa chán nản buồn tủi” [22;81]. Hoặc được bộc lộ bằng những nét ngộ nghĩnh trong sinh
hoạt: “Tôi nem nép ngồi, nem nép đi lại vì ngượng nghịu và vì chưa quen với
dây khố. Lúc nào tôi cũng có cảm giác như tụt ra, mặc dù Bin đã cố nén cười, quấn cho tôi thật chặt” [22;34].
Những nhân vật xưng “tôi” trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh chủ yếu thể hiện cái nhìn về cuộc đời, về bi kịch và số phận của những con người. Trong Ngược chiều cái chết nhân vật tôi lặng lẽ đi bên cạnh cuộc đời của người cha nuôi để cùng sống, cùng cảm nhận, đánh giá và ghi nhận sự thay đổi trong nhận thức của người cha nuôi. Ông lại chính là người lãnh đạo buôn làng xây dựng cuộc sống mới. Những sai lầm, bảo thủ, cứng nhắc trong công tác lãnh đạo đã buộc ông phải trả giá bằng tính mạng của chính con trai mình. Con đường nhận thức, đấu tranh với chính bản thân mình với bao dằn vặt, day dứt được nhân vật “tôi” chứng kiến và kể lại.
Luôn luôn là những ký ức của những ngày tháng chiến tranh, nhân vật “tôi” trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh hầu hết là những người lính. Trở về sau cuộc chiến tranh oanh liệt, là người hùng trong cuộc chiến đấu đó nhưng họ lại là những kẻ bại trận trong cuộc sống thời bình nhiều mưu mô, xảo quyệt và những tính toán. Họ luôn là người lạc lõng ngay trong cuộc sống đông đúc nơi phố phường. Nhân vật “tôi” luôn thể hiện thái độ cũng như những trăn trở của chính mình với hiện tại và cả với quá khứ. Sống khó hơn
của nhân vật “tôi”, nhân vật đồng tiền. Biết bao số phận cuộc đời của những kiếp người được hiện ra và nhìn nhận qua con mắt của nhân vật đồng tiền. Mọi bi kịch đều xuất phát từ lòng tham vô đáy của con người, tiền bạc, địa vị, quyền lực đã biến họ trở thành kẻ tham lam vô độ, chà đạp lên nhân cách và đạo đức của chính mình.
Nói đến nhân vật xưng “tôi” trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, không thể không nói đến nhân vật xưng “tôi” trong tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng. Không chỉ viết về chiến tranh, Trung Trung Đỉnh còn dành tâm huyết của mình cho đề tài cuộc sống đương đại. Bằng lời kể của chính mình, thuật lại những câu chuyện, những mảnh đời trong ngõ Thắng Lợi. Anh Gù, cô Hạnh, bà Còng, ông tiến sĩ… và chính về cuộc đời của nhân vật tôi, anh nhà báo. Ngần ấy con người tồn tại trong cái “ngõ lỗ thủng”, mỗi người một hoàn cảnh, một số phận và ở những địa vị xã hội khác nhau. Song trong họ luôn tồn tại những lỗ thủng nhân cách và niềm tin. Họ không hoàn toàn là những con người xấu nhưng mỗi người ít nhiều đều mang những nét xấu. Từ người lao động chân tay đến kẻ trí thức đều đang sống trong môi trường đầy những tội lỗi, đang cố thoát mình, thậm chí chạy trốn ra khỏi ngõ lỗ thủng này. Nhân vật xưng “tôi” trong truyện đã thể hiện những dằn vặt đấu tranh cũng như thái độ của mình trước những vấn đề của nhân cách con người trong thời kỳ chuyển giao giữa bao cấp và kinh tế thị trường.
Trần thuật theo cái nhìn của người trong cuộc, thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh trở nên gần gũi với người đọc, tạo ấn tượng về một hiện thực đang tiếp diễn. Chính yếu tố cốt truyện bên trong, cốt truyện tâm lý đã kéo theo lối kể chuyện từ ngôi thứ nhất như một thủ pháp, kỹ xảo trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh.
Người trần thuật khác với người kể chuyện, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm. Người trần thuật là “hình thái của hình tượng tác giả là người mang tiếng nói quan điểm của tác giả trong tác phẩm văn xuôi” [32;
20]. Lối kể này đem đến cảm giác các sự kiện như tự nó kể ra không ai nói. Sự kiện được đưa lên hàng đầu để cố gắng xóa đi tối đa sự hiện diện của người kể. Đây là lối trần thuật truyền thống mà Trung Trung Đỉnh đã sử dụng trong Tiễn biệt những ngày buồn. Tác phẩm được kể từ ngôi thứ ba, người quan sát là người hàm ẩn, ở bên ngoài thế giới hiện thực trong truyện. Vì thế lời kể mang tính khách quan của một người đứng ngoài câu chuyện. Và người kể cũng kể theo điểm nhìn của chính mình. Bằng giọng của người kể hàm ẩn, thế giới bên ngoài và bên trong được tái hiện. Đó là cuộc sống, tính cách, hoàn cảnh của những con người sống trong cùng một khu tập thể : Xoay, Luân, Hà, Khoái, Ron, Sương, bà Mão…Tất cả họ đang xoay xở vật lộn với cuộc mưu sinh thời bao cấp. Hầu hết họ là những người lính trở về sau cuộc chiến tranh. Cuộc chiến mưu sinh buộc họ phải thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh. Nhưng điều đó không dễ dàng đối với những người lính mà phần tuổi trẻ đã dành cho chiến trường. Để tồn tại mỗi người lựa chọn cho mình một cách sống, đôi khi lại là cả sự đánh đổi những ước mơ và danh dự. Có người tồn tại và đi lên như Tín, Sương, Khoái, có người thất bại và chạy trốn thậm chí điên loạn như bà Mão, Ron, Xoay. Hoàn cảnh, sự tàn nhẫn của con người đã đẩy con người ta vào những bế tắc không lối thoát. Nhìn chung với lối kể trên, sự kiện được đưa lên hàng đầu. Nhà văn cố gắng xóa đi đến mức tối đa sự hiện diện của người kể. Điều này mang lại tính khách quan tối đa cho trần thuật.