Giọng ngậm ngùi, xót xa

Một phần của tài liệu tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 101)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1.Giọng ngậm ngùi, xót xa

Thể hiện những day dứt về thân phận con người, khám phá những dằn vặt, trăn trở trong nội tâm của con người trong quá trình tự nhận thức, tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh mang giọng ngậm ngùi, xót xa.

Chứng kiến rất nhiều những số phận đáng thương, trong lời kể của nhân vật, nhân vật đồng tiền luôn thể hiện sự xót xa, thương cảm và cả sự nuối tiếc ngậm ngùi. “Bà ta không biết rằng những lời kể của bà ta chỉ có tôi

nghe được. Chứ còn vợ chồng chủ nhà kia đã ngủ say rồi. Đời họ cũng có trăm ngàn nỗi khổ, họ đâu có cần nghe, ấy thế mà họ vẫn là người sung sướng hơn bà Nhài”. [23; 32]. Người đàn ông say rượu cũng nói về cuộc đời

mình bằng một giọng đầy xót xa, cay đắng “Con vợ tôi. Con người tình của

tôi. Một đứa chiếm nhà, còn tôi thì chúng không thèm chiếm nữa” [23; 41].

Sự bạc bẽo của kiếp người nhân vật đồng tiền đã phải thốt lên “Nếu tôi biết nói, biết kêu hẳn tôi sẽ kêu to lên rằng, con người các người tệ bạc quá! Các người lừa nhau từng miếng để rồi tự lừa đảo cả mình”. “Ôi nhân cách! Nhân cách! Con người đã tìm cách tiêu hủy nó, tôn tạo nó vào trong binh lửa của những cuộc chiến tranh [23;43]”. Lòng tham, sự xảo trá đã biến con

người trở nên độc ác và tàn nhẫn với nhau. Đó là nỗi đau, sự trăn trở lớn nhất của nhà văn khi nghĩ về con người.

Khao khát hạnh phúc, cũng đã từng đi tìm tình yêu, nhưng rốt cuộc vẫn không có. Hạnh đã phải nói một cách chua chát “Đứa nào nói tới tình

yêu với cô, đứa ấy là những thằng đểu giả nhất, lừa lọc nhất. cô không nhớ rõ nét mặt của một thằng đàn ông nào. Tất cả chúng nó đều có chung một khuôn mặt. Cô có cần gì lắm đâu, một chân bán dịch vụ hay nhân viên nhà khách, một chân bán vé rạp hát hoặc việc gì đó nhàn nhàn. Cô tự biết mình không đòi hỏi hơn thế, vậy mà vẫn bị lừa. Nó hứa lên hứa xuống. Nó khuyên cô phải biết chiều chú ấy. Thì ra chúng nó đồng lõa với nhau lừa lọc cô, đấy cô vào con đường mà cô không thể khác” [41]. Còn với anh Gù thì “Tình yêu là cái gì cao sang lắm. Nó chỉ dành cho những người khác. Chứ còn tật nguyền như anh làm sao có được”.

Trong Tiễn biệt những ngày buồn, những lời nói của những người lính trở về với cuộc sống đời thường mang những dư vị xót xa, ngậm ngùi : “Chúng ta sống như một lũ thất nghiệp. Chỉ những kẻ thất nghiệp mới quay

ra cầm bút”. Nhớ lại những ngày tháng được sáng tạo, Xoay đã kể lại với sự

ngậm ngùi nuối tiếc “Ôi cái thời trai trẻ, cái thời hào hung ấy chẳng nhẽ lại

lùi xa nhanh đến thế ư ? Thế rồi quyển sách thứ hai, quyển sách thứ ba được liên tiếp in ra, nằm trên những quấy sách đông đúc mà cô độc! Người ta cũng không còn nhắc tới “Những gì thuộc về người lính nữa” ! Và chính anh, anh cũng đã quên hết những gì anh đã viết. Những khát vọng cháy bỏng trong anh bị cuộc sống thường ngày cuốn hút, bào mòn, để đến lúc này đây, khi đã đưa vợ vào buồng đẻ, trong túi sột soạt những đồng tiền, anh khắc khoải đi đi lại lại, và chừng như nó được khơi lên, thắp sáng khiến anh rạo rực” [21;289].

Một phần của tài liệu tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 101)