Điểm nhìn bên trong

Một phần của tài liệu tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Điểm nhìn bên trong

Điểm nhìn bên trong là quan sát nhân vật từ cảm nhận nội tâm của mình. Điểm nhìn bên trong cho phép nhà văn trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, tái hiện đời sống nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc. Bằng những nỗ lực đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm con người, Trung Trung Đỉnh đã có những thay đổi rất rõ trong phương thức trần thuật. Không chỉ bằng điểm nhìn bên ngoài mà điểm nhìn bên trong cũng là cách trần thuật mà nhà văn sử dụng rất nhiều trong những sáng tác của mình, đặc biệt là ở giai đoạn sau.

Gù trong Ngõ lỗ thủng là một người tật nguyền. Thế nhưng anh mang trong mình một trái tim mãnh liệt khát khao hạnh phúc. Hạnh phúc của anh đơn giản là được ngắm Hạnh, được nhìn thấy cô mỗi ngày. “Anh xích ghế ra

cửa ngồi ngóng chờ. Sự ngóng chờ làm nên ý nghĩ căng thẳng. Anh cảm thấy đau dớn khi thấy Hạnh đang vui vẻ với đám người xa lạ. Tại sao Hạnh giỏi giang thế mà không tự kiếm lấy một công việc thích hợp? Tại sao Hạnh không sợ những tai tiếng của dư luận? Hạnh là thế nào? Tóm lại, cuộc sống của Hạnh làm sao anh hiểu nổi. Mà hiểu để làm gì ? Hiểu thế nào được lòng người ! Tối nay Hạnh về nhất định anh sẽ nói với cô, với tư cách một người anh. Anh tự biết mình không thể đến với cô, cũng như không thể để đôi chân

của mình lành lặn được” [20;45]. Niềm hạnh phúc của người đàn ông lần

đầu tiên được ở bên cạnh một người phụ nữ làm cho Gù cảm thấy trong người rạo rực, tự dưng run bắn lên. “Anh cố trấn tĩnh, nhưng càng trấn tĩnh

nhịp độ run càng tăng. Sao lại thế nhỉ ? Không phải rét càng không phải sợ. Có gì mà sợ? Anh nghiến răng, lấy một điếu thuốc hút. Anh cố nuốt vào trong lòng, nhưng run vẫn hoàn run” [20;46].

Trong Sống khó hơn là chết, nhân vật đồng tiền kể cho nhà văn nghe về số phận bất hạnh của chị Nhài. Những ẩn ức, nỗi niềm của người phụ nữ bất hạnh ấy đã được nhà văn đi sâu khám phá và thể hiện rất tinh tế. “Chị

chợt tỉnh giấc ngồi dậy. Gió từ mặt hồ đưa hơi nước lên mát rượi. Chị thổn thức nhìn lên chòm lá xao động ánh trăng. Không phải ánh trăng mà là ánh điện. Có cái gì đấy đang xao động trong lòng chị. Chị ngồi thẫn thờ vào khoảng trống không rồi. Ôi cái thời xa xưa, bàn tay người ấy sờ lên vai chị khiến chị rùng mình” [23;36]. Trong sâu thẳm tâm hồn của người phụ nữ ấy,

chị vẫn khao khát một bàn tay, chút hơi ấm của người đàn ông, cho dù cái hi vọng mà chị đặt vào là mong manh. “Chị run lẩy bẩy vì lạnh và vì hồi hộp,

hai bàn tay lóng ngóng lôi trong bọc giấy ra những đồng tiền lẻ nhàu nát. Chị nhào vào hốc tối, hi vọng có bàn tay rờ vào khoeo chân, hi vọng có tiếng cười như nấc, hi vọng có mùi rượu và tiếng nói lè nhè” [23;51].

Một trí thức, một người lính từ chiến trường về, lòng nặng những ký ức về cuộc chiến, người vẫn mang niềm tin ngây thơ vào lòng tốt của con người, bỗng trở thành kẻ lạc thời. Trong viện nghiên cứu anh làm, người ta chỉ có nhu cầu làm công trình, thành tiến sỹ, thạc sỹ để tiến lên chức vị nào đó, để mặc công trình thành những hoa văn trên chiếc mũ tiến sỹ. Không có khao khát nào, ước mơ nào cho một nền học thuật. Anh, một người nghiên cứu về lòng tốt của con người, trở thành kẻ tâm thần trong mắt các đồng nghiệp. Người ta đẩy anh vào viện tâm thần. Mỗi lần, không hiểu sao trông cái dáng lẻo khỏe của tên đồng nghiệp, nghe giọng nói liến thoắng vô cùng

phản cảm của hắn lại khiến anh chìm ngập vào cơn mộng mị của ký ức “Một vùng ký ức bi thương thời chiến tranh. Nó chợt lóe lên như có luồng

điện giật mạnh chạy dọc sống lưng rồi nhoáng một cái trở nên nóng ran trên đỉnh đầu. Bỗng dưng Hải thấy xây xẩm mặt mày” [23;72]. Đồng tiền theo nhà văn vào viện tâm thần để gặp nhân vật. Và cuộc đời cuộn chảy qua những dòng hồi ức, qua những dấu vết nghiệt ngã của số phận được hiện dần qua ngòi bút sắc lạnh. Đồng tiền như chứng nhân, như người dẫn đường và như người kết luận. Đồng tiền, qua bao dâu bể cũng thành hư vô. Con người qua bao giành giật, cũng đi vào cõi im lặng. Tiểu thuyết đột ngột ngưng trong một khoảnh khắc không ai ngờ tới.

Việc sử dụng điểm nhìn bên trong đã đem lại cái nhìn sâu sắc và nhân bản hơn cho câu chuyện. Đó là phương thức trần thuật giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về đời sống nội tâm của nhân vật. Đó cũng là sự nỗ lực, cố gắng của nhà văn đưa tiểu thuyết gần hơn với cuộc sống đời thường.

3.1.3. Sự di chuyển điểm nhìn trần thuật

Luân chuyển điểm nhìn trong tác phẩm là một đặc điểm trong trần thuật. Nó thể hiện ở sự triển khai cái nhìn, đan cài, phối hợp luân phiên các điểm nhìn. Trước hết là cái nhìn của nhân vật “tôi” trong Lạc rừng. Nhân vật xưng “tôi” đã kể lại hành trình hòa nhập với cộng đồng người Ba Nar, biết bao thử thách, gay go, những gì được nhìn, được thấy và trải nghiệm được nhân vật kể lại rất sinh động. Đến Ngõ lỗ thủng tác giả đã hoàn toàn giấu mình để mặc cho nhân vật tôi kể về cuộc sống và số phận của những con người nơi đây: Anh Gù, ông tiến sĩ, cô Hạnh, bà Còng, gia đình nhà Minh… Tác giả đã vận dụng khéo léo trong việc kết hợp giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên trong là cõi vô thức, những suy tư dằn vặt của các nhân vật. Điểm nhìn bên ngoài là câu chuyện về cuộc đời của những con người nơi “ngõ lỗ thủng” và của cả nhân vật “tôi”. Tác giả trao cho nhân vật quyền phát ngôn, quyền đánh giá nhìn nhận về những sự việc

và con người nơi đây. Chúng ta nhận thấy mối tương quan giữa điểm nhìn người kể chuyện và nhân vật, có khi nhập vào nhau, song song cùng tồn tại. Người kể hàm ẩn đã mượn giọng nhân vật để kể và dịch chuyển điểm nhìn sang phía nhân vật, như vậy người kể đã dễ dàng thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật. “Anh đưa tay vuốt mặt rồi liếm môi, cái vị đắng của son

sao mà hấp dẫn. Nó như là một khối vật chất mang hình người con gái ấy, hư hư ảo ảo, Gù phát cuồng lên vì hạnh phúc” [20;44]. Nhà văn để nhân vật tự đưa ra nhưng suy nghĩ nhận xét “Anh em mình sống ở đây thằng nào cũng

khốn nạn cả, có điều nếu biết thương nhau thì đâu vào đấy hết” [20;39].

Nhân vật tôi là người đứng ngoài kể lại toàn bộ những số phận nơi “ngõ lỗ thủng” này và cũng là người kể về cuộc đời mình, cũng như muốn thâu tóm toàn bộ tác phẩm để rút ra những kết luận về số phận nhân vật.

Điểm nhìn trần thuật trong Sống khó hơn là chết cũng di chuyển hết sức linh hoạt, từ nhân vật này sang nhân vật khác. Việc tổ chức điểm nhìn từ nhiều phía đem đến cái nhìn về cuộc sống, về thân phận con người và về chiến tranh chân thực hơn. Trong Sống khó hơn là chết ta bắt gặp hai mạch kể: mạch kể người trần thuật xưng “tôi” và mạch kể của nhân vật Hải. Nhân vật xưng tôi kể lại cho nhà văn nghe về những số phận mà mình đã gặp: chị Nhài, gã say rượu, nhân vật Hải. Tuy nhiên người trần thuật thường xuyên nhập điểm nhìn của mình vào điểm nhìn của nhân vật “Chị không biết sợ, thậm chí đêm đêm chị ngong ngóng đợi tiếng gọi nhau với một niềm hi vọng thiêng liêng chợt thấy cái bóng của con ma men”. “Mưa đã tan được một lúc, từ trong cánh cửa thiên đàng vọng ra tiếng nhạc. Biết đâu sau cơn mưa anh ta sẽ quay về. Biết đâu anh ta cũng tha thẩn đi tìm chị. Chị thu dọn chỗ ngồi cho con rồi ngẩn ngơ” [23;48]. Cũng có lúc người kể chuyện tách ra và

đưa ra những nhận xét đánh giá, chỉ dẫn “Các ngài cáo lắm, tìm được chỗ

ẩn núp an lành trong cái gọi là nhân cách và đạo đức, tự cho phép mình phớt lờ những điều trông thấy mà đau đớn lòng dưới ánh sang của bất cần

cao ngạo để giữ gìn đạo đức”. “Các ngài chết chìm trong hồi ức, trong rượu và trong tha hóa mà các ngài luôn luôn cho phép mình buông thả”

[23;144]. Có khi lại là những dòng suy nghĩ của nhân vật nhà văn “Thực

tình tôi không thể hiểu được con người, tôi cứ tưởng con người có lý trí, có tình cảm, hai thứ ấy bổ sung cho nhau tạo ra phép ứng xử …Ôi nhân cách! Nhân cách, con người đã tìm cách tiêu hủy nó, tôn tạo nó trong binh lửa của cuộc chiến tranh” [23;43]. Nhân vật Hải không phải là người phát ngôn

nhưng lại là nhân vật kể lại những hồi ức của mình trong quá khứ những ngày chiến tranh, điểm nhìn được chuyển vào bên trong với những dòng hồi ức tâm linh của nhân vật. “Không hiểu sao, trông cái dáng lẻo khỏe của hắn,

nghe giọng nói rin rít the thé liến thoắng vô cùng phản cảm của hắn vào lúc này khiến anh ngập chìm trong mộng mị của ký ức. Một vùng ký ức bi thương thời chiến tranh. Nó chợt lóe lên như một luồng điện giật mạnh nơi sống lưng rồi nhoáng một cái, trở nên nóng ran trên đỉnh đầu” [23;72].

Tiểu thuyết hiện đại với tinh thần gia tăng tính đối thoại, đã thực hiện sự thay đổi tương quan hết sức quan trọng. Vai trò của nhân vật tương quan và bình đẳng với vai trò của người kể chuyện. Có thể, bên cạnh việc sử dụng những lối trần thuật truyền thống như trong Tiễn biệt những ngày buồn thì việc sử dụng nhiều điểm nhìn khác nhau, nhất là khai thác tối đa trường nhìn của nhân vật trong Ngõ lỗ thủng đặc biệt là trong Sống khó hơn là chết đã cho phép nhà văn Trung Trung Đỉnh khai thác tối đa sức mạnh tinh thần dân chủ trong tư duy của tiểu thuyết, đi sâu vào phân tích diễn biến nội tâm phong phú, đa dạng của con người.

3.2. Ngôn ngữ

Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Phương tiện hình thức mà chúng ta tiếp nhân trực tiếp ở tác phẩm văn học chính là ngôn ngữ của chúng. Trong tác phẩm, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, tài năng của nhà văn. Cũng có thể nói, mọi đổi mới về mặt thi pháp thể loại đều diễn ra

đằng sau lớp vỏ ngôn từ. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học không xa lạ với con người, bởi nó là sự khúc xạ của ngôn ngữ đời sống. Tuy nhiên, đây là thứ ngôn ngữ đã được chọn lọc, được sắp xếp và được cách điệu hóa theo ý muốn chủ quan của người nghệ sỹ. Ngôn ngữ thời hiện đại đang có những biến chuyển rất mạnh mẽ cùng với tốc độ và nhịp sống mới. Điều đó thấy rõ trong văn chương. Nó phá vỡ tính quy phạm, nó không quan tâm tới trật tự, những hài hòa đăng đối mà hướng tới mục đích cao nhất là diễn tả được những diễn biến ngày càng phức tạp của đời sống xã hội và tâm hồn con người.

Với ý thức thâm nhập thẳng vào dòng đời, thâm nhập vào các vùng sáng, tối, thiện, ác bên trong con người, các nhà văn hiện đại đã có nhiều cách tân táo bạo về ngôn ngữ tiến gần hơn tới ngôn ngữ đời thường, chân thật về giọng điệu, thô rám trong từ ngữ.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w