7. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Không gian văn hóa Tây Nguyên
Để khắc họa tâm lý tính cách nhân vật, Trung Trung Đỉnh đã đặt các sự kiện biến cố gắn liền với không gian văn hóa Tây Nguyên, nơi mà một phần cuộc sống của ông đã gửi lại. Chính điều này trở thành một phương diện sáng tạo độc đáo của ông. Nói khác đi, nếu tước bỏ không gian văn hóa Tây Nguyên trong nghệ thuật khắc họa tâm lý tính cách nhân vật thì tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh cơ hồ sẽ không đạt được giá trị nghệ thuật như
chúng ta đang thấy. Với nhà văn Trung Trung Đỉnh, Tây Nguyên là máu thịt, là nơi ông sống, chiến đấu và trải nghiệm. Là nơi mà tính cách con người ông được hình thành, được bộc lộ chân thành và rõ rệt hơn bao giờ hết. Là người cầm bút sau giải phóng, năm 1977 được về trại viết Quân khu năm và bắt đầu sáng tác. Trung Trung Đỉnh sống và viết về Tây Nguyên sau nhiều cây bút. Tuy nhiên không vì thế văn chương của Trung Trung Đỉnh khi viết về Tây Nguyên lại trở nên cũ kỹ và sáo mòn. Nguyên Ngọc – một người đi trước, thành công trước Trung Trung Đỉnh về mảng đề tài này đã có những nhận xét rất đáng trân trọng về ông “Tây Nguyên được phát
hiện ra, hiển lộ trong chiến tranh, cuộc chiến tranh mà Trung Trung Đỉnh lâm vào đó – và ở đó anh gặp được Tây Nguyên – như một số kiếp. Toàn bộ cái ấy -Tây Nguyên và chiến tranh, chiến tranh và Tây Nguyên đã làm ra anh, con người anh cuộc đời anh, số phận anh, kiếp người anh” [59].
Trung Trung Đỉnh là nhà văn có công rất lớn với Tây Nguyên. Từ sau năm 1975 đến nay ông viết về Tây Nguyên khá thành công. Đêm nguyệt
thực, Đêm trắng, Chóp trên đỉnh Kon Từng, Hơ Noanh- chị tôi, Lạc rừng…là
những tác phẩm để đời của tác giả về Tây Nguyên. Không chỉ thế, hầu như trong tiểu thuyết nào của ông cũng có bóng dáng của Tây Nguyên. Trong các nhà văn viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ ở Tây Nguyên như: Nguyên Ngọc, Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thụy, Bảo Ninh…và bây giờ là Thu Loan thì Trung Trung Đỉnh là người mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa Tây Nguyên nhất. So với Nguyên Ngọc trong Đất nước đứng lên, Trung Trung Đỉnh có một kênh mới để tiếp cận Tây Nguyên. Từ những ngày đói khổ máu lửa của chiến tranh, ông đã tiếp nhận được ở Tây Nguyên một tầng văn hóa khả dĩ để ông hòa nhập một cách tỉnh táo khi bước vào địa hạt văn chương. Nhân vật của ông không ngô ngọng nhưng cũng không lạnh lùng cao đạo. Nó chính là cuộc đời thật đang diễn ra ở nơi này, là những éo le, mà qua đó con người bộc lộ hết mình một cách nhân bản nhất. Và nhà văn có vốn sống,
vốn hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên này đã kể lại nó bằng văn tài, bằng những dấu ấn của những ngày tháng chiến tranh vào sống ra chết với mảnh đất này. Tây Nguyên và chiến tranh không chỉ là khung cảnh, là nền mà là trung tâm của tiểu thuyết. Lạc rừng xây dựng được một tình huống tâm lý đặc sắc, một anh lính người Kinh, là quân chủ lực, bỗng dưng rơi vào một nhóm mịt mù người dân tộc, ngôn ngữ bất đồng, tập tục xa lạ. Họ đang làm gì, sống thế nào, anh ta hoàn toàn mơ hồ. Anh ta phải tập thích nghi với môi trường sống nhiều bí ẩn. Tác phẩm xây dựng trên nền của cuộc chiến tranh du kích ở chiến trường Tây Nguyên, không gian nghệ thuật này tạo điều kiện cho ngòi bút Trung Trung Đỉnh phát huy những thế mạnh của mình. “Tuy
sinh trưởng ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng cuộc đời quân ngũ gắn bó chặt chẽ với chiến trường Tây Nguyên, quê hương thứ hai này đã trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt sáng tác của Trung Trung Đỉnh” [71]. Ở Lạc rừng,
chúng ta được làm quen với văn hóa, con người Tây Nguyên một cách chân thực nhất. Từ cuộc chiến đấu cho đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày được thể hiện một cách chân thực, sinh động. Mặc dù cuộc sống ở đây vô cùng khó khăn, thiếu thốn “đã từ lâu bà con anh em ở ở đây gọi ăn củ mì, tức củ
sắn là ăn cơm. Gạo chỉ dành cho người ốm” [22; 39]. Trong hang đá giữa
rừng người dân chỉ có “rá sắn lát nấu như cơm đã được đánh nát vụn. Một
cái hăng gô cà đắng ninh nhuyễn…một xong canh chua lá bứa nấu với ốc và cá vụn, vài con cua đá và cả mấy con ngóe” [22;50]. Thế nhưng họ lại có
một tinh thần cách mạng kiên cường, ý thức giản dị và trong sáng, “chạy trốn khỏi nhiệm vụ cách mạng phân công tức là phản bội cách mạng”.Qua
cảm nhận của người lính trẻ cuộc sống nơi đây có nhiều điều lạ lùng đến bất ngờ và đầy bí hiểm : “Tôi nhận ra cuộc chiến trong cái lối nhỏ ngóc ngách
giữa rừng già đầy chông thô và những con người bé nhỏ mà tôi lạc vào đây, có cái gì đó thật bí hiểm…Chiến tranh đối với họ là công việc hàng ngày. Họ quen chịu đựng khó khăn gian khổ một cách bản năng nhưng thật ra rất
có ý thức. Cái ý thức vô cùng giản dị và dễ hiểu rằng muốn tồn tại thì phải nắm được địch tình. Cần thì đánh không cần thì chạy trốn. Mà hình như chạy trốn là chiến thuật sắc sảo nhất, có nhiều kinh nghiệm nhất của họ”
[22;72-73]. Chiến thắng của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và của đất nước nói chung được Trung Trung Đỉnh lý giải và cắt nghĩa một cách đầy bí ẩn mà cũng rất giản đơn qua suy nghĩ của những con người nơi này.
Nói đến Tây Nguyên là phải nói đến những con người nơi đây, những con người mang vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của núi rừng nhưng cũng rất kiên cường anh dũng. Qua họ ta thấy được nhiều điều bí ẩn và hoang sơ của nơi này. Đứng đầu một buôn làng là các Già làng. Già Phới là một ví dụ, Già là linh hồn là sức sống của cả buôn làng và trách nhiệm của cả buôn làng là bảo vệ mạng sống cho Già: “Bin nói và tôi hiểu. Bảo vệ Già Phới là một
nhiệm vụ thiêng liêng” [22;18]. Trong bất cứ một sự kiện quan trọng nào của
buôn làng đều phải có mặt Già Phới, ông chính là sức mạnh, là linh hồn của buôn làng. Chính anh lính trẻ đã được chứng kiến tận mắt cảnh tượng người đàn bà vạch vú cho Già Phới bú: “Tôi ngả người xuống định ngủ tiếp, chợt
thấy người đàn bà vạch vú. Bộ ngực đồ sộ của chị ta từ từ áp vào miệng Già Phới. Già Phới bú” [22;23]. Đó là khoảnh khắc làm anh lính trẻ ngạc nhiên,
thấy thật lạ và kỳ dị nhưng nó lại rất đỗi tự nhiên và hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên. Bên cạnh Già làng là những người con người rất hồn nhiên, trong trẻo, chất phác, dũng cảm như Bin, Miết, Yơng…Cùng với đồng bào nơi đây, họ chính là lực lượng nòng cốt cho cuộc chiến ác liệt này. Bin là nhân vật thân thiết nhất với người lÍnh trẻ bị lạc, Bin rất hồn nhiên mà vô cũng chất phác trong suy nghĩ : “bộ đội hi sinh, bộ đội chết có bổ sung
nhanh, còn du lích phải chờ lũ con nít lớn mới bổ sung tốt chớ” [22;64].
Trong quan hệ bạn bè Bin cởi mở và thật thà: “Anh ta toác miệng cười, gọi
tôi là Bìn và bảo: mình có chung tên, làm anh em theo phong tục được” [22; 12], trong cuộc sống họ giàu tình cảm biết chia sẻ với nhau điều này có ý
nghĩa vô cùng lớn lao đối với một người lính bị lạc vào đây, nó giúp anh vượt qua những ngày tháng khó khăn ở đây: “Bin sờ nắm tay tôi, nói nhỏ,
giọng cảm động lộ ra vì tôi thấy cậu hơi run. Tôi cũng run lây….. Cậu nghẹn lại một lúc, chừng như để tìm từ, cũng có thể vì thương tôi mà Bin không nói. Tôi ôm gì lấy Bin, nước mắt không kìm lại được. Tôi không muốn Bin nói thêm điều gì nữa” [22;186]. Hồn nhiên, chất phác nhưng họ lại có
những suy nghĩ chín chắn về cách mạng khiến chúng ta bất ngờ: “Làm cách
mạng không phải bình thường đâu, anh ta liếc nhìn tôi làu bàu [22;8], có lẽ
vì thế mà họ xác định cho mình một bản lĩnh vững vàng khi gặp nguy hiểm : “Tôi và Bin được anh Yơng giao cho đi trinh sát mặt đườn.Khi tình hình
căng thẳng Bin trở thành một con người hoàn toàn khác. Cậu rất ít nói … Trong khoảnh khắc tôi và Bin nhìn nhau. Bin chỉ ngón tay ra phía địch ra hiệu cho tôi làm theo cậu ” [22;55]. Chất phác và hồn nhiên có lẽ là đặc
điểm của người dân nơi này ngay khi sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc chiến tranh họ vẫn vô cùng lạc quan : “Và cứ thế, cậu vừa đi vừa hát
cái bài hát kì lạ mang lời con linh dương theo làn điệu dân ca Ba Nar. Nó vừa chất chứa một nỗi niềm cay đắng, chán chường lại vừa hóm hỉnh, khôi hài, “Tan hoang … du kích tan hoang..ờ…tan hoang ờ tan hoang” [22;55].
Những con người ở mảnh đất này quả thực rất bí ẩn và đầy thú vị, nó là sự “khám phá mãi mãi đối với chúng ta” (Nguyễn Kiên).
Nhà văn Trung Trung Đỉnh có lần tâm sự rằng: “Tôi có thể nằm mơ bằng tiếng Ba Nar” [83]. Từ lính chủ lực rồi thành du kích Tây Nguyên suốt
chín năm, Trung Trung Đỉnh biết tiếng Gia Lai đủ để giao tiếp, còn tiếng Ba Nar thì có thể tư duy, nằm mơ bằng chính nó, như một sinh ngữ vậy. Đối với Nguyên Ngọc thì Trung Trung Đỉnh không viết về Tây Nguyên, nó không phải là chất liệu, là vốn sống, là đề tài, là văn chương, là nghề nghiệp mà sâu sa đơn giản hơn nhiều, với Trung Trung Đỉnh, “Tây Nguyên là tất cả, là cuộc
lên toàn bộ cuộc đời anh, mê mẩn suốt đời, không có gì thoát ra, rứt ra được, cho đến chết [59]. Vì thế khi viết về Tây Nguyên, ông không chỉ viết về cuộc
chiến đấu mà “nhiều trang của Lạc Rừng còn mang màu sắc dân tộc học” (Nguyễn Hòa). Ở đó chúng ta biết thêm về văn hóa giàu bản sắc của bà con dân tộc Tây Nguyên. Từ tục bắt vợ cho đến quan niệm độc đáo về vẻ đẹp phụ nữ của họ: “Khi còn trẻ, nhất là khi chưa có chồng, vẻ đẹp cơ thể của người
con gái phải được phô ra, chỉ khi có con người ta mới che lại” [22;128]. Rồi
những lễ hội đặc sắc “Có tiếng chinh chiêng rập rờn cùng tiếng đàn Tơ rưng,
tiếng đàn goong rạo rực đâu đó”. Trong mùa lễ hội họ chơi những trò chơi
như phóng lao, tập múa khiêng, tập đi cà kheo, uống rượu cần…cho đến phong tục tự gí lửa vào ngực mình để thể hiện tinh thần dũng cảm, rồi tục lệ cà răng cho người trưởng thành. Nhà rông biểu tượng của văn hóa Tây Nguyên mang những nét thật độc đáo mà chỉ ở đây mới có “Nhà rông được
trang trí bằng những cây cột lớn với những chùm tua ra nhiều màu sắc sặc sỡ. Một dây rượu cần được xếp đều nhau theo chiều dọc ngôi nhà. Hai hai bên trải chiếu hoa, thứ chiếu được đan bằng lá dứa dại rất công phu” ”
[22;141].
Qủa thực vùng đất này, con người nơi đây mang màu sắc rất lạ. Cao nguyên thì mênh mang, rồi nhà rông cao vút uyển chuyển đến mê mẩn, cho đến những trường ca sử thi dài, nhiều và hay: Trường ca Đam San, Bài ca
chim chơ rao …và con người ở đây vừa ngây dại vừa bí hiểm, “từ đâu đó
trong rừng sâu đột ngột hiện ra, rồi lại đột ngột tan biến vào rừng sâu và nếu ta theo đuổi mãi, thì ta sẽ gặp cả thế giới tượng nhà mồ kỳ lạ”. Trong Ngược
chiều cái chết con người và vùng đất nơi này cũng được hiện lên thật lạ, bí
ẩn và đầy sức ám ảnh. “Nơi tụ họp của những dòng sông lớn, tạo nên những
cánh rừng đầy hoa trái và những rơ-đron rok mượt mà. Nơi ấy là những đồng cỏ và vùng sình lầy, nơi có dòng họ Kơ Sor của cha tôi” [19;85]. Từ
cúi đầu chiều theo số mệnh. Dường như ở tác phẩm nào người đọc cũng thấy thấp thoáng những hình bóng của Tây Nguyên qua những ký ức của nhân vật, “ngôi làng Đê Chơ Rang, một ngôi làng Ba Nar nhỏ bé nằm chênh vênh
trên sườn núi, là hậu cứ của huyện đội, người nhà của nhóm lính cánh Bắc”
[23;114]. Tất cả đều thể hiện sự am hiểu quý mến và gắn bó với vùng đất và con người Tây Nguyên của nhà văn Trung Trung Đỉnh. “Đọc những trang
viết của anh ta thường thấy cái giọng tưng tửng, cứ như đùa cợt đôi lúc lại cả bất cần nữa. Nhưng đọc rồi dừng lại, ngẫm kỹ lại mà xem, lại dần dần thấm ra từ các trang sách, có một cái gì đó như là sự nuối tiếc khôn nguôi, đúng hơn là một sự nghiêm trang sâu lắng. Trung Trung Đỉnh đang viết bài học thành người làm người do Tây Nguyên đem lại” (Nguyên Ngọc).
CHƯƠNG 3
NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC TRẦN THUẬT