Khai thác tình huống tâm lý đặc sắc

Một phần của tài liệu tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Khai thác tình huống tâm lý đặc sắc

Trong tiểu thuyết truyền thống, tình huống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi hoàn cảnh, tình huống chính là cơ hội cho nhân vật thể hiện tính cách, chiều sâu nội tâm cũng như diễn biến tâm lý của họ. Các nhà văn thường xây dựng những hoàn cảnh, những tình huống buộc nhân vật tự bộc lộ, xem nhân vật có khả năng đứng cao hơn hoàn cảnh, giải quyết được mọi tình huống hay phụ thuộc nô lệ vào hoàn cảnh. Trong những năm gần đây, tiểu thuyết Việt Nam vẫn chú trọng vào việc xây dựng hoàn cảnh, tình huống tâm lý có ý nghĩa thử thách đối với nhân vật. Lần đầu tiên ra trận Bình đã bị lạc vào cộng đồng người dân tộc Ba Nar. Khi bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu đó Bình đã mang một tâm trạng hoang mang, lo sợ, nghi ngờ và tuyệt vọng cho đến khi hòa nhập, gắn bó mật thiết với những cộng đồng người nơi đây là cả một hành trình gian khổ. Anh đã trải qua những diễn biến tâm lý phức tạp trong những tình huống có ý nghĩa thử thách. Tâm hồn con người Ba Nar giản dị hồn nhiên nhưng cũng cũng có những quy định, những tập tục khá khắt khe về niềm tin và sự chân thành. Để được chấp nhận là thành viên của cộng đồng, Bình đã phải “giật phanh cúc áo, ưỡn ngực, dí gộc củi đỏ nhòe

giúp Bình vượt qua được sự thử thách về thể xác. Ở vùng đất bí hiểm này “tôi chỉ có một cách là tự khuyên mình hãy làm theo họ, hòa đồng cùng họ”. Bình băn khoăn trăn trở làm sao để hòa nhập được với họ “Tôi phải làm thế

nào để họ chấp nhận tôi như họ đã từng chấp nhận, không thủ tục giấy tờ. Điều ấy chỉ có thể gọi tên nó là niềm tin”. Hiểu như vậy nhưng nhiều lúc

Bình vẫn không thoát khỏi sự lo ngại cầm chừng, nhiều lúc cứ chạy vòng quanh vùng hồ ĐYK. Sự thử thách của những con người nơi đây nhiều lúc làm đã làm anh căng thẳng và buồn tủi. Đó là khi không được dự cuộc họp chính thức của “tổ bá Phới” anh Miết, anh Yơng và Bin. “Tôi cứ ngỡ những

gì làm được của tôi trong những ngày qua đa đủ chứng tỏ tôi yên tâm công tác và sẵn sang nhận bất cứ việc gì, dù khó khăn biết mấy cũng quyết hoàn thành. Té ra tôi được nhìn nhận như thế này đây. Tôi cảm thấy ê chề, vừa chán nản, vừa căng thẳng đến buồn rầu, thầm trách Bin đến mức không còn thiết gì nữa tôi úp mặt vào võng không khóc mà nước mắt cứ tuôn ra”

[22;156]. Thực tế để hòa nhập được vào nơi đây không chỉ là sự nhạy cảm, khôn ngoan “biết rõ họ muốn gì” và “không để họ mếch lòng” mà còn bởi niềm mong ước từ tấm lòng thành thực. Bình muốn được mọi người tin yêu và đối xử như con người. Cũng có lúc anh phải vượt lên chính sự bồng bột, hiếu thắng dại khờ của mình. Vô tình xúc phạm đến BDên con gái của làng, Bình đã rơi vào một tâm trạng tuyệt vọng “Tôi chạy trong mê muội, trong hoang tưởng và cả sự trống rỗng, thế là hết, tôi nghĩ rất nhanh trong sự tỉnh táo đến lạ lùng. Hết cả tình yêu thương lẫn niềm tin. Tôi cầm chắc đời tôi đến đây coi như là hết. Không còn may mắn, không còn hi vọng” [22;65].

Nhưng anh đã vượt qua được sự yếu đuối và bất lực ấy bằng cách tự hành hạ mình “Sự tự hành hạ cũng đem lại đôi chút thanh thản. Nó đánh thức phần

lý trí còn le lói trụ lại tỉnh táo dần ra trong cái đầu bé bỏng tội nghiệp của tôi, khiến tôi càng hăng máu hơn” [22;68]. Khi tỉnh lại, Bình nhận ra sự có

cách biệt. Sự kiêu hãnh của Bình đã chinh phục được những người con của núi rừng, “Tôi cảm động ứa nước mắt, ở đây có chút gì huyền bí của tôn

giáo. Nó vừa lành mạnh vừa thiêng liêng”. Bình đã giành được lại niềm tin

của mình sau những lỗi lầm. Sau cái chết của tên Kon-lơ, Bình đã nhận ra được nhiều điều “thực sự đó là nỗi kinh hoàng làm chấn động tâm hồn tôi”. Bình đã bị ám ảnh và không thể quên được cái chết quá đơn giản ấy. Để rồi sau đó cứ mỗi lần khi nghĩ đến nơi này anh lại không thể nào nguôi ngoai. Sau bao nỗ lực cố gắng hòa nhập cộng đồng, Bình đã được trả về đơn vị cũ. Cái tin đột ngột ấy đã làm anh bàng hoàng. Thế nhưng ngay cả khi được trở về rồi, Bình vẫn chưa thật sự thoải mái. Một lần nữa nó lại thử thách anh, nhất là trước thái độ của anh Yơng. “Chẳng lẽ bấy nhiêu thời

gian, bấy nhiêu công việc mà mình đã làm, đã thể hiện không để lại chút tình cảm nào trong anh”. Bình nghĩ rằng họ đang muốn “đẩy tôi ra khỏi trách nhiệm của mình cho rảnh nợ, tất cả những ý nghĩ ấy cứ đầy lên, ứ nghẹn trong lòng tôi, đến nỗi có những lúc tôi tự trách mình sao không xả một băng đạn trước lúc chia tay để cảnh cáo anh ta” [22;187]. Những suy

nghĩ có lúc bồng bột, hiếu thắng nhưng đó là thực chất con người anh, tức giận uất ngẹn vì nghĩ rằng mình không được tin tưởng hay cũng bởi vì anh đã quá yêu những con người nơi đây, sợ rằng anh không còn được gặp lại họ, họ không còn nhớ đến anh. Tưởng rằng đã ra khỏi buôn làng nhưng thực chất là đang quay về với tộc người BaNar. Cuộc hành trình vẫn còn rất dài, và anh sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều tình huống khó khăn bất ngờ khác. Nhưng chính những khó khăn đó sẽ giúp Bình trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn và chắc chắn anh sẽ trở thành người con của vùng đất Tây Nguyên này. Lạc rừng là cuốn tiểu thuyết thành công của Trung Trung Đỉnh, tác

giả đã xây dựng được một tình huống tâm lý độc đáo. Tình huống tâm lý của truyện đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật cũng như tính cách và phẩm chất của họ.

Nhân vật người cha trong Ngược chiều cái chết cũng đã trải qua những tình huống tâm lý phức tạp. Từ một người lính chiến đấu trở về làm công tác lãnh đạo đồng bào xây dựng kinh tế sau ngày giải phóng, cái bản tính quyết đoán, lạnh lùng, duy ý chí đã dưa ông đến rất nhiều những sai lầm trong công tác lãnh đạo. Ông luôn cho rằng ông nghĩ đúng và làm đúng.

“Ông tuyên bố rất mạnh là: làm cách mạng bây giờ dù khó khăn đến mấy cũng không khó bằng đánh Pháp, đuổi Mĩ, việc gì cũng làm được hết”.

Nhưng sau cái chết của con trai mình ông đã phải nghĩ lại. Người cha rơi vào trạng thái tâm lý u uất, hằng đêm ông trở về bên bức tượng của con trai bên góc vườn để chiêm nghiệm và suy ngẫm và tìm cho mình con đường nhận thức mới.

Đi sâu vào việc tìm hiểu tâm tư của con người, Trung Trung Đỉnh cho thấy những nhân vật của ông biết ước mơ, biết vui buồn, có hạnh phúc và có cả những nỗi đau vô bờ. Họ cũng ao ước được yêu bởi một tình yêu trong sáng và diệu kỳ. Anh Gù (Ngõ lỗ thủng) một con người tật nguyền với tuổi

thơ bất hạnh, bố mất chỉ còn lại hai mẹ con. Tài sản lớn nhất của gia đình là cái xích lô bố để lại, anh bán đi để mở một quán nước, cạnh gốc cây bàng trước nhà. Thế rồi hạnh phúc mà cũng là bất hạnh bất ngờ đến với anh khi Hạnh, cô gái cùng khu phố hôn anh. Có lẽ đối với Hạnh điều đó chẳng có gì đặc biệt vì cô đã từng làm điều đó với rất nhiều người. Nhưng với anh Gù thì đó là một sự kiện làm thay đổi tâm hồn anh “Lần đầu tiên trong đời Gù cảm

thấy cuộc đời có nhiều cái hấp dẫn đến bàng hoàng cả người. Sự kiện bất ngờ tối nay khiến anh trằn trọc mãi không ngủ được. Gù phát cuồng lên vì hành phúc” [20;32]. Đối với anh đó như là một ân huệ, một điều kỳ diệu bất

ngờ làm xoay chuyển cuộc đời anh. Kể từ cái hôm đó hằng đêm Gù lại tới bên gốc bàng, hướng về ngôi nhà của Hạnh, chỉ cần nhìn thấy Hạnh qua cửa sổ là được “để Hạnh biết rằng, anh không phải loại người chỉ biết chờ, mà

bên nọ, bên kia một cách quyết liệt. Từ bé tới giờ có lẽ đây là lần đầu tiên anh di chuyển quyết liệt như thế” [20;45]. Tình yêu có một sức mạnh kỳ lạ,

nó làm tâm hồn con người ta trong sáng, thánh thiện hơn và cũng cho con người ta những sức mạnh đến lạ kỳ. Thế nhưng hạnh phúc mà Gù đang có nó không bao giờ có thể thành hiện thực như anh từng ao ước. “Gù không biết

rằng, cái động tác kéo ghì đầu anh vào ngực, và vội vàng hôn của Hạnh hoàn toàn không phải là động tác của tình yêu, đối với Hạnh hôn hít chẳng có nghĩa lý gì” [20;65]. Gù buồn. Nhưng đấy là cái buồn đầy hạnh phúc của

một con người bất hạnh khát khao yêu và được yêu. Anh biết Hạnh không tự dưng bỏ cả đời dâng hiến cho kẻ tàn tật như anh. Biết vậy nhưng anh vẫn ngóng chờ, cho dù sự ngóng chờ đôi khi làm anh căng thẳng, bực bội, bất mãn để rồi sau đó lại tự xỉ vả mình là khờ dại. Nhưng vượt lên trên tất cả là trái tim biết đập những nhịp đập mạnh mẽ, một tình yêu đơn phương, vô vọng trong ước muốn được người mình yêu đáp lại. Gù có nhiều mặc cảm, mặc cảm dồn nén thành uất hận, bất cần và nhờ đó Gù trở thành “đầu gấu”, dân anh chị trong khu tập thể. Tuy nhiên, Gù lại thánh thiện trong tình yêu. Yêu một cô gái đẹp, Gù không dám bày tỏ tình yêu song lại luôn bênh vực cho cô gái đó, dù cô ấy làm những việc mà xã hội cho là xấu xa, Gù vẫn thấy cô ấy thánh thiện. “Dẫu biết rằng tình yêu là cái gì đó cao sang lắm, nó chỉ

dành cho những người khác, chứ còn tật nguyền như anh làm sao mà có được” [20;63]. Nhưng anh sẵn sàng bán hết những gì có thể bán được, chi

cho bọn đàn em, để chúng tìm ra cô. “Anh chỉ cần cô quay về, chứng kiến

sự tồn tại đoàng hoàng của anh, không cần đến nỗi băn khoăn, lo lắng, thương hại của bất kỳ ai” [20;68]. Đó là một kiểu nhân vật đã để lại rất nhiều

ấn tượng về bi kịch của số phận con người.

Đi sâu khám phá tình huống tâm lý của nhân vật, nhận ra những biến thái rất tinh tế trong tâm hồn con người, là đặc điểm dễ nhận thấy ở tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh. Rất nhiều nhân vật trong tiểu thuyết của ông đã

được miêu tả trong trạng thái giằng xé, trăn trở trong tình yêu và trong cuộc sống. Đặt nhân vật trước những tình huống tâm lý buộc phải lựa chọn, giải quyết là một cách xây dựng nhân vật theo bút pháp truyền thống của nhà văn Trung Trung Đỉnh.

2.3.2. Khám phá cõi sâu thẳm của tâm linh

Văn học Việt Nam sau năm 1986 đã có sự đổi mới quan niệm về hiện thực và quan niệm về con người. Sự đổi mới đó tất yếu kéo theo sự đổi mới trong thi pháp nhân vật. Thay thế cho những nhân vật đại diện cho cộng đồng trước đây là những nhân vật của cuộc sống đời tư, thế sự, phản ánh những khám phá mới về nhân cách con người, những thăng trầm của số phận cá nhân. Hầu hết các nhà văn trong giai đoạn này chú trọng đến đời sống nội tâm mà soi chiếu ra “hiện thực ở bề sâu ẩn kín”. Đó là hiện thực của tâm lý tư tưởng mang chiều sâu triết học như Giáo sư Trần Đình Sử nhận xét “Các nhà văn đang cố nắm bắt không những cái hiện thực và cả cái hư ảo của đời sống, không những nắm bắt cái hiện thực mà còn nắm bắt cái bóng của hiện thực và đó mới là hiện thực đích thực”. Một trong những “hiện thực đích thực” hiện thực bề sâu mà nhà văn khám phá chính là thế giới tâm linh, thế

giới nội tâm của con người. Nó là vấn đề cơ bản tạo nên tính hướng nội của văn học thời đổi mới. Nhân vật theo đó được thể hiện bằng chính điểm nhìn của nhân vật, mang độ căng của những thao thức dằn vặt, những tấm bi kịch nội tâm sâu sắc. Thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức là những phương tiện cơ bản nhất để diễn tả con người bên trong con người. Các nhân vật chính trong những tiểu thuyết: “Chim én bay”; “Nỗi buồn chiến tranh”; “Ăn mày dĩ vãng”… được thể hiện nổi bật ở phương diện tâm linh. Họ là những con người trải qua những cảm xúc cực điểm của chiến tranh, với những thương tổn nặng nề về nhân tính, luôn bị ám ảnh bởi quá khứ ngay trong cuộc sống thời bình. Từ ký ức chiến tranh họ đau đớn, xót xa, tuyệt vọng, cô đơn hoặc giả tự hào sảng khoái đôi khi là sự phân thân. Cùng một lúc họ

sống bằng nhiều cuộc đời, bằng nhiều chiều của thời gian. Tìm tòi và thể hiện cõi sâu thẳm của tâm linh đã đem lại bề dày, bề sâu cho mỗi nhân vật. Không có những đột phá và cách tân táo bạo như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh…Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh là sự kế thừa và đổi mới trên nền truyền thống. Là người mà quá khứ đã là một phần trong cuộc sống, ám ảnh ông cho đến hết cuộc đời còn lại. Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh luôn cố gắng đi sâu vào cõi tâm linh của con người, dường như là cảm hứng khám phá chính của nghệ thuật với những ký ức âm thầm, dang dở, những giấc mơ hiện hữu hoặc phai tàn hay những khoảng trống rỗng bần thần cho đến những ám ảnh, lo âu của con người khi phải đối diện với cuộc sống hiện đại.

Herni Bergson cho rằng trong con người tồn tại “cái tôi bề mặt và cái tôi bề sâu”. “Cái tôi bề mặt là cái tôi giao tiếp bên ngoài, ở đó các trạng thái tách rời nhau, còn cái tôi bề sâu mới là cái tôi đích thực”. Ở đó các trạng thái cảm xúc và suy tư xâm nhập lẫn nhau. Sức mạnh của đời sống tâm linh qua nhân vật Hải (Sống khó hơn là chết) mở ra cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về thân phận con người. Đối với chị Nhàn, người phụ nữ có số phận bất hạnh trải qua bao sóng gió của cuộc đời, những ám ảnh giấc mơ hạnh phúc, dù giấc mơ ấy mong manh hơn gió đã làm người đọc nhức nhối. Chị thoi thóp mong chờ một thứ hạnh phúc mong manh, thứ hạnh phúc được đem lại bởi một kẻ say rượu. Trong cơn mê sảng hoang hoải chị đã như bị thôi miên, ngưỡng vọng một thứ không biết có được gọi là tình yêu? Một thứ kiếm tìm xa thẳm lắm, khi mà chị "cứ thả cho mình trôi nổi theo cái đà vô

vọng ngẩn ngơ, đi tìm cái bóng của tình yêu. Cái bóng của một con ma, mang hình một con ma" [23;51]

Thế giới con người là cõi muôn đời bí ẩn mà chính con người cũng không bao giờ biết được. Hành trình khám phá thế giới ấy đồng nghĩa với quá trình con người tự ý thức về mình. Nó như một thứ kính chiếu soi tỏ tâm

can con người, phơi bày những diễn biến tư tưởng, những trạng thái tinh thần, những đột biến bên trong phức tạp. Một đồng tiền đi lạc qua bao nhiêu cuộc đời, lắng nghe tiếng nói từ trái tim của những kiếp người ấy, rồi nó đến và kể cho nhà văn nghe những câu chuyện thăng trầm. Đồng tiền chỉ trị giá 1.000 đồng nhưng lại mang theo cuộc hành trình dài những ám ảnh của quá khứ và cả ám ảnh về “những điều trông thấy” ở thế giới người. Đồng tiền và

Một phần của tài liệu tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w