Người lính “lạc rừng”

Một phần của tài liệu tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Người lính “lạc rừng”

“Sẽ là bi kịch khi viết những cái ngoài khả năng của mình”, nhà văn

Trung Trung Đỉnh đã tâm sự như vậy. Cho đến tận bây giờ, ông luôn viết những gì xuất phát từ đời sống thực tế mà ông được chứng kiến. Đôi khi muốn thoát ra khỏi điều đó cũng thật khó bởi ký ức sâu nặng quá, nó luôn ám ảnh tất cả. Mặc dù đã gia nhập vào đời sống xã hội sau chiến tranh từ khá lâu nhưng tất cả những tác phẩm của ông vẫn mang âm hưởng của cuộc chiến: Lạc rừng, Ngược chiều cái chết, Tiễn biệt những ngày buồn, Sống khó

hơn là chết.

Hiện thực chiến trang được thể hiện trong văn xuôi sau năm 1975 không hề đơn giản xuôi chiều như trước, nó đa dạng, phong phú, nhiều chiều và được soi chiếu từ nhiều kinh nghiệm cá nhân khác nhau, với những quan điểm nhân bản khá sâu sắc. Đây là cơ sở để nhà văn sáng tạo nhân vật theo cách thức mới. Chiến tranh có thể làm cho những phẩm chất đẹp đẽ sáng ngời, biến những con người nhỏ bé bình thường thành anh hùng, nhưng chiến tranh cũng tạo nên những số phận bi kịch. Có người phải trả giá đắt để có được chiêm nghiệm sáng suốt về hiện thực như Bình trong tác phẩm Lạc

rừng. Tình huống tâm lý đặc sắc này được Trung Trung Đỉnh sáng tạo để

khảo sát tâm lý, tâm trạng con người trước những thử thách bất ngờ nhất Lạc rừng cuốn tiểu thuyết chưa đầy 200 trang của Trung Trung Đỉnh

đã được trao giải chính thức của cuộc thi viết tiểu thuyết 1998-2000. Là một anh bộ đội trẻ, mới từ Bắc vào Nam, còn ngỡ ngàng trước vùng đất xa lạ bị

lạc vào một buôn làng nhỏ của người Bah Nar. Ở đó, anh phải cố gắng để hòa nhập với môi trường mới. Nhưng ý nghĩa sâu sa hơn chuyện lạc rừng, đó là cuộc hành trình vừa có ý thức vừa tự phát để khám phá bản sắc văn hóa của một tộc người, để cùng hòa nhập, sống và chiến đấu.

Ngay khi vừa đặt chân vào Nam chiến đấu trận đầu tiên Bình đã bị địch phục kích và bị lạc. Sự khủng khiếp, khắc nghiệt của chiến tranh đã làm cho chú tân binh đi từ sự ngạc nhiên đến sợ hãi, hoang mang, lo sợ, nó khác xa với những gì mà chú tưởng tượng về chiến trường. “Hồi còn ở đơn vị

huấn luyện, và cả khi hành quân vào Nam, tôi chỉ nghĩ đến những trận đánh lớn, những tiếng hô xung phong, và tôi luôn mơ trở thành một dũng sĩ diệt Mĩ. Mọi điều giờ đây đảo ngược khủng khiếp đến thế này ư? Nó nhanh chóng đến thế này ư ? Giống như một cơn ác mộng. Tôi đã đái ra quần từ lúc nào ? và tôi bị sặc khói đạn, đã bóp cò súng từ lúc nào. Tôi rú lên khi bị hất vào bụi gai. Không còn súng. Không còn gì cả. Sau đó là khói và im lặng. Im lặng đến rùng rợn. Tôi không còn nhận ra địa hình và tôi không dám hành động gì. Sau đó là điên loạn sợ hãi và hoảng sợ” [22;.11]. Tình huống oái oăm này đã giúp anh lính cảm nhận rõ hơn về chiến tranh với đầy những thử thách bất ngờ. Có lẽ vì còn quá trẻ để hiểu hết những khó khăn ác liệt của cuộc chiến nên nhân vật chính đã bộc lộ hết sức chân thành những suy nghĩ, cảm nhận của mình không hề che dấu sự sợ hãi và uất nghẹn rất trẻ con. Khi biết mình bị lạc, anh leo lên núi, chui vào một cái lán nhỏ nhưng vì đói quá anh lần xuống một cái rẫy để đào sắn nhưng anh đã bị bắt bởi một nhóm người Bah Nar.

Bị lạc vào tộc người Bah Nar nhiệm vụ đầu tiên là tìm cách hòa nhập với cộng đồng người này xem họ nói gì, làm gì và nghĩ gì. Nhưng điều đó không dễ dàng chút nào với một chàng trai người Kinh, bởi rõ ràng là có sự cách biệt của hai nền văn hóa và văn minh. Như một lẽ thông thường khi lạc vào một chốn xa lạ là tìm nơi trốn chạy. Lúc đầu Bình tìm cách trốn chạy

khỏi những người bắt mình mà anh thấy như đám dân chạy địch càn. “Họ là đám dân chạy địch càn hoặc đại loại giống như vậy”. Nhưng việc chạy trốn

đã không thành, họ nghi anh là “tụt tạt” nhưng sau này, họ biết anh là đồng minh thì quá trình thử thách được bắt đầu. Cùng một lúc anh lính trẻ phải tập thích nghi với môi trường sống xa lạ nhiều bí ẩn này vừa phải đề phòng, dò xét để có thể hiểu và cùng thông cảm, chia sẻ với nhau. Chính sự non nớt vụng dại sự xa lạ đến bí ẩn ở cả hai bên đã đem lại nhưng tình huống thú vị cho câu chuyện.

Đã ở đây, thì không còn cách nào khác là phải hòa nhập với cuộc sống nơi này. Nhưng theo cảm nhận của Bình thì “Họ lầm lũi và lạnh lùng đến căng thẳng”. Anh hoang mang, nghi ngờ, mặc cảm “Tôi rên rỉ khóc vì khiếp sợ, vì không hi vọng van xin giải thoát”. Cô độc và xa lạ thế nhưng dần dần

anh cũng đã nhận ra được nhiều điều “Cứ như trong mơ tôi đã thoát khỏi

những ngày khốc liệt triền miên trong bom đạn, trong lo sợ. Đôi khi sự lo sợ, hoang mang còn trùm lên cả nỗi buồn và cái chết… Rằng sự có mặt của tôi giữa dân làng giờ đây không còn là sự kiện quan ngại gì cả. Rằng tôi đã học nói được đôi điều cần thiết để tránh hiểu lầm. Và rằng, tôi không còn là đối tượng khiến bà con anh em phải cảnh giác nghi ngờ” [22;7]. Bình đã chứng

minh được sự thành thực của mình khi gí củi lửa vào ngực mình “không hiểu

sao tôi lại bỗng có nghị lực đứng thẳng lên và tôi nhận rõ họ muốn gì. Tôi giật phanh cúc áo, dí gộc củi đỏ nhòe vào da thịt mình” [22;21]. Trên con

đường hoà nhập với cộng đồng người Ba Nar, Bình đã ngượng ngùng khi phải cởi trần đóng khố “Tôi nem nép ngồi, nem nép đi lại vì ngượng ngịu và

vì chưa quen với dây khố. Lúc nào tôi cũng có cảm giác như nó sắp tụt ra

[22;109]. Rồi đến công việc đi săn thú rừng “Cái phút ra đi bất chợt ấy, tôi

biết mọi người nín thở chờ tôi… và vì thế, tôi đã quyết định ra đi là không được về không, không để sự mong mỏi của mọi người thành ra hẫng hụt”.

nhiên đã giúp Bình hòa nhập vào cộng đồng Ba Nar lúc nào không biết, nó ngấm dần mà ban đầu là sự nhận thức “Tôi phải làm thế nào để họ chấp

nhận tôi, như họ đã từng chấp nhận, không thủ tục giấy tờ. Điều đó chỉ có thể gọi nó là niềm tin [22;73]. Đến tình cảm thành thực “Rõ ràng cuộc sống ở đây có một luật định mà chỉ có Yàng, tức thần linh mới hiểu được. Nhưng tôi phải hiểu. Tôi đã lấy máu của mình ra thề. Điều ấy là vô cùng thiêng liêng, không chỉ đối với bà con mà đối với cả tôi” [22;153]. Nhân vật Bình chân thật, phong phú, sống động, là một thành công của Trung Trung Đỉnh. Để khắc họa rõ hơn nhân vật Bình, nhà văn đã xây dựng một nhân vật đối lập, một tên tù binh Mỹ là Kon Lơ. Hai con người của hai nền văn minh khác nhau. Vì mục đích tối thượng là tồn tại, Kon Lơ nhẫn nhục, ngoan ngoãn làm tất cả những gì người du kích Ba Nar yêu cầu, kể cả chuyện “trừ

gian diệt ác”, giết người như một cái máy vô cảm, cũng chỉ vì mạng sống

của mình. Nhưng cuối cùng Kon Lơ đã thất bại vì không giữ được mạng sống của mình. Một cơn sốt rét ác tính đã cắt đứt quá trình hội nhập của anh ta vào một cộng đồng xa lạ và thù nghịch. Hình ảnh Kon Lơ mặc dù không đậm nét nhưng đó là một sáng tạo độc đáo của tác phẩm này. Nó làm nổi bật tính cách của nhân vật Bình. Nếu Kon Lơ cố giấu đi mọi khao khát, mọi tình cảm mọi suy nghĩ của mình thì ngược lại Bình lại ngây thơ và đôi lúc dại khờ nhưng “đó cũng là cách sống người nhất giữa những con người” và là cách để được thông cảm và chấp nhận.

Viết về Tây Nguyên trước Trung Trung Đỉnh đã có Nguyên Ngọc với

Đất nước đứng lên, tác phẩm đã xây dựng thành công hình ảnh anh hùng Núp với cuộc chiến tranh nhân dân hồn nhiên mà Núp cùng dân làng tiến hành, nhưng đó là cách hiểu, cách cảm và cách xây dựng nhân vật của một nhà văn người Kinh, khi soi chiếu cái nhìn vào người dân tộc. Còn ở Lạc

rừng thì nhà văn người Kinh ở đây lại chính là nhân vật Bình, bị lạc vào

đi lạc trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải. Anh ta phải tìm mọi cách để hiểu, để cảm và để được chấp nhận như là một thành viên trong cộng đồng ấy, qua đó bộc lộ cách ứng xử, tập tục tâm hồn của những người con núi rừng.

Lạc rừng hấp dẫn người đọc trước hết là nhờ tình huống tâm lý đặc

sắc này. Cuốn sách có được trạng thái hồn nhiên suốt từ đầu đến cuối. Câu chuyện về một người lính bị lạc trong cánh rừng Tây Nguyên được kể lại một cách chân thành. Nó giống như một chuyện chuyện cổ tích xa xưa mà hiện đại. Điều thú vị là đi hết cuốn tiểu thuyết, những gì chúng ta khám phá được hóa ra chỉ là một “tấm giấy thông hành” để đi tiếp vào thế giới lạ đang mở ra phía sau. “Không phải ở huyện đội, cũng không phải đơn vị hay bản

làng nào hết. Tôi ngơ ngác nhận ra khe suối này, cái vòi nước này …Tôi bỗng giận run người khi anh Miết, anh Yơng vừa nhún nhẩy múa hát vừa nắm tay tôi và Khiar tới bên ghè rượu” [22..194]. Hóa ra Bình chưa ra khỏi

rừng. Và đó còn là một câu chuyện dài mà cuốn tiểu thuyết mới chỉ trình bày ở chương đầu là tình huống giữ vai trò quyết định quy định đặc điểm kết cấu ở phần chìm của cuốn tiểu thuyết. Với tác phẩm Lạc rừng, Trung Trung Đỉnh đã đưa lại cho vǎn học viết về đề tài chiến tranh nói riêng, vǎn học nói chung một mảng sống mới, một kiểu nhân vật mới.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 41)