Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 75)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Điểm nhìn trần thuật

Trần thuật “là một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hoạt động lời

nói nhân vật vào đúng vị trí của nó để người đọc có thể lĩnh hội theo đúng ý định của tác giả” [33;364]. Trần thuật không chỉ là lời thuật mà còn bao hàm

cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả. Chính vì vậy vai trò của trần thuật là rất lớn.

Điểm nhìn là vấn đề then chốt của kết cấu, là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn cách cảm thụ thế giới của tác giả.

“Người ta không thể miêu tả nếu không có người miêu tả và không bắt đầu từ một điểm nhìn nào”.

Bố cục của trần thuật hình thành với sự triển khai cái nhìn, phối hợp luân chuyển các điểm nhìn. Nhà văn có thể tiến hành trần thuật theo quan điểm của mình hoặc theo quan điểm của một số nhân vật khác. Xét về trường nhìn trần thuật, tức là điểm nhìn bao quát cái phần thế giới được nhìn từ một chỗ đứng nào đó có thể chia làm hai loại: Trường nhìn tác giả và trường nhìn nhân vật. Trong sáng tác, hai loại điểm nhìn kia nhiều khi không tách biệt nhau, mà phối hợp luân phiên nhau trong một hệ thống trần thuật phức tạp. Trong quá trình trần thuật, điểm nhìn được chuyển từ tác giả sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác.

Mặc dù trong tác phẩm, mọi sự biểu hiện miêu tả đều từ tác giả. Song để tạo nên hình tượng nghệ thuật, tác giả thường tạo ra những kẻ môi giới đứng ra quan sát, miêu tả và kể chuyện. Đối với văn học Việt nam trước đây “nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật” dường như là một điều không cần thiết. Bởi hầu hết các tác phẩm tự sự đều được trần thuật bởi một điểm nhìn

duy nhất, điểm nhìn của người kể chuyện. Mà người kể chuyện này luôn đồng nhất với nhà văn. Tác phẩm luôn vang lên một tiếng nói duy nhất: phê phán hay ngời ca đều được định hướng bởi quan điểm tác giả. Người kể chuyện là người biết hết thấu tỏ chân lý cuối cùng.

Cùng với quá trình đổi mới, các nhà văn Việt Nam bắt đầu nói về hiện thực phức tạp chưa hoàn thành với cái nhìn từ nhiều phía. Một số tác phẩm thành công với nghệ thuật trần thuật đa tuyến tạo nên tính đối thoại cởi mở giữa các tư tưởng khác biệt, thậm chí đối lập nhau. Có rất nhiều tác phẩm với nhiều điểm nhìn trần thuật. Vấn đề là ở chỗ tác giả đã tổ chức điểm nhìn đó như thế nào và hiệu quả ra sao.

Thành công của Trung Trung Đỉnh phụ thuộc không nhỏ vào nghệ

thuật trần thuật, bắt đầu từ việc lựa chọn điểm nhìn khi trần thuật. Trong tiểu thuyết của ông, người đọc có thể nhận thấy sự phong phú của các điểm nhìn trần thuật. Không chỉ tác giả mà mỗi nhân vật cũng có điểm nhìn trần thuật của riêng mình. Đồng thời, các điểm nhìn trần thuật ấy có sự di chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác. Cách tổ chức điểm nhìn trần thuật này, nhà văn hướng tới mục đích nhận thức lịch sử và đời sống, con người trong tính đa chiều chân thực toàn diện và sống động như nó vốn có. Cùng một lúc ta có thể thấy nó từ nhiều phía, theo nhiều cách với những cảm nhận riêng tư, khác biệt.

3.1.1. Điểm nhìn bên ngoài

Điểm nhìn bên ngoài là trường hợp người kể chuyện đứng từ ngoài để quan sát câu chuyện.

Trong tiểu thuyết trung Trung Đỉnh nhất là ở giai đoạn đầu sáng tác, tác giả thường sử dụng điểm nhìn bên ngoài để trần thuật. Với tư cách là người đứng ngoài quan sát, miêu tả và kể lại toàn bộ diễn biến sự việc, điểm nhìn khách quan này đem lại một cái nhìn toàn tri cho câu chuyện.

Trong Tiễn biệt những ngày buồn, ngay từ đầu tác phẩm, sự trần thuật cho ta thấy người kể chuyện, không có vai trò gì ảnh hưởng đến diễn tiến câu chuyện mà chỉ chép lại, kể lại. Đây chính là cách vào đề khách quan của tiểu thuyết này. “Xoay cúi mình đạp xe, tránh những luồng gió hút táp vào mặt.

Đêm mùa đông ẩm ướt. Con đường vào khu nhà lổn nhổn những gạch vụn, và tối đặc” [21;5]. Với tư cách là người đứng ngoài cuộc- trong vai “tác giả”,

điểm nhìn của hướng đến mọi diễn biến của sự việc trong khu tập thể. Ngày bà Mão trở về khu tập thể, lần đầu tiên nhìn thấy bà, “Xoay bỗng thấy rùng

mình. Bà Mão già tọp hẳn đi, nét mặt dài dại, giọng nói cứ như ở đâu. Có chuyện gì mà giờ đây bà tiều tụy thế này?. Mới có mấy năm tóc bà đã bạc gần hết. Những nếp nhăn nhầu nhĩ, không còn cái dáng nhanh nhảu, mau mắn của người chị nuôi tận tụy năm nào” [21;17]. Còn với Ron, con người

của thế hệ trước đã lỗi thời lúc nào cũng câu nói cửa miệng: “Cấp trên nói là

đúng, đúng là làm, không sai!”. Ngày ngày, Ron nuôi hy vọng với những tờ

sổ xố mà năm năm mà không trúng một lần. Mọi hi vọng đổi đời anh dành hết cho những tấm vé số. “Ron lững thững ra thăm vạt rau. Những cây bắp

cải đang cuộn, đang lên mơn mởn, cứ mỗi cây là hai cái vé số. Rồi luống su hào, Ron cũng tính bình quân mỗi củ hai vé. Vạt rau muống làm giống cho vụ sau. Lại còn đám rau thơm đang đà phát triển…Mọi thu hoạch của Ron giờ đây đều tính bằng vé số” [21;42]. Cuộc sống mưu sinh giữa lúc cơ chế

bao cấp đang chuyển mình với những người như Ron thật quá sức. Nó nặng nề, u ám và xám xịt, “Ron quay mặt đi giấu nỗi buồn thoáng phủ lên khuôn

mặt hốc hác của mình. Ron đứng tựa cửa, nhìn bát hương ngoài bàn thờ nghi ngút, anh toan ra xô đổ hết cả, nhưng rồi không hiểu sao lại thọc túi quần lững thững bước ra cổng. Chiều ba mươi tết đường nông trường vắng hoe. Thấp thoáng những mái nhà trên sườn đồi tỏa khói, và bắt đầu mưa bụi. Ron xòe tay ngước nhìn lên bầu trời xám xịt” [21;126].

Kể lại với một cái nhìn khách quan, điểm nhìn bên ngoài giúp người đọc hình dung những diễn biến lô gic của sự kiện diễn ra trong tác phẩm cũng như đối với từng nhân vật. “Xoay không buồn nói lại. Anh cặm cụi đạp

xe, được một lúc chợt ngẩng lên. Đường phố người đạp xe dày đặc, giống như một cuộc xuống đường ào ào. Xoay tặc lưỡi cảm thấy tưng tức ở ngực. Hà Nội giờ đây bỗng trở nên ngột ngạt đối với anh. Người ta đông thế kia mà trông ai cũng hớt hải, như đang cố dấn lên phía trước. Hơn nhau một tí rồi lại cố lách lên. Ở đâu cũng thấy sự chen lấn đến kinh người” [21;54].

Trong văn học truyền thống, chủ yếu các tác phẩm văn học được triển khai ở cái nhìn tương đối ổn định. Các nhà lý luận cho đó là cái nhìn biết trước. Nghĩa là người kể chuyện miêu tả, tái hiện đời sống chủ yếu ở ngôi thứ ba. Với cái nhìn như vậy, người kể chuyện nắm trong tay sự phát triển của mạch truyện cũng như số phận của nhân vật. Như vậy về cơ bản văn học truyền thống xuất phát từ điểm nhìn bên ngoài. Ngõ lỗ thủng, tác phẩm được kể lại từ điểm nhìn nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”. Tuy nhiên không vì thế mà câu chuyện giảm đi tính khách quan của nó. Vẫn có những điểm nhìn bên ngoài chi phối và quan sát, đánh giá sự kiện qua người kể chuyện và các nhân vật khác. “Cỗ tàn hai bà già ngồi ăn trầu. Gù và Hạnh vẫn cứ

ngồi uống rượu. Câu chuyện lần về quá khứ đau thương buồn thảm của hai bà đã khiến cô Hạnh mất cái hung hăng thường ngày. Hai khóe mắt Hạnh đỏ hoe, rơm rớm nước” [20;42]. Còn với Gù, niềm hạnh phúc lần đầu tiên được hôn một người con gái đã khiến Gù lâng lâng. Anh bắt đầu mơ mộng, hồi tưởng, và tự hỏi bản thân. Lần đầu tiên anh di chuyển một cách quyết liệt để được nhìn thấy Hạnh “Gù lại nhích ra khỏi cửa, anh lại tới bên gốc bàng,

chõ mắt vào đem tối. Vẫn yên tĩnh. Vẫn mưa phùn. Mặc anh bắt đầu nhích lên và hướng về phía ấy” [20;34]. Cái đêm thần tiên, kỳ diệu nhất đời anh

Gù được dẫn dắt qua sự quan sát của người kể: “Ngoài kia hình như trời đã

như đã mệt mỏi. Anh Gù bảo thằng Mĩ đánh thức Hạnh dậy. Cô chửi vào mặt thằng Mỹ một câu rồi lại nằm xuống. Đến lượt thằng Hà, thằng Ngọc gọi cũng bị mắng. Thế là chúng nó kéo nhau ra đi” [20;55].

Trần thuật ở điểm nhìn ở ngôi thứ ba đã đem lại tính khách quan tối đa cho câu chuyện. Qua những biến cố quan trọng trong cuộc đời của mỗi nhân vật, chúng ta thấy cả một quá khứ lịch sử cũng được tái hiện một cách khách quan với tất cả những sai lầm cần được nhìn nhận lại. Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp sáng tác, trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài là đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết trung trung đỉnh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w