7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Giọng cật vấn, hoài nghi
“Giọng này thường đi với lối hành văn nửa nghiêm túc, nủa suồng sã mỉa mai nhấn mạnh vào thành phần định ngữ mở rộng câu hoặc liên tưởng tạt ngang, xuất hiện khi tác giả có nhu cầu truy tìm căn nguyên những điều phi lý”
[32;365].
Trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, giọng tra vấn riết róng, thường đi liền với chút giọng hoài nghi, đau đáu một nỗi niềm nhức nhối băn khoăn mong tìm lời giải đáp, đồng thời cũng thể hiện được tâm lý lo lắng bất an trước những âm vang, khủng hoảng của xã hội và đời sống con người.
Chẳng qua rất nhiều những số phận cuộc đời, nhân vật đồng tiền luôn tự đặt cho mình những câu hỏi để đi tìm bản chất của con người “con người
luôn luôn tìm cách thỏa mãn nỗi lòng mình, khát vọng của mình. Mà khát vọng của họ thì vô cùng vô tận. Họ có một đồng thì nghĩ ngay tới đồng thứ hai, thứ ba. Họ chở thành kẻ coi rẻ đồng tiên sau khi họ quá hy vọng vào nó, nhưng sự thực thì cái hy vọng đó là con số người lại với niềm mong ước. Vì sao lại bi thảm như thế? Chẳng lẽ những đồng tiền tự nó đẻ ra được sự sảo trá? Hay bản tính của con người mang sẵn sự tham lam? Kẻ có nhiều tiền mơ ước có nhiều tiền hơn, nhưng không thoát bị kẻ nhiều hơn mình lừa lọc. Kẻ có ít tiền khao khát việc làm, khao khát miếng ăn. Có việc làm, có miếng ăn rồi họ tiếp tục khao khát tiền bạc, dầu sang và quyền lực” [23;43]. Ngay
trong bản thân của con người thì phần lý trí và thể xác luôn đấu tranh với nhau cật vấn và tra hỏi “thế cậu là ai? Hải tự hỏi mình. Ta là tổng hòa các
mâu thuẫn con người. Hãy bình tĩnh và tự tin. Anh sẽ khỏi bệnh và các đồng nghiệp của anh không phải cũng nhìn anh như kẻ mắc bệnh tâm thần. Thực ra hội chứng mắc bệnh tân thần trong con người hiện đại làm sao ai trách được? Ai cũng mắc đấy nhưng không phải ai cũng tự mắc mình” [23;46].
Hải là con người sống ở cả hai chiều quá khứ và hiện tại, luôn là sự đấu tranh giữa con người trách nhiệm và con người thông minh. Là một nhà khoa
học, anh hướng mình tới một công việc chân chính và anh luôn tự đặt câu hỏi cho mình về điều đó. “nhà khoa học chân chính là người vượt lên trên
mọi hoàn cảnh để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, đó là công trình khoa học. Ta không chịu đựng được sự thỏa hiệp xuôi chiều” [23;78].
Là người đứng ngoài kể lại những câu chuyện về những số phận con người, nhưng chính đồng tiền cũng là nạn nhân của những bi kịch về sự tham lam, ích kỷ giả dối của con người. Đồng tiền rất hay chất vấn cuộc đời và nhà văn “Ô hô! Tôi mà là đồng tiền mạt vận ư? Hãy nhìn lại tôi đi, hỡi con
người khốn khổ kia ngài nên nhớ rằng sự từng trải của ngài chưa thấm vào đâu so với các đồng ngũ… các người coi thằng thể xác chỉ là con lừa, vậy mà các người cũng hung hăng vào mơ ước và khát vọng thêm một lần nữa. Vâng, đúng là các người đã từng nhụt chí và thất vọng vì những điều trong thấy sai lè lè mà vẫn phải công nhận là đúng, vì những điều trong thấy đúng chóc mà vẫn phải công nhận là sai” [23;144].
Có vô vàn những đoạn tra vấn riết róng như thế gợi một dư vị chua chát, nghiệt ngã và tàn nhẫn. Chua chát nhất là hỏi mà không có câu trả lời. Trong Ngõ lỗ thủng, anh Gù có lẽ là nhân vật ám ảnh, và là người luôn đưa ra những lời tra vấn riết róng và thẳng thắn nhất. “A ha! Chú mày đấy hả định đi
Tây mua xe tay cho anh hả? xin cảm ơn lòng tốt của chú mày. Nhưng anh thèm vào cần. Từ bé tới giờ, lê cái ghế thành chân, giở người giở ngợm nó quen rồi. Không thay đổi được đâu. Tao cũng chằng cần cái nối ủy mị hèn mọn của trí thức chúng mày! Sống mà không biết mình là ai thì còn sống làm gì? Tao là Gù hiểu chưa? Gù chứ không phải lành lặn. Tao đã thề rồi, dẫu có cái xe tay nổ tung phành phạch thì vẫn chỉ là Gù thôi con ạ. Không thích hả? Không thích thì cho chúng mày chết gục giữa âm u của lý tưởng đạo đức ngây ngô giữa biển người khỏe chân mạnh tay của chúng mày” [20;67].
Nhân vật tôi cứ quay cuồng chóng mặt với câu hỏi: “Tôi là ai? Tại
cánh cửa, vượt ra khỏi những bế tắc do chính tôi tạo ra? Tại sao tôi cũng quẩn quanh trong căn phòng hôi hám chặt chội đánh vật với những suy nghĩ rồ dại?” [20;75].
Những nhân vật trong Tiễn Biệt Những Ngày Buồn luôn loay hoay lúng túng trong cơ chế mà mọi giá trị bị đảo lộn. Thế nên họ cứ luôn phải suy nghĩ, phải chất vấn mình từ trăm ngàn sự vô lý “cơ chế ấy được thiết lập
từ đâu” ai thiết lập ra nó? Tập thể?” Xoay là người luôn sống bằng ký ức
của thời chiến tranh và những ám ảnh về nó. Những cuộc chất vấn đôi khi diễn ra ngay trong mơ, từ phía đồng đội của anh “mày nên nhớ rằng, cái chết của chúng tao không nhằm xây cho mày cái lâu đài của vinh quang. Tao ấy à? Nếu tao mà còn sống thì tao cũng sẽ viết. Chiến tranh bẩn thỉu hơn tất cả những trò bẩn thỉu mà con người nghĩa ra. Chúng ta hy sinh vì tổ quốc vì nhân dân chứ không phải quyền lợi của bọn cơ hội. Nết như chúng mày còn sống thì chúng mày thua chúng nó thì trách nhiệm đâu phải chúng tao đã phí xương máu hy sinh?” [21;234].
Giọng điệu tra vấn có phần hoài nghi đã làm cho tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh một cái gì đó đay đả, day dứt, khắc khoải về nhân sinh và nhân phẩm về thời cuộc. Nó khẩn khoản một khát vọng truy tìm căn nguyên những lời giải đáp cứ lơ lửng đâu đây, để lại sự ám ảnh khôn nguôi trong lòng người đọc.
3.3.3. Giọng triết lý, suy ngẫm
Theo tác giả Nguyễn Thị Bình “hứng thú nghiên cứu đời sống và trình bày trải nghiệm cá nhân cùng thái độ hoàn toàn tự tin về mình” đã đem lại giọng điệu từng trải, chiêm nghiệm trong văn học. “Điều này trước đây thường thấy ở văn Nguyễn Khải. Từ sau 1975 nó lan sang nhiều người khác như Lê Lựu, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Khắc Trường, Chu Lai, Nguyễn Minh Châu”.
Trong hệ thống giọng điệu đa dạng của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh thì giọng triết lý suy ngẫm được thể hiện rất sâu sắc với những suy tư về con người, cuộc đời, thời thế. Các nhân vật sau khi đã nếm đủ các đắng cay cơ cực của một kiếp người, đều tỏ ra rất thâm trầm trải nghiệm. Có khi chỉ là một chi tiết một sự kiện cụ thể nhỏ nhặt cũng được nâng lên thành triết lý, thành quy luật chung của con người, cuộc đời. Nhân vật đồng tiền sau khi chứng kiến rất nhiều những số phận, cuộc đời đã phải thốt lên một cách xót xa “Cuộc đời như một cái xe chặt nhóc người, chạy riết trên đường xóc rồi
ai cũng tự kiếm được chỗ cho mình đứng hoặc ngồi, thậm chí ngồi lên đùi người khác, thì vẫn gọi là ngồi, thậm chí đứng cả lên chân người khác thì vẫn gọi là đứng”; “ở đời quả có lắm kiểu người, lắm số phận có người tưởng cao sang hóa ra thấp hèn, có người tưởng bình thường thậm chí hèn mọn lại hóa ra cao khiết” [23; 153]. Nhân vật Hải khi tỉnh táo đã phải bật lên
rằng “cuộc đời nó quay ta, nếu ta thiếu bản lĩnh, và thế là bị nó quấn phăng
đi ngay”. Nhà văn khi đối thoại với nhân vật đồng tiền đã đưa ra triết lý về
sáng tạo nghệ thuật “sáng tạo không phải là bịa tạc, càng không phải tô son
điểm phấn. Đó là đỉnh điểm của khoái cảm và nỗ lực. Sau đó là gì? Là mệt mỏi đầy thú vị. Nghệ thuật không đem lại hạnh phúc cho họ, chỉ vì họ đa số là lũ người ngu dốt có đúng không? Nghệ thuật không phục vụ đại chúng! Ai nói thế nhỉ? Đám đông chỉ thích thực phẩm chứ nghệ thuật chả có ý nghĩa gì” [23;56]. Đã không ít lần qua những cuộc trò chuyện với nhà văn, đồng
tiền đã phải thốt lên “các anh quên thói xúc động mà quên rằng lạnh lùng
cũng là một trạng thái của tình cảm, nó cần tới thần kinh và lý trí, nếu không có nó, con người sẽ bị những cơn cảm xúc ngẫu nhiên khi trạm hoàn cảnh cá biệt tự đẩy mình vào trốn u mê cuồng dại cá nhân” [23;145].
Bằng một lối diễn đạt có phần gay gắt theo một cách riêng, Trung Trung Đỉnh trong Ngõ lỗ thủng lựa chọn một giọng suy tư triết lý trực diện về tình yêu, về cuộc sống và con người “Con người ta sống phải biết bơ cái
sự bình phẩm ác mồm ác miệng ấy đi. Người ta tồn tại được, trước hết phải vị chính con người mình” [20;46]. Khi nói về tình yêu giữa Hạnh và anh Gù
thì nhân vật tôi đã phải chua chát cho rằng “lấy nhau không phải là biểu
hiện của tình yêu. Tình yêu là cái gì đấy cao sang hơn nhiều”. Trung Trung
Đỉnh là người luôn day dứt về trạng thái sống, về bản chất của con người
“sự thực thì con người ta luôn có những đòi hỏi cao hơn cái mà người ta có, chúng ta không tự biết. Ta luôn cảm thấy mình thiệt thòi. Mọi mâu thuẫn đều bắt đầu từ đó”. Không ít lần nhà văn để cho nhân vật triết lý về hiện thực. “Hiện thực là một con mồi hôi hám” (Sống khó hơn là chết). “Sự thật không phải chỉ là những hiện tượng mà sự thật cũng có gốc rễ của nó, hiểu chưa? Sự thật không bắt nguồn từ cái lối bắt chộp một hiện tượng bi ai hay tươi mát mà nó được hình thành từ sâu xa, gốc rễ của sự thật, thì chỉ là gãi ngứa, chỉ là sự lừa phỉnh, mị dân một cách chân thành thôi”. Hầu như nhân vật nào trong Ngõ lỗ thủng của ông đều mang triết lý của riêng mình. Gù khát khao đi tìm hạnh phúc, cho dù đó là thứ hạnh phúc mà anh không thể có. Thế nhưng chỉ có tìm được ra Hạnh mới trả lời được cho anh ý nghĩa của cuộc sống này, cuộc sống cần phải biết điểm dừng chứ không thể mơ mộng mãi được, “Con người ta hơn nhau ở chỗ biết lùi, biết dừng lại ở nơi cần dừng
lại. Đó là vở thôi. Sách vở nói thi hay lắm. Còn cuộc sống hoàn toàn trái ngược. Cuộc sống bao giờ cũng cố đẩy con người ta tới điểm cuối cùng của nó? Đúng không? Hoặc là đỉnh cao, hoặc là vực thẳm, không có điểm dừng nào ở giữa cả! Không có !” [20; 52]. Bà Huệ, vợ của ông tiến sỹ cũng đã
định nghĩa về hạnh phúc một cách rất thực tế “con người ta được gọi là
người không phải chỉ có nỗi buồn. Nó phải có tất cả mọi trạng thái. Hạnh phúc cũng thế. Hạnh phúc là khi khát nước được uống nước. Hạnh phúc là khi đói để có cái mà ăn, khi buồn có bạn, khi vui có bạn. Bạn của anh đâu rồi? thôi chào ông anh, nói chuyện với ông anh chán bỏ mẹ. Ông anh cứ làm ông anh ghê lắm. Không là cái đinh gỉ gì với cuộc đời đâu” [20;54].
Tiễn biệt những ngày buồn, âm hưởng chủ đạo là dư bị buồn, xót xa và
nuối tiếc. Một con người đã từng trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt, cũng đang sống và trải nghiệm trong cuộc sống thời bình, trước bất kỳ một sự vật hiện tượng nào, bằng sự từng trải và kinh nghiệm, Trung Trung Đỉnh đều có những triết lý sâu xa về cuộc đời một con người “mỗi người được sinh ra
trong trời đất, thì được trời đất phú cho một cái tài để sống. Người càng nhiều tài thì làm càng to. Nhưng chớ có khinh thằng ăn mày nó cũng có tài của nó, có thằng tài thằng ngu. Vậy cho nên mỗi người một khác, không ai giống ai. Cái số con người là ở cái khác nhau ấy. Cùng sinh một giờ, một năm, một tháng vậy mà khác nhau, một thằng làm chủ còn thằng kia làm đầy tớ. Cái khác nhau là phúc đức của mỗi thằng” [21;156]. Nhân vật Khoái rất
thích triết lý về con người “nhân sinh lại địa thì, vị tiếu nhi tiên khóc. Đời là
bể khổ. Tiền tài, địa vị, danh vọng ư? Vô nghĩa tất! cái chết nó sòng phẳng lắm, sòng phẳng tới mức, dù ông vua hay thằng dân đen thì rồi cũng phải chịu chung một cõi mịt mùng”. “Con người có đủ thứ cà cao sang lẫn bẩn thỉu, cả khôn lẫn ngu, cả hèn mọn lẫn cao cả, có tất. Nó dó dẩn lắm. Mà lại chả dớ dẩn tí nào” [21; 87]. Có lần khoái nói với Ron như thế này “buồn là một trạng thái tình cảm cao quý nhất của con người…Mà Chúa chỉ ban cho mỗi giống người, có buồn, có vui thôi ông ạ”
Trong hành trình đi tìm lại chính mình nhân vật Xoay đã nhiều lần, xót xa thốt lên. “không phải hoàn toàn xấu. Con người không phải tất cả ai
cũng xấu nhưng kẻ xấu thì lại đầy rẫy”. “Con người phải tự cứu lấy bản thân mình. Mà muốn cứu được mình thì trước hết phải biết mình là ai cái đã! Đánh mất bản thân mình thì còn ai cứu được” [21; 189]. Nhân vật Ron
trong tác phẩm có lẽ là người gặp bi kịch đáng thương nhất, đáng thương bởi vì anh quá dập khuân máy móc. Đáng thương vì người lính trong anh không kịp thích ứng với cuộc sống của hiện tại với những tính toán nhỏ nhen, với cuộc đời đa đoan đa sự. Ron đã phải thốt lên. “Cuộc sống như một cái dây
leo, còn con người ta cứ như một diễn viên xiếc, leo lên, chao đảo trên đó, rơi xuống là chết ngay đứ đừ. Nhưng làm sao ma rơi được? Cái dây an toàn nứu người ta lại thả người ta ra, rồi đặt người ta vào lại cái dây ấy. Và thế là con người lại có nứu lấy, run sợ cũng phải cố mà leo. Té ra cái đích của cuộc sống là cái chết! cuối cùng ai cũng phải sống và ai cũng phải tới cái đích ấy. Nhưng người sống lại luôn cho rằng, người chết trước là khổ là bất hạnh” [21; 305].
Giọng triết lý suy ngẫm trong tiểu thuyết Trung Trung Trung Đỉnh chứa đầy nỗi niềm suy tư thậm chí có phần chua chát và gay gắt, khiến người đọc chìm sâu vào thế giới nội tâm để cùng băn khoăn, suy nghĩ, cùng tâm sự và cùng giãi bày chia sẻ. Với giọng điệu này, người đọc dường như cũng tìm được sự đồng cảm về cảnh ngộ, về tâm trạng, về những thăng trầm chìm nổi của kiếp người.
Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh có sự đa dạng về giọng điệu. Với những sắc thái thẩm mĩ khác nhau, giọng điệu trần thuật đã tạo cho người đọc nhiều hứng thú. Sự từng trải, chiêm nghiệm và một tâm hồn đa đoan, nhạy cảm, trăn trở về thân phận con người và chiến tranh đã tạo nên giọng văn triết lý đầy xót xa, lối cật vấn riết róng nhiều lúc đến gây gắt đã tạo nên một nét riêng không thể hòa lẫn trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh.
KẾT LUẬN
1. So sánh với sáng tác trước năm 1986, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh đã có những bước phát triển đáng kể. Cuộc sống thời bình với những nhu cầu mới đặt ra những vấn đề bức xúc buộc phải đổi mới văn học. Trong dòng chảy xô bồ của văn học thời kỳ này, Trung Trung Đỉnh đã tạo cho mình một chỗ đứng nhất định trong nền văn học.
2. Ám ảnh về quá khứ, nhức nhối về bức tranh hiện thực và con người sau đổi mới, Trung Trung Đỉnh đã lựa chọn và miêu tả trong tiểu thuyết của mình những mảng tối được nhìn qua lăng kính cá nhân với một tâm trạng