Bài học kinh nghiệm rút ra từ các địa phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tuyên quang (Trang 39)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3.Bài học kinh nghiệm rút ra từ các địa phương

- Bám sát chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động nghiên cứu các văn bản chính sách chế độ mới trong lĩnh vực kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đến cán bộ Kho bạc cũng như các đơn vị chủ đầu tư.

- Sử dụng và đào tạo cán bộ hợp lý, bố trí đúng người đúng việc, phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ. Khuyến khích cán bộ nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, tham quan học hỏi các mô hình quản lý ở các địa phương.

- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư.

- Định kỳ phối hợp với các ngành và các đơn vị chủ đầu tư tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý, đúng chế độ. Phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc, những nảy sinh trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, tổ chức tốt công tác thông tin báo cáo.

- Thường xuyên tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắm các sai sót xảy ra trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Thực hiện công khai quy trình quản lý, thanh toán vốn đầu tư.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng về công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong thời gian qua tại Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang?

- Cần tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN Tuyên quang ở những mặt nào?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Điểm nghiên cứu là các dự án đầu tư bằng nguồn vốn XDCB tập trung thuộc ngân sách tỉnh do phòng Kiểm soát chi- KBNN Tuyên Quang quản lý

2.2.2. Quy trình nghiên cứu

Hệ thống hoá cơ sở lý luận

và thực tiễn

Khung yêu cầu về kiểm soát chi

vốn đầu tư XDCB

Phỏng vấn

Điều tra

Thực trạng kiểm soát chi vốn đầu

tư XDCB tại KBNN Tuyên Quang

Khoảng cách về quản lý, kiểm soát vốn đầu tư

Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Quan sát Các yếu tố ảnh hưởng Các yếu tố ảnh hưởng

2.2.3. Thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại tỉnh Tuyên Quang. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn:

2.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành: Các văn bản pháp lý liên quan; các Thông tư, Quyết định; Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB; các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.

Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB.

Số liệu về tình hình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCN từ NSNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang qua báo cáo các năm 2011,2012, 2013 của phòng Kiểm soát chi KBNN Tuyên Quang. Ngoài ra còn sử dụng một số tài liệu của Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở Tài chính vật giá và Sở Kế hoạch và đầu tư.

2.2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Chọn đối tượng điều tra:

Các thông tin, số liệu sơ cấp là các thông tin, số liệu có liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến tình hình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Đánh giá của cán bộ công chức KBNN Tuyên Quang đối với việc thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB trong thời gian qua. Đánh giá của các chủ đầu tư, các doanh nghiệp nhận thầu xây dựng trong quá trình tham gia thực hiện và chịu tác động vào quá trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN Tuyên Quang.

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, tác giả lựa chọn các đối tượng điều tra gồm: Cán bộ, công chức của KBNN Tuyên Quang có tham gia công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Các chủ đầu tư có quan hệ thanh toán với phòng kiểm soát chi NSNN thuộc KBNN Tuyên Quang và doanh nghiệp có quan hệ với chủ đầu tư.

- Chọn đơn vị điều tra, phương pháp điều tra:

+ Thông tin thu thập được bằng phương pháp phiếu khảo sát thông qua bảng hỏi đối với cán bộ, công chức của KBNN Tuyên Quang có tham gia công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN: 31 người

+ Thông tin thu thập được bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn một 13 chủ đầu tư có quan hệ giao dịch với phòng Kiểm soát chi NSNN thuộc KBNN Tuyên Quang và 07 doanh nghiệp có quan hệ với chủ đầu tư.

Đối tƣợng điều tra Số lƣợng Mẫu Tỷ lệ (%)

Các cán bộ kiểm soát chi thuộc KBNN

Tuyên Quang 31 31 100

Chủ đầu tư có quan hệ với văn phòng

KBNN Tuyên Quang 27 18 66,67

Nhà thầu liên quan đến KSC của văn

phòng KBNN Tuyên Quang 34 07 20,59

Cộng mẫu 56

- Nội dung điều tra:

+ Khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp cán bộ, công chức KBNN Tuyên Quang nhằm thu thập các thông tin về tình hình kiểm soát chi đầu tư XDCB; quy trình kiểm soát chi; kết quả thực hiện kiểm soát thanh toán toán vốn đầu tư XDCB; Định hướng giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN Tuyên Quang.

+ Phỏng vấn các chủ đầu tư, các doanh nghiệp nhận thầu xây dựng trong quá trình tham gia thực hiện và chịu tác động vào quá trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN Tuyên Quang.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Sử dụng bảng thống kê để tổng hợp thông tin - Sử dụng đồ thị thống kê: Hình quạt, hình cột, ... - Phân tổ thống kê

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp thống kê kinh tế được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích để rút ra nhận xét, kết luận về đối tượng nghiên cứu bao gồm:

2.2.5.1. Phương pháp thống kê so sánh

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.

Sử dụng phương pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh liên hoàn với mục đích:

- So sánh tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua các thời kỳ nghiên cứu.

- So sánh nhiệm vụ thực hiện kế hoạch qua các năm khác nhau - So sánh các đối tượng tương tự

Thông qua phương pháp so sánh, sẽ giúp ta có được các kết luận và kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN Tuyên Quang theo từng năm nghiên cứu

2.2.5.2. Phương pháp thống kê mô tả:

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối để mô tả thực trạng tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB. Dựa vào đó ta chỉ ra được những điểm mạnh, yếu của từng khâu kiểm soát chi vốn đầu XDCB, nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả quan để khắc phục những điểm yếu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứu hồ sơ ban đầu

Chỉ tiêu nghiên cứu hồ sơ ban đầu được xác định bằng thời điểm chủ đầu tư gửi hồ sơ ban đầu đến Kho bạc Nhà nước có theo đúng quy định hay không, hồ sơ được gửi một lần hay gửi nhiều lần trong một năm.

2.3.2. Công tác kế hoạch hóa đầu tư

Chỉ tiêu đánh giá về công tác kế hoạch hóa đầu tư xác định trên cơ sở điều kiện phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, thời điểm phân bổ và số lần điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư trong một năm.

2.3.3. Chỉ tiêu tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư

- Chỉ tiêu về số dƣ tạm ứng được đánh giá bằng số dư tạm ứng khi kết thúc niên độ ngân sách hàng năm chưa thu hồi, thể hiện bằng số tuyệt đối hoặc bằng tỉ lệ %.

- Chỉ tiêu về từ chối thanh toán

Qua kiểm soát chi vốn đầu tư, số tiền từ chối thanh toán thể hiện bằng số tuyệt đối, được xác định theo công thức:

Số tiền KBNN từ chối thanh toán qua kiểm soát chi đầu tư XDCB

=

Giá trị khối lượng hoàn thành chủ đầu

tư và nhà thầu đề nghị thanh toán

-

Giá trị khối lượng hoàn thành KBNN

chấp nhận thanh toán

Chỉ tiêu này đánh giá kết quả kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN Tuyên Quang. Số tiền từ chối thanh toán càng lớn càng chứng tỏ rằng công tác kiểm soát của KBNN là chặt chẽ.

- Chỉ tiêu tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN.

Tiến độ giải ngân được tính bằng tỷ số vốn đã giải ngân trong năm trên tổng số kế hoạch vốn được giao hàng năm. Thường được tính bằng tỉ lệ % và xác định theo công thức sau:

Tỉ lệ giải ngân = Tổng số kế hoạch vốn được giao trong năm Tổng số vốn đã giải ngân x 100% Chỉ tiêu này nhằm đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, tốc độ thực hiện đầu tư phản ánh số lượng, năng lực phục vụ được huy động hoặc mức vốn đầu tư được thực hiện trong một đơn vị thời gian. Chỉ tiêu này càng lớn tốc độ thực hiện đầu tư càng nhanh.

- Chỉ tiêu đánh giá thời gian giải quyết hồ sơ.

Thời gian giải quyết hồ sơ thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành phản ánh việc cơ quan kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB có gây khó khăn, nhũng nhiễu, phiền hà hay tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư trong thanh toán hay không. Thời gian giải quyết hồ sơ tính theo ngày và xác định như sau:

1. Số ngày giải quyết

hồ sơ thực tế =

ngày/tháng

nhận hồ sơ -

Ngày/tháng trả hồ sơ Trong đó: - Ngày/tháng nhận hồ sơ xác định trên Phiếu giao nhận hồ

sơ giữa KBNN với CĐT

- Ngày/tháng trả hồ sơ xác định trên Giấy rút vốn đầu tư, KBNN trả cho CĐT

2. Thời gian đánh giá (ngày) =

Số ngày giải quyết hồ sơ theo quy định -

Số ngày giải quyết hồ sơ thực tế - Thời gian đánh giá > 1: Giải quyết hồ sơ nhanh hơn so với quy định; - Thời gian đánh giá = 0: Giải quyết hồ sơ phù hợp với quy định; - Thời gian đánh giá < 0: Giải quyết hồ sơ chậm hơn với quy định.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC TUYÊN QUANG. 3.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên quang

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, với tổng diện tích tự nhiên 586.732,71 ha (trong đó có 70% diện tích là đồi núi), chiếm 1,78% diện tích cả nước, ranh giới phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang; phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên; phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ; phía Đông Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.

Các đường giao thông quan trọng là Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi Yên Bái. Tuyên quang có hệ thống sông lớn chảy qua như sông Lô, sông Gâm nên rất thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện và giao thông đường thuỷ

3.1.1.2. Khí hậu

Tuyên Quang có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, Mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Độ ẩm bình quân năm là 85%. Khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp (chè, mía), cây ăn quả (cam, quýt,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên quy mô lớn.

3.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tuyên Quang là tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, có 6 huyện, 1 thành phố, với số dân là 739.668 người; trong đó dân số đô thị 134.810 người (chiếm tỷ lệ 18,23%) và dân số nông thôn 604.858 người (chiếm tỷ lệ 81,77%) (Nghị quyết 13/NQ-HĐND ngày 18/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang). Thế mạnh của Tuyên Quang là phát triển du lịch, tài nguyên khoáng sản, nông, lâm nghiệp, văn hóa dân tộc, sinh thái.

Nền kinh tế của tỉnh có xuất phát điểm thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế. Nền sản xuất hàng hoá đang trong quá trình hình thành. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp còn nhỏ bé, chiếm tỉ trọng thấp và phát triển chậm. Hiện tại, tỉnh đang dựa vào thế mạnh sẵn có để phát triển một số ngành công nghiệp như khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Đây cũng là những ngành công nghiệp chính của tỉnh.

Theo số liệu báo cáo tại Kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII, năm 2013, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 13,5%, GDP; bình quân đầu người đạt 25,5 triệu đồng/người/năm; chỉ số phát triển công nghiệp đạt trên 105%, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 3.400 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng trên 5% so với năm 2012, sản lượng lương thực đạt trên 33 vạn tấn; trồng mới trên 13.200 ha rừng tập trung; làm mới 535 km đường bê tông nông thôn; tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt 10.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 57,3 triệu USD; thu ngân sách địa phương đạt trên 1.330 tỷ đồng; thu hút 860.000 lượt du khách du lịch; tạo việc làm mới cho trên 18.200 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn trên 18,40%.

3.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động của Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang

3.1.2.1. Quá trình thành lập, chức năng, nhiệm vụ

Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang được thành lập theo Quyết định số 325 TC/QĐ/TCCB ngày 31/8/1991. Nhiệm vụ chính là Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và tiền gửi của các đơn vị dự toán. Thực hiện nhiệm vụ tập trung các nguồn thu ngân sách Nhà nước, chi vốn ngân sách Nhà nước cho các cơ quan, ban, ngành, các đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo kế hoạch ngân sách đã được duyệt.

Với chức năng nhiệm vụ được giao, qua 25 năm xây dựng và phát triển, KBNN Tuyên Quang không ngừng củng cố, kiện toàn bộ máy, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiệp vụ. Tập thể cán bộ, công chức luôn bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị của tỉnh, tập trung nhanh, kịp thời, chính xác các khoản thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN; Chấp hành kỷ luật tài chính, hạn chế việc chi sai mục đích, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi; thực hiện chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, góp phần đáng kể vào quá trình đổi mới và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang phát triển.

3.1.2.2. Mô hình tổ chức quản lý, hoạt động và tổ chức bộ máy của Kho bạc nhà nước Tuyên Quang

Bộ máy tổ chức của KBNN Tuyên Quang gồm: 01 Giám đốc, 02 phó

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tuyên quang (Trang 39)