Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội tỉnh Tuyên quang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tuyên quang (Trang 47)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội tỉnh Tuyên quang

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, với tổng diện tích tự nhiên 586.732,71 ha (trong đó có 70% diện tích là đồi núi), chiếm 1,78% diện tích cả nước, ranh giới phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang; phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên; phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ; phía Đông Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.

Các đường giao thông quan trọng là Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi Yên Bái. Tuyên quang có hệ thống sông lớn chảy qua như sông Lô, sông Gâm nên rất thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện và giao thông đường thuỷ

3.1.1.2. Khí hậu

Tuyên Quang có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, Mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Độ ẩm bình quân năm là 85%. Khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp (chè, mía), cây ăn quả (cam, quýt,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên quy mô lớn.

3.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tuyên Quang là tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, có 6 huyện, 1 thành phố, với số dân là 739.668 người; trong đó dân số đô thị 134.810 người (chiếm tỷ lệ 18,23%) và dân số nông thôn 604.858 người (chiếm tỷ lệ 81,77%) (Nghị quyết 13/NQ-HĐND ngày 18/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang). Thế mạnh của Tuyên Quang là phát triển du lịch, tài nguyên khoáng sản, nông, lâm nghiệp, văn hóa dân tộc, sinh thái.

Nền kinh tế của tỉnh có xuất phát điểm thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế. Nền sản xuất hàng hoá đang trong quá trình hình thành. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp còn nhỏ bé, chiếm tỉ trọng thấp và phát triển chậm. Hiện tại, tỉnh đang dựa vào thế mạnh sẵn có để phát triển một số ngành công nghiệp như khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Đây cũng là những ngành công nghiệp chính của tỉnh.

Theo số liệu báo cáo tại Kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII, năm 2013, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 13,5%, GDP; bình quân đầu người đạt 25,5 triệu đồng/người/năm; chỉ số phát triển công nghiệp đạt trên 105%, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 3.400 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng trên 5% so với năm 2012, sản lượng lương thực đạt trên 33 vạn tấn; trồng mới trên 13.200 ha rừng tập trung; làm mới 535 km đường bê tông nông thôn; tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt 10.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 57,3 triệu USD; thu ngân sách địa phương đạt trên 1.330 tỷ đồng; thu hút 860.000 lượt du khách du lịch; tạo việc làm mới cho trên 18.200 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn trên 18,40%.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tuyên quang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)