Khái quát về tình hình hoạt động của Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tuyên quang (Trang 48)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2.Khái quát về tình hình hoạt động của Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang

3.1.2.1. Quá trình thành lập, chức năng, nhiệm vụ

Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang được thành lập theo Quyết định số 325 TC/QĐ/TCCB ngày 31/8/1991. Nhiệm vụ chính là Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và tiền gửi của các đơn vị dự toán. Thực hiện nhiệm vụ tập trung các nguồn thu ngân sách Nhà nước, chi vốn ngân sách Nhà nước cho các cơ quan, ban, ngành, các đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo kế hoạch ngân sách đã được duyệt.

Với chức năng nhiệm vụ được giao, qua 25 năm xây dựng và phát triển, KBNN Tuyên Quang không ngừng củng cố, kiện toàn bộ máy, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiệp vụ. Tập thể cán bộ, công chức luôn bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị của tỉnh, tập trung nhanh, kịp thời, chính xác các khoản thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN; Chấp hành kỷ luật tài chính, hạn chế việc chi sai mục đích, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi; thực hiện chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, góp phần đáng kể vào quá trình đổi mới và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang phát triển.

3.1.2.2. Mô hình tổ chức quản lý, hoạt động và tổ chức bộ máy của Kho bạc nhà nước Tuyên Quang

Bộ máy tổ chức của KBNN Tuyên Quang gồm: 01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc, 10 phòng nghiệp vụ và 06 Kho bạc huyện trực thuộc. Tính đến thời điểm 31/12/2013, tổng số cán bộ công chức trong đơn vị là 157 người (trong đó 01 hợp đồng lao động có thời hạn; 156 cán bộ thuộc biên chế không xác định thời hạn). Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ có 01 người, chiếm tỷ lệ 0,6%; Đại học, cao đẳng có 122/157 người chiếm tỷ lệ 77,7%; Trung cấp là 20 người chiếm tỷ lệ 12,7%; Lái xe, bảo vệ và lao động phổ thông là 14 người chiếm tỷ lệ 8,9%.

Giám đốc KBNN tỉnh là người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện trước Tổng Giám đốc KBNN và trước pháp luật trên mọi lĩnh vực hoạt động của Kho bạc nhà nước Tuyên Quang; Phó giám đốc là người thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách.

Bộ máy giúp việc Giám đốc KBNN tỉnh gồm 10 phòng, Trưởng các phòng thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác được giao quản lý đối với các đơn vị trực thuộc. Là người tham mưu, thừa hành nhiệm vụ được Giám

đốc và Phó giám đốc giao; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN tỉnh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc gồm 06 đơn vị: KBNN Lâm Bình, KBNN Na Hang, KBNN Chiêm Hóa, KBNN Hàm Yên, KBNN Yên Sơn và KBNN Sơn Dương. KBNN huyện được tổ chức thành 3 tổ: Tổ Kế toán, tổ Tổng hợp - Hành chính và tổ Kho quỹ.

Giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN tỉnh và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy của KBNN Tuyên Quang

: Chỉ đạo, điều hành

Phòng Kế toán nhà nƣớc

CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

Phòng kiểm soát chi NSNN

Phòng Kho quỹ Phòng Giao dịch Phòng Tin Học Phòng Tổng hợp Phòng Thanh tra Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tài vụ Phòng Hành chính Quản trị KBNN Chiêm Hóa KBNN Hàm Yên KBNN Na Hang KBNN Lâm Bình KBNN Sơn Dƣơng KBNN Yên Sơn : Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp thực hiện nhiệm vụ

3.1.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB của Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang

Từ ngày 01/01/2000 hệ thống KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước theo Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về việc tổ chức lại hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển và Quyết định số 145/1999/QĐ-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư thuộc hệ thống KBNN. Hệ thống KBNN có bộ máy Kiểm soát chi NSNN được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương phù hợp với chế độ phân cấp quản lý NSNN và chổ chức hoạt động của KBNN. Việc quản lý và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Tuyên Quang được thực hiện như sau:

- KBNN tỉnh (Phòng Kiểm soát chi NSNN) hướng dẫn, kiểm tra về chế độ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB thuộc vốn NSNN các cấp. Thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB ngân sách tỉnh, thành phố, xã phường và NSTW theo ủy quyền do KBNN thông báo; Thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi của ngân sách thành phố (gọi chung là ngân sách huyện), xã, phường (gọi chung là ngân sách xã); Tổng hợp và kiểm tra công tác quản lý, kiểm soát chi đầu tư XDCB của các KBNN huyện trực thuộc.

- KBNN huyện (Tổ Tổng hợp - Hành chính) thực hiện kiểm soát, thanh toán cho các khoản chi thuộc ngân sách huyện, xã và các khoản chi của ngân sách tỉnh cho các chủ đầu tư đóng trên địa bàn huyện và các khoản chi của ngân sách tỉnh theo ủy quyền.

Theo cơ cấu tổ chức này, việc tổ chức kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB được thuận lợi, nhanh, gọn và về cơ bản đã đảm bảo nguyên tắc là dự án, công trình phát sinh ở đâu thanh toán ở đó (trừ những dự án thực hiện trên nhiều địa bàn khác nhau thì việc kiểm soát thanh toán được thực hiện tại phòng kiểm soát chi NSNN).

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB của KBNN Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tuyên quang (Trang 48)