Công tác kiểm tra và tự kiểm tra

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tuyên quang (Trang 91)

5. Kết cấu của đề tài

3.5.6.Công tác kiểm tra và tự kiểm tra

Công tác kiểm tra và tự kiểm tra trước, trong và sau khi thanh toán vốn đầu tư XDCB đối với cơ quan KBNN cũng như với đơn vị sử dụng vốn đầu tư cũng là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực của bộ máy kiểm soát chi. Cần kiểm tra nghiêm ngặt việc chấp hành quy định chính sách của Nhà nước, kiểm tra quá trình kiểm soát từ hồ sơ ban đầu đến khi thanh toán

lần cuối. Đề xuất các giải pháp tháo gỡ khi xảy ra rủi ro trong kiểm soát thanh toán, cơ quan rà soát lại những mặt tồn tại, hạn chế, thiếu sót của bộ máy kiểm soát chi để có chấn chỉnh đối với các đơn vị sử dụng vốn đầu tư chưa thật sự được quan tâm. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của KBNN chưa được chú trọng do những hạn chế về cơ chế chính sách, hạn chế về nghiệp vụ và biên chế thực hiện. Sau kiểm tra chưa đề xuất được các giải pháp tháo gỡ khi xảy ra rủi ro trong kiểm soát thanh toán.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC TUYÊN QUANG 4.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển Kho bạc Nhà nƣớc

4.1.1. Mục tiêu kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước nước qua Kho bạc nhà nước

Hiện nay, nền kinh tế nước ta ở giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cơ chế quản lý và kiểm soát chi đầu tư XDCB hiện hành đã bộc lộ những tồn tại yếu kém, làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN và tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỷ luật, kỷ cương tài chính. Từ đó, vai trò của tài chính Nhà nước trong hệ thống tài chính Quốc gia không những không được tăng cường mà có phần bị suy yếu, nguồn lực tài chính bị phân tán.

Do đó, công tác quản lý NSNN, đặc biệt là công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN nhất thiết phải được hoàn thiện, nâng cao chất lượng để phù hợp với tình hình mới. Có thể nói đây là mối quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và mọi ngành, mọi cấp. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và lành mạnh nền tài chính quốc gia, chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ, chống lạm phát.

Mục tiêu chung trong chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 là xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng kiểm soát chi đầu tư XDCB trong thời gian tới phải đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:

Một là, phải đáp ứng được yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tăng cường công tác đối ngoại; đồng thời, phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát chi theo đúng tinh thần của Luật NSNN, Luật Xây dựng, đảm bảo tất cả các khoản chi đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi đầu tư XDCB và phù hợp với các phương thức cấp phát ngân sách.

Hai là, bảo đảm sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN tiết kiệm và có hiệu quả. Hiện nay cơ chế cấp phát và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Nơi cần đầu tư chưa được đầu tư thích đáng, trong khi đó có nơi sử dụng tiền NSNN rất lãng phí, không có hiệu quả. Vì vậy, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ chỗ chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả tạo ra được những tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích luỹ trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN. Cần làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách cấp đúng mục đích, đúng luật pháp và có hiệu quả. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN. Nếu nhìn nhận toàn bộ quốc gia như một thực thể, thì trong lĩnh vực chi tiêu vai thủ trưởng đơn vị để thực hiện hành vi chuẩn chi là Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp và những người được uỷ quyền, còn KBNN là vai

người kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chi tiêu của người chuẩn chi cũng như các khoản chi tiêu đó. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải phân định rõ trách nhiệm giữa người chuẩn chi và người kiểm soát chi để có sự kiểm tra, kiểm soát trong khi kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN.

Bốn là, quy trình thủ tục kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý và theo đúng Luật. Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.

4.1.2. Định hướng kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước đến năm 2020 nhà nước qua Kho bạc nhà nước đến năm 2020

Công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo những định hướng sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản chế độ quy định, xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN. Các văn bản chế độ quy định về quản lý, kiểm soát chi đầu tư XDCB phải tiếp tục được nghiên cứu để ban hành đầy đủ, đồng bộ, mang tính nhất quán xuyên suốt và ổn định lâu dài, có tính khả thi cao. cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN phải phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS như: thực hiện triệt để nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, kiểm soát cam kết chi, thanh toán theo lô,... Từng bước chuyển dần việc quản lý, kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào sang thực hiện quản lý, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Thực hiện phân loại các khoản chi theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro.

Thứ hai, cải cách công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB theo hướng thống nhất quy trình và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát,…thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB chặt chẽ và theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001-2008.

Thứ ba, nâng cao năng lực, đạo đức cán bộ kiểm soát chi, chất lượng cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc, từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử. Cán bộ KSC phải được tiêu chuẩn hóa, được đào tạo đúng ngành nghề, được bố trí đúng ngành nghề đã được đào tạo, làm việc có kiến thức quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB, vừa phải là cán bộ kỹ thuật, có khả năng xem xét (đọc được) các bản vẽ thiết kế, từ đó mới đưa ra được các kết luận chính xác, giảm thiểu những rủi ro, những lãng phí, thất thoát trong đầu tư XDCB, đồng thời là người có đức tính liêm khiết, trung thực, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự. Về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc: Phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa công nghệ thanh toán, truyền tin đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại, không bị lạc hậu. Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát thanh toán hữu hiệu và nhanh chóng.

Thứ tư, liên hệ chặt chẽ với các đơn vị sử dụng ngân sách. Thực hiện trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ phù hợp với TABMIS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nƣớc Tuyên Quang

Để có cơ sở đánh giá các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang, tác giả tiến hành điều tra lấy ý kiến của tất cả các cán bộ liên quan đến công tác kiểm soát chi tại các đơn vị Kho bạc trong toàn tỉnh. Kết quả điều tra như sau:

Bảng 4.1: Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nƣớc Tuyên Quang

Số

TT Nội dung giải pháp chính Không đồng ý

Bình thƣờng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng ý

1 Hoàn thiện chính sách đồng bộ, hạn chế thay

đổi, bổ sung 0 2 29

2 Bổ sung các hồ sơ, tính pháp lý của hồ sơ để có

thêm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. 8 4 19

3 Bảo lãnh tạm ứng 1 1 29

5 Tăng cường công tác kiểm soát trước và sau khi

thanh toán. 0 1 30

6 Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ: 0 1 30 7 Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nghiệp

vụ 0 0 31

9 Ứng dụng tin học để kiểm soát thanh toán vốn

đầu tư 0 0 31

10 Kiểm tra tình hình sử dụng vốn đầu tư sau

thanh toán 0 0 31

Nguồn: Tác giả điều tra năm 2014

4.2.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Con người là yếu tố trung tâm mang tính quyết định tới sự thành bại của mọi chủ trương hay hiệu quả công việc. Vì vậy, việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là mục tiêu của các nhà quản lý; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của KBNN

Tuyên Quang nói chung và cán bộ làm công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB nói riêng là nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Bảng 4.2: Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức công chức tại Kho bạc nhà nƣớc Tuyên Quang Chỉ tiêu Đến 31/12/2013 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Tổng số 157 100 Sau đại học 1 0,6 Đại học 113 72,0 Cao đẳng 9 5,8 Trung cấp 20 12,7

Khác (Chưa có bằng từ trung cấp trở lên) 14 8,9

[Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, KBNN Tuyên Quang]

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng số cán bộ công chức của Kho bạc nhà nước Tuyên Quang đến 31/12/2013 là 157 người, trình độ từ đại học trở lên là 114/157 người, chiếm 72,6 % số cán bộ công chức trong đơn vị. Mặc dù có tỷ lệ cán bộ công chức có trình độ đại học trở lên là cao, xong số cán bộ công chức có trình độ từ cao đẳng trở xuống cũng tương đối lớn, chiếm 27,4% (43 người). Đây là hạn chế mà lãnh đạo Kho bạc Tuyên Quang cần phải có hướng khắc phục trong thời gian tới để đơn vị có thêm những cán bộ công chức có trình độ cao hơn.

Trước mắt, lãnh đạo Kho bạc nhà nước Tuyên Quang cần đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác kiểm soát chi các nghiệp vụ về quản lý dự án, kiểm toán, thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành, các quy

định về quản lý đầu tư, đấu thầu…Ngoài ra hàng năm cần thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn để đội ngũ cán bộ có sự am hiểu đồng đều hơn về các quy trình nghiệp vụ và các cách thức kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB

Biểu đồ 4.1: Nhu cầu đào tạo nghiệp vụ

Nguồn: tác giả điều tra năm 2014

Bên cạnh công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ công chức Kho bạc Tuyên Quang cũng cần quan tâm tới đạo đức nghề nghiệp. Với vị trí công tác hết sức nhạy cảm, dễ bị sự cám dỗ của vật chất cũng như tinh thần, vì vậy mỗi cán bộ kiểm soát chi đầu tư XDCB phải giữ được đạo đức tốt, kiên định trước những thách thức, cám dỗ thì mới tạo dựng được sự vững chắc trong các hoạt động tài chính cũng như các hoạt động khác được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và đúng luật.

Hộp ý kiến 4. 1: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB ngoài trình độ tốt là chưa đủ, mà cái đủ còn là đạo đức nghề nghiệp. Tức là phải lựa chọn cán bộ tốt về đức, đủ về tài"

Trần Quang Đông - Giám đốc KBNN Tuyên Quang

4.2.2. Hệ thống các chế độ, chính sách của Nhà nước và quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

- Xây dựng hệ thống các chế độ chính sách sát với thực tế, không chồng chéo nhưng phải cụ thể và chi tiết; Tăng vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của KBNN về công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB như:

+ Quy định chi tiết về chế tài KBNN xử lý chủ đầu tư giải ngân chậm gây lãng phí vốn đầu tư; chậm thu hồi tạm ứng; sai phạm trong sử dụng vốn đầu tư không đúng mục địch của chủ đầu tư cũng như nhà thầu; vi phạm tiến độ hợp đồng, ... bằng biện pháp khấu trừ khi thanh toán chi phí quản lý dự án (đối với phạt chủ đầu tư), khấu trừ khi thanh toán khối lượng hoàn thành (đối với nhà thầu) vào tài khoản tạm phạt chờ xử lý mở tại KBNN. Khi có quyết định xử lý chính thức thì căn cứ quyết định xử lý để tiến hành trích từ tài khoản tạm phạt chờ xử lý nộp ngân sách nhà nước (nếu bị phạt) hoặc trả cho các nhà thầu (nếu không bị phạt)

+ Tăng quyền hạn của KBNN trong việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn đầu tư sau giải ngân, quy định đối với dự án nhóm C việc kiểm tra không quá 1 lần trong năm; Nhóm B không quá 2 lần trong năm; Nhóm A không quá 3 lần trong năm. Hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm trong sử dụng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tuyên quang (Trang 91)