Trình tự kiểm soát chi vốn đầu tư qua Kho bạc nhà nước tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tuyên quang (Trang 53)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.4.Trình tự kiểm soát chi vốn đầu tư qua Kho bạc nhà nước tỉnh

Hệ thống KBNN đang tập trung triển khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó cơ chế, quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống thông tin tích hợp ngân sách - Kho bạc (TABMIS). Khi đó hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB sẽ đóng góp tích cực hơn nữa trong công tác quản lý chi tiêu công của Chính phủ, minh bạch hoá việc sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm mức bội chi NSNN và tỷ lệ lạm phát theo mục tiêu đề ra của nền kinh tế.

Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB được Tổng Giám đốc KBNN cụ thể hóa tại Quyết định số 282/QĐ-KBNN ban hành ngày 20/4/2012 theo hướng thống nhất quy trình và tập trung đầu mối. Toàn bộ hồ sơ, tài liệu của dự án gửi đến KBNN đều qua Phòng Kiểm soát chi NSNN để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án. Quy trình đã được rút gọn về thủ tục hành chính, đã cắt giảm nhiều hồ sơ, thủ tục không cần thiết hoặc không còn phù hợp; đã gom được việc kiểm soát các nguồn vốn đầu tư vào một quy trình, đồng thời bổ sung những tài liệu đúng và sát với chức năng, nhiệm vụ của ngành, rút ngắn được thời gian thanh toán chỉ còn 3-7 ngày làm việc.

Quy trình cũng đã minh bạch được các hồ sơ, chứng từ thông qua việc hướng dẫn cách ghi chép vào hồ sơ chứng từ. Trong giao nhận hồ sơ, KBNN

phải ban hành văn bản thông báo tiếp nhận hồ sơ do lãnh đạo kiểm soát chi ký và gửi cho Chủ đầu tư. Việc làm này đã giúp chủ đầu tư nắm bắt được tình trạng thực tế của hồ sơ để có những cái nhìn bao quát hơn, nhằm tránh sai sót hoặc điều chỉnh sai sót ngay từ khâu tiếp nhận và cho những lần gửi sau.

Trong kiểm soát giá trị khối lượng hoàn thành do CĐT đề nghị thanh toán, nếu KBNN có các khoản từ chối thanh toán do bất kỳ nguyên nhân nào, Giám đốc KBNN các cấp đều phải thông báo kết quả kiểm soát thanh toán cho CĐT. Chính vì vậy mà ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi cũng được nâng lên.

Thời gian kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, trách nhiệm các cá nhân, trách nhiệm của từng phòng nghiệp vụ cũng được nâng cao hơn và được cụ thể hóa trong trình tự các bước công việc của quy trình. Cụ thể từ bước 1 đến bước 4 là nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ kiểm soát chi, trưởng phòng kiểm soát chi và lãnh đạo phụ trách kiểm soát chi; thời gian thực hiện từ 02-05 ngày làm việc. Bước 5, bước 6 là nhiệm vụ, trách nhiệm của phòng kế toán và lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán; thời gian thực hiện là 01 ngày làm việc.

Sơ đồ 3.3: Các bước kiểm soát chi tại KBNN Tuyên Quang

PHÒNG

KẾ TOÁN NHÀ NƢỚC LÃNH ĐẠO KBNN TỈNH

(Phụ trách kiểm soát chi NSNN)

TRƢỞNG PHÒNG KIỂM SOÁT CHI

CHỦ ĐẦU TƢ LÃNH ĐẠO KBNN TỈNH (Phụ trách Kế toán) (1) (3) (4) (5) (5) PHÒNG KIỂM SOÁT CHI

(1) (2)

(6)

ĐƠN VỊ THỤ HƢỞNG

Điều kiện kiểm soát đầu tiên để KBNN tạm ứng/thanh toán cho các đơn vị thụ hưởng phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:

- Dự án nằm trong thời gian thanh toán của kế hoạch vốn hàng năm; - Không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho dự án;

- Hồ sơ thanh toán hợp pháp, hợp lệ.

Trình tự thực hiện nhƣ sau:

Bƣớc 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ tạm ứng/thanh toán đến Kho bạc Nhà nước (qua phòng Kiểm soát chi ngân sách nhà nước). Cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận và thực hiện kiểm tra theo nội dung đề nghị của chủ đầu tư và kế hoạch vốn năm, lập tờ trình trình Trưởng phòng Kiểm soát chi ngân sách nhà nước toàn bộ hồ sơ và tờ trình lãnh đạo để ký trình Lãnh đạo KBNN phụ trách Kiểm soát chi.

Trường hợp số vốn chấp nhận tạm ứng/thanh toán có sự chênh lệch so với số vốn đề nghị của chủ đầu tư, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) và báo cáo Trưởng phòng trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư thông báo về kết quả chấp nhận.

Bƣớc 2: Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo, sau đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ kiểm soát chi để trình lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi.

Trường hợp Trưởng phòng chấp nhận tạm ứng/thanh toán số vốn khác so với số vốn cán bộ kiểm soát chi trình, Trưởng phòng ghi lại số vốn chấp nhận trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) trình lãnh đạo KBNN ký gửi Chủ đầu tư.

Bƣớc 3: Lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng Kiểm soát chi, sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN.

Trường hợp lãnh đạo KBNN yêu cầu làm rõ hồ sơ tạm ứng/thanh toán thì phòng Kiểm soát chi NSNN có trách nhiệm giải trình.

Trường hợp lãnh đạo KBNN phê duyệt khác với số vốn đề nghị chấp nhận tạm ứng/thanh toán của phòng Kiểm soát chi NSNN thì sau khi lãnh đạo trả hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) và báo cáo Trưởng phòng trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư về kết quả chấp nhận tạm ứng/thanh toán.

Bƣớc 4: Cán bộ kiểm soát chi chuyển chứng từ cho phòng Kế toán bao gồm Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư.

(Thời gian thực hiện các bước 1, 2, 3, 4 từ 02 đến 05 ngày làm việc). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bƣớc 5: Kế toán viên thực hiện kiểm tra chứng từ kế toán, hạch toán, trình Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ sau đó trình lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ .

Nếu phát hiện sai sót hoặc chứng từ kế toán không hợp lệ, hợp pháp, phòng Kế toán thông báo lý do và chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN để xử lý.

Bƣớc 6: Lãnh đạo Kho bạc nhà nước phụ trách kế toán xem xét, ký duyệt sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kế toán để làm thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. Thời gian thực hiện các bước 5, 6 là 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được chứng từ do phòng Kiểm soát chi NSNN chuyển đến.

3.2. Thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nƣớc Tuyên Quang

Nhìn chung, hầu hết các khoản chi ngân sách nhà nước về đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN Tuyên Quang đều được kiểm tra, kiểm soát; đảm bảo các khoản chi có trong dự toán, phù hợp với hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu, có trong chỉ tiêu kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước và tuân thủ trình tự đầu tư XDCB. Việc tổ chức cơ cấu phân cấp kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ huyện đến tỉnh đã làm cho việc quản lý được thuận lợi, đảm bảo nguyên tắc là dự án, công trình phát sinh ở đâu thanh toán ở đó. Điều này đã tạo điều kiện cho các

chủ đầu tư thực hiện việc thanh toán vốn kịp thời, đẩy nhanh được tiến độ thi công dự án, tiết kiệm chi phí đầu tư.

Để đánh giá và làm rõ các vấn đề nghiên cứu, hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang, tác giả tiến hành điều tra lấy ý kiến của tất cả các cán bộ, công chức liên quan đến công tác kiểm soát chi tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trong toàn tỉnh và các đơn vị chủ đầu tư có quan hệ thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản với Kho bạc nhà nước tỉnh. Sau đây là các thông tin cơ bản về đối tượng điều tra như sau:

Bảng 3.1: Thông tin về đối tƣợng điều tra KBNN Tuyên Quang Thông tin ngƣời đƣợc điều tra Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ trọng (%)

Tổng số ngƣời điều tra 31

Giới tính

Nam 15 48,38

Nữ 16 51,62

Vị trí công tác

Lãnh đạo các đơn vị Kho bạc 6 19,35

Lãnh đạo phòng, tổ kiểm soát chi 6 19,35

Cán bộ Kiểm soát chi 19 61,30

Thời gian làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ

Chưa làm 2 6,45

Từ 01 đến 05 năm 14 45,16

Trên 5 năm 15 48,39

Theo bảng điều tra trên, có hai cán bộ (chiếm 6,45%) chưa từng có thời gian làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, đó là hai lãnh đạo Kho bạc huyện phụ trách công tác KSC. Tuy nhiên các cán bộ còn lại (chiếm 93,55%) đều có thâm niên kinh nghiệm trong lĩnh vực làm công tác kiểm soát chi.

Bảng 3.2: Thông tin về đối tƣợng điều tra các chủ đầu tƣ Thông tin đối tƣợng điều tra Đơn vị

tính Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng chủ đầu tƣ Đơn vị 18

Chủ đầu tư cấp Sở và tương đương Đơn vị 07 38,89 Chủ đầu tư dưới Sở thuộc ngành Văn hóa,

Giáo dục, Y tế

Đơn vị

06 33,33

Chủ đầu tư xã, phường Đơn vị 05 27,78 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vị trí công tác

Lãnh đạo đơn vị Người 03 16,67

Cán bộ thường xuyên giao dịch với KBNN Người 15 83,33

Chuyên ngành đào tạo

Chuyên ngành kế toán, tài chính Người 17 94,44

Chuyên ngành văn hóa, giáo dục, y tế Người 01 5,56

Nguồn: Tác giả điều tra năm 2014

Do thời gian có hạn, nên tác giả điều tra các chủ đầu tư bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đến KBNN Tuyên Quang giao dịch về đầu tư XDCB. Chủ đầu tư cấp Sở có: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cục Thống kê; Sở giáo dục, Sở Y tế; UBND thành phố; Bảo hiểm xã hội; Chi cục Kiểm Lâm, chiếm 38,89% số đơn vị phỏng vấn, như chỉ có hai đơn vị có cán bộ chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với quy định về quản lý dự án. Các chủ đầu tư dưới Sở thuộc ngành Văn hóa, Giáo dục, Y tế và các xã

phường chủ yếu có cán bộ chuyên ngành kinh tế. Duy nhất có bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang có 1 cán bộ chuyên ngành kỹ thuật xây dựng (chiếm 9%), các đơn vị còn lại không có cán bộ chuyên ngành kỹ thuật, thậm chí chủ đầu tư trường Mầm non Tân Trào không có cán bộ chuyên nghành kinh tế và kỹ thuật, giáo viên phải kiêm luôn công tác kế toán, kỹ thuật của chủ đầu tư.

Phòng kiểm soát chi NSNN thuộc KBNN Tuyên quang trực tiếp thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB ngân sách tỉnh quản lý đối với các dự án, công trình do các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang làm chủ đầu tư.

Bảng 3.3: Kết quả thanh toán các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng năm 2011, 2012, 2013

Chỉ tiêu

Số vốn thanh toán các năm

(triệu đồng) Tỉ lệ tăng giảm các năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 so với năm 2011 (%) Năm 2012 so với năm 2011 (%) Tổng số 945.451 1.219.337 1.440.036 128,97 118,10

Ngân sách Trung ương

quản lý 77.315 85.335 69.686 110,37 -18,34

Ngân sách Tỉnh quản lý 868.136 1.134.002 1.370.350 130,63 120,84

Nguồn: Tổng hợp báo cáo của KBNN Tuyên Quang

Qua số liệu của bảng trên cho thấy việc quản lý, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống Kho bạc nhà nước Tuyên Quang ba năm gần đây đều tăng lên. Năm 2012 tăng 128,97% so với năm 2011, năm 2013 tăng 118,1% so với năm 2012. Số vốn tăng chủ yếu là nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho tỉnh và được cân đối vào ngân sách địa phương. Qua đó thấy rằng trung ương rất quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng của tỉnh Tuyên

Quang để tỉnh phát triển cơ sở hạ tầng, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội theo xu hướng phát triển chung của cả nước.

Bảng 3.4: Tình hình kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB tập trung ngân sách tỉnh qua phòng kiểm soát chi NSNN.

Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Kế hoạch vốn đầu tư XDCB

tập trung ngân sách tỉnh triệu đồng 212.593 227.387 409.149

2 Số lượng dự án Dự án 99 105 68

3 Giá trị khối lượng hoàn thành

chủ đầu tư đề nghị triệu đồng 141.066 205.169 347.693 4 Giá trị giải ngân vốn đầu tư triệu đồng 178.157 210.580 402.189

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thanh toán khối lượng hoàn thành

triệu đồng 141.066 205.169 347.693 - Tạm ứng triệu đồng 37.091 5.411 54.496

5 Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch vốn

đầu tư trong năm % 83,8 93,6 98,3

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn đầu tư thuộc NS tỉnh 13 tháng hàng năm qua phòng kiểm soát chi NSNN thuộc

KBNN Tuyên Quang

Việc thanh toán vốn đầu tư XDCB luôn đảm bảo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đầu tư XDCB luôn ở mức cao, trung bình trên 90%, kế hoạch vốn đầu tư năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể mức tăng năm 2012 so với năm 2011: Về vốn đầu tư tăng 6,96%; đầu điểm dự án tăng 6%. Năm 2013 so với năm 2012: Về vốn đầu tư tăng 79,9%, nhưng đầu điểm dự án lại giảm tới 64,7%, điều đó chứng tỏ chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã hạn chế được việc đầu tư dàn trải. Mức vốn đầu tư năm 2013 tăng cao là do tỉnh đã vay vốn tín dụng ưu đãi là 180.000 triệu đồng và trích

nguồn tiết kiệm chi là 48.700 triệu đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng cho huyện Lâm Bình mới thành lập, xây dựng quảng trường Nguyễn Tất Thành, xây dựng các dự án thủy lợi và bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn vay ODA để xây dựng đường giao thông.

Khi phân tích chính sách để đánh giá hiệu quả đầu tư, người ta thường quan tâm tới tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB. Tỷ lệ giải ngân được tính toán dựa trên cơ sở số vốn NSNN đã được KBNN thanh toán cho chủ đầu tư, so với kế hoạch vốn được giao trong năm. Tỷ lệ này phản ánh việc thi công công trình có được thực hiện đúng như kế hoạch đã định không, tỉ lệ giải ngân càng cao trong khi tỉ lệ dư tạm ứng càng thấp thì hiệu quả đầu tư càng lớn.

3.2.1. Công tác kế hoạch vốn đầu tư

3.2.1.1. Điều kiện, nguyên tắc và các tài liệu làm căn cứ phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm

a. Điều kiện các dự án đầu tƣ đƣợc phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ nguồn ngân sách nhà nƣớc:

Phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền; Phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch. Thời gian và vốn bố trí để thực hiện các dự án nhóm B không quá 5 năm, các dự án nhóm C không quá 3 năm.

b. Nguyên tắc phân bổ vốn cho các dự án trong kế hoạch năm:

- Bố trí tập trung vốn cho các dự án theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN; bố trí đủ vốn để thanh toán cho các dự án đã đưa vào sử dụng và đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành mà còn thiếu vốn;

- Uỷ ban nhân dân các cấp phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển cho từng dự án theo mã dự án đầu tư và ngành kinh tế (loại, khoản) theo Phụ lục số 02 ban hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 2/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước tuyên quang (Trang 53)