5. Kết cấu của đề tài
4.2.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Con người là yếu tố trung tâm mang tính quyết định tới sự thành bại của mọi chủ trương hay hiệu quả công việc. Vì vậy, việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là mục tiêu của các nhà quản lý; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của KBNN
Tuyên Quang nói chung và cán bộ làm công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB nói riêng là nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực chất lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
Bảng 4.2: Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức công chức tại Kho bạc nhà nƣớc Tuyên Quang Chỉ tiêu Đến 31/12/2013 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Tổng số 157 100 Sau đại học 1 0,6 Đại học 113 72,0 Cao đẳng 9 5,8 Trung cấp 20 12,7
Khác (Chưa có bằng từ trung cấp trở lên) 14 8,9
[Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, KBNN Tuyên Quang]
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tổng số cán bộ công chức của Kho bạc nhà nước Tuyên Quang đến 31/12/2013 là 157 người, trình độ từ đại học trở lên là 114/157 người, chiếm 72,6 % số cán bộ công chức trong đơn vị. Mặc dù có tỷ lệ cán bộ công chức có trình độ đại học trở lên là cao, xong số cán bộ công chức có trình độ từ cao đẳng trở xuống cũng tương đối lớn, chiếm 27,4% (43 người). Đây là hạn chế mà lãnh đạo Kho bạc Tuyên Quang cần phải có hướng khắc phục trong thời gian tới để đơn vị có thêm những cán bộ công chức có trình độ cao hơn.
Trước mắt, lãnh đạo Kho bạc nhà nước Tuyên Quang cần đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác kiểm soát chi các nghiệp vụ về quản lý dự án, kiểm toán, thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành, các quy
định về quản lý đầu tư, đấu thầu…Ngoài ra hàng năm cần thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn để đội ngũ cán bộ có sự am hiểu đồng đều hơn về các quy trình nghiệp vụ và các cách thức kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB
Biểu đồ 4.1: Nhu cầu đào tạo nghiệp vụ
Nguồn: tác giả điều tra năm 2014
Bên cạnh công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ công chức Kho bạc Tuyên Quang cũng cần quan tâm tới đạo đức nghề nghiệp. Với vị trí công tác hết sức nhạy cảm, dễ bị sự cám dỗ của vật chất cũng như tinh thần, vì vậy mỗi cán bộ kiểm soát chi đầu tư XDCB phải giữ được đạo đức tốt, kiên định trước những thách thức, cám dỗ thì mới tạo dựng được sự vững chắc trong các hoạt động tài chính cũng như các hoạt động khác được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và đúng luật.
Hộp ý kiến 4. 1:
"Cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB ngoài trình độ tốt là chưa đủ, mà cái đủ còn là đạo đức nghề nghiệp. Tức là phải lựa chọn cán bộ tốt về đức, đủ về tài"
Trần Quang Đông - Giám đốc KBNN Tuyên Quang