PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP.

Một phần của tài liệu kinh tế và quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (Trang 71)

I. VAI TRÒ ĐÒN BẨY KINH TẾ CỦA TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP NGHIỆP

1. Khái niệm chung về tiền lương

Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất của doanh nghiệp.

2. Vai trò cụ thể của tiền lương

Về mặt kinh tế: Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định phát

triển kinh tế gia đình, người lao động dùng tiền lương để trang trải các chi phí trong gia đình (ăn ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, vui chơi, giải trí) Phần còn lại để tích lũy

Về chính trị xã hội: Tiền lương không chỉ ảnh hưởng đến tâm tư nguyện

vọng của người lao động đối với doanh nghiệp mà còn đối với xã hội. Nếu tiền lương cao sẽ ảnh hưởng tích cực và ngược lại họ sẽ không tha thiết với doanh nghiệp, chán nản công việc

Vai trò kích thích của tiền lương: Tiền lương phải tạo ra được niềm say mê nghề nghiệp, khuyến khích người lao động không ngừng học tập văn hóa khoa học- kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng kỹ sảo trong lao động sản xuất.

Vai trò quản lý lao động của tiền lương: Thông qua việc trả lương doanh nghiệp kiểm tra theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo ý đồ của mình, đảm bảo tiền lương chi ra phải đem lại kết quả và hiệu quả rõ rệt

Đảm bảo vai trò điều phối của tiền lương: Do sự thúc ép của tiền lương, người lao động phải có trách nhiệm với công việc. Tiền lương tạo niềm say mê nghề nghiệp.

Để phát huy được tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương, doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề cơ bản sau:

- Xác định quỹ lương toàn doanh nghiệp một năm.

- Xác định mức tiền lương bình quân 1 cán bộ công nhân viên 1 năm Đề ra các biện pháp làm tăng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân

- Xác định phương thức phân phối tiền lương nội bộ căn cứ vào nguyên tắc phân phối theo lao động.

II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP. NGHIỆP.

Theo quy định hiện nay, Nhà nước không trực tiếp quản lý tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự xây dựng quỹ tiền lương, lựa chọn các hình thức trả lương và các hình thức tiền thưởng trong doanh nghiệp, trên cơ sở quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động

Mức thu nhập của mỗi thành viên trong doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp và phụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác của từng người. Quỹ lương của doanh nghiệp được hình thành qua từng thời kỳ khác nhau.

1. Phương pháp kế hoạch hóa quỹ lương trước năm 1982

QTL = MTL x LCN Trong đó:

QTL :Quỹ lương của doanh nghiệp trong năm MTL :Mức tiền lương bình quân một người LCN : Số người làm việc.

Doanh nghiệp phải kế hoạch hóa quỹ lương này trình Nhà nước. Doanh nghiệp muốn tăng giảm quỹ lương này phải làm bản tường trình và được sự đồng ý của cấp trên.

Đây là mô hình quỹ tiền lương bao cấp, nó mang nặng tính chất bình quân và khuyyến khích doanh nghiệp lấy người vào biên chế vô tội vạ

2. Phương pháp xác định quỹ tiền lương theo khối lượng sản xuất kinh doanh 1982- 1987 1982- 1987

QTLKH = ĐTL x K

Trong đó: QTLKH : Quỹ lương kế hoạch của doanh nghiệp 1 năm

ĐTL: Đơn giá tiền lương ( định mức chi phí tiền lương/ 1đơn vị sản phẩm ) K : khối lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm kế hoạch

Phương pháp này đã mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất và tiền lương.

3. Phương pháp tổng thu trừ tổng chi (1988- 1989- 1990)

Cách tính:

QTL + K = ( C + V + m ) - {( C + C2 ) + các khoản phải nộp ] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

QTL+ K: Quỹ tiền lương và các quỹ khác của doanh nghiệp

Sau khi lấy tổng thu trừ tổng chi số còn lại được chia làm 2 loại: Quỹ lương và các quỹ khác

Nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thì tiền lương cao và ngược lại

Xây dựng quỹ lương theo phương pháp này giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn động viên vật chất đối với người lao động

4. Phương pháp xác định quỹ lương căn cứ vào đơn giá lương

Cuối năm 1990 theo quyết định 317/C.T của chủ tịch hội đồng bộ trưởng Ngày 1/9/1990 việc xác định quỹ lương có một số thay đổi: Doanh nghiệp tự xây dựng đơn giá tiền lương, cấp trên xét duyệt.

+ Sản phẩm do Nhà nước định giá

Đơn giá tiền lương = Tiền lương tuyệt đối / 1 đơn vị sản phẩm Đơn giá tiền lương = Tỷ lệ tiền lương / Tổng doanh thu

Đơn giá tiền lương = Tỷ lệ tiền lương / Giá bán 1 đơn vị sản phẩm Đơn giá tiền lương = Tỷ lệ tiền lương / Tổng doanh thu

Tiền thưởng: phải là nguồn còn lại sau khi đã trừ các khoản nộp nghĩa vụ và trích

lập các quỹ hợp lý. Quỹ thưởng không được phép > 50% quỹ tiền lương thực hiện, tiền thưởng của giám đốc không được lớn hơn 3 lần tiền lương, thưởng bình quân trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu kinh tế và quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (Trang 71)