Cơ chế quản lý khác nhau tạo ra phương pháp quản lý và tác phong lãnh đạo khác nhau của người giám đốc. Cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp lấy hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, lấy phục tùng ý chí của cấp trên làm mục tiêu đã
tạo ra phương pháp quản lý và tác phong lãnh đạo của giám đốc mang nặng tính chất bao cấp thụ động trông chờ.
Khi chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường lấy hiệu quả kinh tế –xã hội lầm đầu, vai trò tự chịu trách nhiệm của giám đốc đã tăng lên buộc giám đốc phải thay đổi phương pháp quản lý và tác phong lãnh đạo. Có nhiều phương pháp quản trị doanh nghiệp. Chung quy lại có 5 phương pháp cơ bản là:
- Phương pháp phân quyền. - Phương pháp tổ chức giáo dục. - Phương pháp hành chính. - Phương pháp kinh tế.
- Phương pháp tâm lý xã hội. 1. Phương pháp phân quyền:
Người lãnh đạo là người có thông tin và là người có quyền quyết định. Nhưng người lãnh đạo không thể ôm tất cả các công việc, tự quyết định hết mọi vấn đề. Giám đốc cần phải tập trung cần phải tập trung giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phân quyền thực chất là sự ủy quyền định đoạt của giám đốc cho cấp dưới
Có 4 phương pháp phân quyền:
Phân quyền dọc: Quyền định đoạt chia cho các cấp dưới theo phương pháp quản lý trực tuyến
Phân quyền ngang: là quyền định đoạt được chia cho các cấp chức năng, phù hợp với các phòng ban khác nhau
Phân quyền chọn lọc: Một số công việc thật quan trọng do giám đốc quyết định, còn một số công việc khác giao cho các bộ phận đảm nhiệm
Phân quyền toàn bộ: Một cấp quản trị nào đó có quyền quyết định toàn bộ công việc trong khung giới aạn nhất định
Ví dụ: Những đơn hàng, hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 10 triệu đồng có thể giao cho trưởng phòng kinh doanh tòan quyền quyết định
Phân quyền là phương pháp quản lý khoa học của giám đốc để giải phóng giám đốc khỏi những việc mà những người dưới quyền có thể làm được.
2. Phương pháp giáo dục:
a. Khái niệm: Phương pháp giáo dục là phương pháp tác động về mặt tinh thần để vừa động viên vừa giáo dục người lao động
b. Ý nghĩa: Phương pháp tạo ra sự tự giác, hăng hái nhiệt tình trong lao động sản xuất
- Có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng con người lao động mới
c. Nội dung và hình thức:
Nội dung: Gắn giáo dục chính trị tư tưởng với sản xuất, với việc phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả quản lý
- Giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật nhằm gắn nhiệt tình cách mạng của người lao động động với những hiểu biết khoa học.
- Giáo dục kiến thức kinh tế và quản lý kinh tế
Hình thức: Giáo dục trong quá trình lao động sản xuất, thông qua các phương tiện thông tin tuyên truyền, thông qua các hội nghị, hội thi tay nghề, hoặc thông qua các trường lớp bồi dưỡng kiến thức trực tiếp về kỹ thuật, về quản lý kinh tế 3. Phương pháp hành chính:
a. Khái niệm: Phương pháp hành chính là phương pháp tác động trực tiếp có tính chất pháp lệnh bắt buộc
Đặc trưng của phương pháp hành chính là tính chất bắt buộc bằng các quyết định dứt khoát, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, Như nội quy sử dụng thời gian làm việc, nội quy ra vào doanh nghiệp, các quy định về an toàn lao động, bảo hộ lao động v.v…
b. Ý nghĩa của phương pháp:
Đảm bảo cho sự quản lý được thống nhất từ trên xuống dưới
Cho phép đảm bảo sự thống nhất ý trí và cho phép đoàn kết mọi người lao động thành một tập thể vững chắùc, đảm bảo cho bộ máy quản lý làm việc 1 cách chính xác
Phương pháp quản lý hành chính không mâu thuẫn với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính tập trung quan liêu bao cấp bởi cơ chế này lấy quản lý hành chính là cơ bản quyết định.
4. Phương pháp kinh tế:
A. Khái niệm: Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động có mục đích đến lợi ích kinh tế, trên cơ sở sử dụng các đòn bẩy kinh tế, nhằm hướng đối tượng quản lý vào việc giải quyết các nhiệm vụ đề ra một cách sáng tạo, không cần có sự tác động thường xuyên trực tiếp của cấp trên về mặt hành chính
Nhận xét: Phương pháp kinh tế tác động gián tiếp lên đối tượng quản lý, nó mở ra các giải pháp khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Phương pháp kinh tế đòi hỏi tính tự giác quản lý cao
Tác độïng của phương pháp kinh tế được sử dụng trên cơ sở sử dụng các đòn bẩy kinh tế như giá cả, tiền lương, lợi nhuận… tức là nó gắn chặt với các quan hệ hàng hóa tiền tệ, vì vậy muốn mở rộng phương pháp kinh tế phải mở rộng các quan hệ kinh tế thị trường
B. Ý nghĩa: Phương pháp kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để kết hợp 3 lợi ích: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động
Thông qua việc khuyến khích vật chất người lao động tạo ra sự chủ động sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ
5. Phương pháp tâm lý xã hội:
A. Khái niệm: Phương pháp tâm lý xã hội là hướng những quyết định đến các mục tiêu phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người
Sử dụng phương pháp này đòi hỏi người giám đốc phải đi sâu tìm hiểu để nắm được tâm tư nguyện vọng, sở trường của những người lao động. Trên cơ sở đó sắp xếp, bố trí, sử dụng họ đảm bảo phát huy hết tài năng, sáng tạo của họ. Trong nhiều trường hợp người lao động làm việc hăng say hơn cả trường hợp động viên khuyế khích về kinh tế
6. Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý
+ Bản thân các quy luật kinh tế tác động tổng hợp đến sản xuất, đòi hỏi các phương pháp quản lý vốn là cách thức vận dụng các quy luật kinh tế phải sử dụng tổng hợp các phương pháp
+ Sản xuất và hệ thống quản lý bao hàm sự thống nhất tất cả các quan hệ về kinh tế- chính trị- luật pháp- tôn giaó phải sử dụng tổng hợp các phương pháp
+ Tất cả các phương pháp quản lý đều tác động đến con người mà bản thân con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội phải sử dụng tổng hợp các phương pháp
+ Mỗi phương pháp quản lý đều có những giới hạn nhất định, do đó muốn giải quyết công việc một cách toàn diện có hiệu quả cao cần phải sử dụng tổng hợp các phương pháp
CHƯƠNG 5
TỔ CHỨC TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN