THÂM CANH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1 Khái niệm chung về thâm canh.

Một phần của tài liệu kinh tế và quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (Trang 25)

1. Khái niệm chung về thâm canh.

Lịch sử phát triển của sản xuất cũng như thực tế đã chứng minh rằng chỉ có hai con đường để phát triển nền nông nghiệp nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng, đó là quảng canh và thâm canh.

Quảng canh là phương thức sản xuất chủ yếu dựa vào việc mở rộng diện tích và khai thác độ phì nhiêu tự nhiên của đất đai để tăng thêm sản phẩm.

Thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm mục đích tăng thêm sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích mặt nước với giá thành hạ, bằng cách đầu tư thêm tư liệu sản xuất, lao động, kỹ thuật một cách hợp lý trên 1 đơn vị diện tích mặt nước.

Nhu cầu về sản phẩm thủy sản ngày một tăng, do dân số trên thế giới ngày càng tăng và do xã hội ngày càng phát triển dẫn tới nhu cầu của mỗi thành viên trong xã hội về các loại sản phẩm thủy sản cũng tăng.

Thâm canh là một tất yếu khách quan do đặc điểm của đất đai là diện tích có hạn, song khả năng sản xuất của nó lại không có giới hạn.

Sự khác nhau giữa thâm canh hay không thâm canh và trình độ thâm canh là sự khác nhau về hao phí sản xuất và sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích mặt nước

Thâm canh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Điều kiện tự nhiên (đất đai diện tích mặt nước, khí hậu, thời tiết …), điều kiện kinh tế (cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, điều kiện giao thông, trình độ cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện, nước …), điều kiện xã hội (trình độ dân trí, các chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của Đảng và Nhà nước)

Thâm canh còn có liên quan chặt chẽ đến cách mạng khoa học- kỹ thuật. Những tiến bộ khoa học- kỹ thuật tạo điều kiện vật chất để đẩy mạnh thâm canh. Theo lãnh tụ cách mạng vô sản thế giới V.Lê- nin: “Nếu như kỹ thuật không thay đổi thì việc đầu tư không thể làm được hoặc có thể làm được cũng ở trong một

giới hạn chật hẹp.

2. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ thâm canh

Thâm canh cần đảm bảo: sản xuất ra nhiều sản phẩm thủy sản có chất lượng cao trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất cho một đơn vị sản phẩm. Các chỉ tiêu biểu hiện trình độ thâm canh bao gồm:

- Tổng giá trị lao động và tư liệu sản xuất đầu tư trên một đơn vị diện tích mặt nước

- Số lao động hao phí trên một đơn vị diện tích mặt nước.

- Số tư liệu sản xuất quy thành giá trị đầu tư trên một đơn vị diện tích mặt nước - Số máy bơm nước, số máy đảo khí đầu tư trên một đơn vị diện tích mặt nước - Số lượng phân bón, hóa chất các loại đầu tư trên một đơn vị diện tích mặt nước. - Mật độ giống thả trên một đơn vị diện tích mặt nước.

- Sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích mặt nước.(Năng suất diện tích mặt nước)

Sản lượng thu hoạch Năng suất =

Diện tích mặt nước nuôi trồng

3. Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất A. Giá trị sản xuất ( GO ) A. Giá trị sản xuất ( GO )    n i i iP Q GO 1

Trong đó: GO là giá trị sản xuất. Qi là khối lượng sản phảm thứ i

Pi là giá trị của sản phẩm i tương ứng.

B. Giá tri gia tăng (VA)

ICGO GO VA  

Trong đó:VA là giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm. IC là chi phí trung gian

Một phần của tài liệu kinh tế và quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (Trang 25)