Phương pháp 1: Cộng số người làm việc trong các tháng (kể cả người ngoài tuổi lao động được chuyển sang thành người có khả năng lao động) sau đó chia cho tổng số 12 tháng.
Phương pháp 2: Lấy tổng số ngày lao động (ngày- người) đã tiêu phí trong năm của doanh nghiệp chia cho thời gian lao động theo quy định trong năm của một lao động.
Các chỉ tiêu tính năng suất lao động:
- Năng suất lao động năm: Số lượng sản phẩm 1 lao động sản xuất ra trong 1 năm
Năng suất lao động ngày: Số lượng sản phẩm 1 lao động sản xuất ra trong 1 ngày
Năng suất lao động giờ : Số lượng sản phẩm 1 lao động sản xuất ra trong 1 giờ
Để đánh giá từng khâu công việc trong nuôi trồng thủy sản người ta còn dùng chỉ tiêu hiệu suất công tác.
Khối lượng công việc đã hoàn thành H=
Thời gian lao động hao phí
Hiệu suất công tác tăng có khi không tỷ lệ với năng suất lao động
III. NỘI DUNG TỔ CHỨC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Xác định nhu cầu lao động của doanh nghiệp
Nhu cầu lao động của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, chủ yếu do phương hướng, quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quy định.
Lao động trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp (lao động quản lý)
Xác định nhu cầu lao động trực tiếp: Lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
Để xác định được nhu cầu lao động trực tiếp của doanh nghiệp chúng ta căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, căn cứ vào các định mức lao động để tính toán cho phù hợp
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng Số lao động của
doanh nghiệp = Mức đảm phụ diện tích mặt nước của 1 công nhân
Sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Số lao động của
doanh nghiệp = Định mức sản lượng của 1 lao động
2. Các căn cứ lựa chọn hình thức tổ chức lao động trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản trồng thủy sản
Để lựa chọn hình thức tổ chức lao động trong doanh nghiệp chúng ta phải căn cứ vào:
- Phương hướng sản xuất và quy mô của doanh nghiệp
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành, từng đối tượng nuôi - Trình độ tổ chức quản lý của ban giám đốc doanh nghiệp - Trình độ kỹ năng của người lao động
- Trình độ và quy mô trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
3. Tổ chức hợp lý các quá trình lao động trong doanh nghiệp
Tổ chức hợp lý các quá trình lao động trong doanh nghiệp nhằm lợi dụng kỹ năng lao động và kinh nghiệm sản xuất của người lao động, tạo điều kiện giảm nhẹ cường độ lao động, tiết kiệm hao phí sức lao động. Khi tổ chức quá trình lao động phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bảo đảm số lượng và chất lượng công việc theo đúng yêu cầu kỹ thuật - Áp dụng được những kỹ thuật sản xuất tiên tiến, máy móc thiết bị có
năng suất cao
- Cải thiện được điều kiện lao động và đảm bảo an toàn lao động.
Khi tổ chức các quá trình lao động phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
+ Cân đối trong quá trình lao động: Phải quy định số lượng và chất lượng
giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tương lao động theo một tỷ lệ cân đối, để toàn bộ công việc hoàn thành theo đúng thời gian và chất lượng quy định
+ Ăn khớp và nhịp nhàng trong quá trình lao động: Các công việc cần tiến
hành theo một tốc độ và nhịp độ thống nhất, nhịp nhàng với nhau, Mỗi công việc phải hoàn thành theo đúng thời gian và chất lượng quy định
+ Liên tục trong quá trình lao động: Mọi công việc phải được tiến hành
liên tục không bị gián đoạn trong sản xuất.
4. Một số biện pháp chủ yếu để sử dụng đầy đủ và hợp lý mọi nguồn lao động trong doanh nghiệp trong doanh nghiệp
- Xác định đúng đắn phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Có chế độ tiền lương hợp lý
- Cải tiến và áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức lao động khoa học và các công cụ lao động thích hợp.
Không ngừng đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học- kỹ thuật và tay nghề cho người lao động.
CHƯƠNG VII
TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG TRONG CÁC DOANH