Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản là 1 đơn vị sản xuất cơ sở của nền kinh tế quốc dân gồm tập thể những người lao động, được trang bị đất đai diện tích mặt nước, vốn, máy móc thiết bị… để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi. Nói một cách khái quát, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản là một tổ chức kinh tế có đầy đủ tư cách pháp nhân, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai diện tích mặt nước, tiến hành nuôi trồng các loài động thực vật thủy sản có giá trị kinh tế, hạch toán kinh tế độc lập và sản xuất kinh doanh có lãi. Các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của một doanh nghiệp nói chung tuy nhiên nó có sự khác biệt với các doanh nghiệp khác về nội dung và phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh.
1. DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NHÀ NƯỚC. 1.1. Khái niệm, đặc trưng và nhiệm vụ của doanh nghiệp Nhà nước 1.1. Khái niệm, đặc trưng và nhiệm vụ của doanh nghiệp Nhà nước
A. Khái niệm: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước
sở hữu trên 50% vốn điều lệ
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Nhà nước là loại hình doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý, với tư cách chủ sở hữu doanh nghiệp, là pháp nhân kinh tế, hoạt độïng theo luật pháp, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Lợi thế của doanh nghiệp Nhà nước là được nhà nước đầu tư vốn và quản lý, nhưng từ đó cũng dễ phát sinh tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, dễ sinh ra các mặt tiêu cực như tham nhũng, lãng phí tài sản của Nhà nước. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho nhiều doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.
B. Nhiệm vụ của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Nhà nước
+ Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. + Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện việc phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa khoa học- kỹ thuật và chuyên môn cho cán bộ viên chức của doanh nghiệp.
+ Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng.
Các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng (Luật doanh nghiệp Nhà nước tháng 4 năm 1995).
1.2. Đổi mới các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Nhà nước
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Nhà nước có nhiều loại: các đơn vị quốc doanh sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản, các trại và các trung tâm sản xuất và cung cấp tôm cá giống, các xí nghiệp chế biến thức ăn …Các doanh nghiệp Nhà nước đó có trình độ phát triển và có hiệu quả khác nhau nên có phương hướng đổi mới khác nhau.
- Những doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản đang sản xuất kinh doanh những mặt hàng xuất khẩu quan trọng, có hiệu quả có tích lũy để tái sản xuất mở rộâng, có khả năng tiếp tục phát triển thì được đăng ký lại theo nghị định 338/HĐBT.
- Những doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tuy đạt hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng có vị trí quan trọng đối với kinh tế xã hội của vùng, có khả năng phát triển với hiệu quả kinh tế cao hơn thì được đăng ký lại theo nghị định 338/HĐBT.
- Những doanh nghiệp yếu kém, làm ăn thua lỗ kéo dài, không có khả năng phát triển thì giải thể theo quy định chung của Nhà nước. Doanh nghiệp phải kiểm kê và bảo quản vốn, tài sản theo quy định hiện hành, làm thủ tục giao đất đai diện tích mặt nước lại cho chính quyền địa phương để giao đất ổn định lâu dài cho các hộ nông dân sản xuất.
2. DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẬP THỂ
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tập thể có các loại hình khác nhau như hợp tác xã, tổ sản xuất, tập đoàn sản xuất, tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản
2.1. Khái niệm và đăc trưng.
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tập thể là tổ chức kinh tế tự chủ do người dân tự nguyện góp vốn, công sức xây dựng lên, nhằm giúp đỡ nhau trong sản xuất và kinh doanh, hoạt động theo pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống của ngư dân và phát triển đất nước.
Luật hợp tác xã ban hành ngày 3/4/1996 đã định nghĩa: hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hoạt độïng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Qua khái niệm trên chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp tập thể nuôi trồng thủy sản:
- Tính chất tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi của nông dân nhằm giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
- Tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật.