QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUY MÔ DOANH NGHIỆP 1 Tập trung hóa sản xuất.

Một phần của tài liệu kinh tế và quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (Trang 35)

A. Tập trung hóa.

Chuyên môn hóa, tập trung hóa, hiệp tác hóa…là những nội dung chủ yếu của quá trình sản xuất gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.

Tập trung hóa là quá trình tập trung các yếu tố sản xuất như: đất đai diện tích mặt nước, lao động và tư liệu sản xuất để nâng cao quy mô sản xuất sản phẩm. Quá trình đó có thể diễn ra cả về chiều rộng (tăng số lượng các yếu tố sản xuất ) và có thể về chiều sâu (tăng chất lượng các yếu tố sản xuất –hay quá trình tích tụ các yếu tố sản xuất ).

Tập trung hóa trong nuôi trồng thủy sản trước hết phải là quá trình tập trung hóa về đất đai diện tích mặt nước, bởi vì không có đất đai diện tích mặt nước thì không có quá trình sản xuất thủy sản. Mức độ tập trung đất đai diện tích mặt nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách của nhà nước, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội, trình độ tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp.

Tập trung hóa đất đai diện tích mặt nước gắn liền với quá trình tập trung các yếu tố sản xuất khác như: lao động, tư liệu lao động sao cho giữa các yếu tố đó có sự phối hợp chặt chẽ nhất để có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhất. Như vậy xét về bản chất thì tập trung hóa chính là sự tập trung về quy mô sản xuất kinh doanh.

Tập trung hóa sản xuất làm cho quy mô sản xuất kinh doanh mở rộng. Nó tạo điều kiện thuận lợi nhằm sử dụng tốt hơn, có hiệu quả hơn hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và áp dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất.

môn hóa một ngành nào đó thì ngành đó phải có sự tập trung hóa nhất định. Nói cách khác, tập trung hóa trong doanh nghiệp diễn ra ở tất cả các ngành nhưng trước tiên diễn ra ở ngành chuyên môn hóa, ngành sản xuất chính

B. Quy mô sản xuất kinh doanh

Quy mô sản xuất kinh doanh của ngành biểu hiện mức độ tập trung các yếu tố sản xuất như đất đai diện tích mặt nước, lao động, tư liệu sản xuất trên một phạm vi không gian và trong khoảng thời gian nhất định để tạo ra một khối lượng sản phẩm tương ứng. Quy mô sản xuất kinh doanh của ngành phản ánh tiêu tập trung nhất mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất và sản phẩm sản xuất ra. Mối quan hệ đó được biểu thị qua hàm sản xuất sau:

Q = f(x1,x2…xn).

Q là khối lượng sản phẩm sản xuất. X1,X2…Xn là lượng các yếu tố đầu vào.

Hiện nay người ta đã chứng minh mức sản lượng Q tối ưu chỉ đạt khi chi phí biên bằng doanh thu biên. Như vậy quy mô sản xuất kinh doanh của ngành cũng có những giới hạn nhất định. Việc xác định quy mô sản xuất hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao.

2. Quy mô doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản.

A. Khái niệm, ý nghĩa và các chỉ tiêu biểu hiện quy mô doanh nghiệp.

- Khái niệm: Quy mô doanh nghiệp là tổng hợp quy mô sản xuất kinh doanh của các ngành trong doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp không chỉ là con số cộng các ngành, nó còn là sự kết hợp giữa các ngành, giữa các yếu tố sản xuất để có quy mô tổng thể hợp lý nói cách khác quy mô doanh nghiệp biểu hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Việc lựa chọn quy mô doanh nghiệp hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện phương hướng sản xuất kinh doanh, trong việc hợp lý hóa sản xuất nhằm giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận.

Các chỉ tiêu biểu hiện quy mô của doanh nghiệp + Chỉ tiêu trực tiếp

Giá trị tổng sản lượng: là chỉ tiêu trực tiếp và quan trọng nhất biểu hiện quy mô của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó biểu hiện cụ thể năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Giá trị tổng sản lượng bao gồm toàn bộ giá trị khối lượng sản phẩm của các ngành trong doanh nghiệp tạo ra trong năm. Nó phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của các ngành trong doanh nghiệp.

Lưu ý: khi dùng chỉ tiêu này phải xem xét nó trong nhiều năm nhằm loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên như giá cả sản phẩm và điều kiện tự nhiên …

Giá trị sản phẩm hàng hóa: chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong giai

đoạn hiện nay, khi mà ngành nuôi trồng thủy sản đang chuyển dần từ sản xuất tự nhiên, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Dĩ nhiên khi trình độ sản xuất hàng hóa ở mức cao như nuôi tôm sú thì chỉ tiêu này gần với chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng.

+ Chỉ tiêu gián tiếp

+ Đất đai diện tích mặt nước: Đây là một chỉ tiêu gián tiếp bởi vì không phải lúc nào diện tích mặt nước lớn thì quy mô doanh nghiệp lớn, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi sự phát triển khoa học- kỹ thuật, trình độ thâm canh đã đạt đến mức cao. Tuy nhiên chỉ tiêu đất đai diện tích mặt nước cũng là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh khả năng sản xuất của doanh nghiệp thủy sản. Diện tích mặt nước nhiều thì khả năng khai thác diện tích mặt nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh lớn, quy mô doanh nghiệp lớn và ngược lại.

+ Số lượng lao động, giá trị tư liệu sản xuất, giá trị tài sản cố định.

Các chỉ tiêu gián tiếp phản ánh từng mặt quy mô. Khi dùng các chỉ tiêu này phải chú ý xem xét các yếu tố khác như trình độ thâm canh, kỹ thuật canh tác, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật. Các chỉ tiêu gián tiếp có tác dụng hhỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ cho các chỉ tiêu trực tiếp để đánh giá chính xác nhất quy mô của các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản.

B. Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô và vấn đề điều chỉnh quy mô doanh nghiệp + Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô doanh nghiệp + Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp chụi ảnh hưởng của nhiêu nhân tố khác nhau: phương hướng sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, sức lao động và trình độ người lao động.

- Phương hướng sản xuất kinh doanh: Phương hướng sản xuất kinh doanh phản ánh hướng chuyên môn hóa, quy mô doanh nghiệp phản ánh trình độ tập trung hóa. vì vậy mối quan hệ giữa phương hướng sản xuất kinh doanh và quy mô doanh nghiệp thực chất là biểu hiện mối quan hệ giữa chuyên môn hóa và tập trung hóa. Phương hướng sản xuất kinh doanh khác nhau thì quy mô cũng khác nhau. Những doanh nghiệp có trình độ thâm canh cao thì năng lực sản xuất lớn và ngược lại.

- Trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật: Có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, tức là làm tăng quy mô của các doanh nghiệp.

- Sức lao động và trình độ người lao động: Đây là một nhân tố có tác động giống như nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật, bởi chúng đều là nhân tố hợp thành quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên ở đây cần tính đến cả trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức quản lý là nhân tố đặc biệt có thể làm tăng hoặc giảm năng lực sản xuất vốn có của doanh nghiệp.

Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội, quy mô của các doanh nghiệp có sự thay đổi. những doanh nghiệp làm ăn khá (có tích lũy) thì quy mô ngày càng mở rộng. những doanh nghiệp làm ăn kém (thua lỗ kéo dài) thì phải thu hẹp quy mô hoặc phá sản.

Một phần của tài liệu kinh tế và quản lý doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)